Zalo

Mối liên quan giữa béo phì và bệnh tim mạch

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Béo phì là một tình trạng bệnh lý đang được xem là “đại dịch” của xã hội mới với số lượng người mắc đang tăng lên theo từng ngày. Ngoài thừa cân, béo phì còn là yếu tố nguy cơ cho nhiều bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt phải kể đến bệnh tim mạch. Vậy mối liên quan giữa béo phì và bệnh tim mạch là gì và có cách nào để hạn chế hậu quả của béo phì lên hệ tim mạch?

1. Mối liên quan giữa béo phì và bệnh tim mạch

Béo phì đã trở thành một vấn đề sức khỏe ngày càng nghiêm trọng trên toàn thế giới, tỷ lệ lưu hành của nó đang gia tăng ở cả các nước phát triển và đang phát triển. Theo dữ liệu của WHO, 39% dân số toàn cầu trên 18 tuổi bị thừa cân và trong số này, 13% bị béo phì. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối liên quan giữa béo phì và bệnh tim mạch (bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim cấp, suy tim, rối loạn nhịp tim và đột tử do tim). Mối liên quan giữa béo phì và tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu và hội chứng ngưng thở khi ngủ cũng đã được chứng minh là làm tăng tỷ lệ mắc các rối loạn tim mạch. Mối liên kết chính của béo phì và bệnh tim mạch đó là tình trạng xơ vữa động mạch. Nhiều chi tiết về quá trình sinh lý bệnh của bệnh béo phì và xơ vữa động mạch đã được phát hiện gần đây. Trước đây, cả hai bệnh đều được coi là rối loạn dự trữ lipid với sự tích tụ triglycerid trong mô mỡ và cholesterol este trong mảng xơ vữa động mạch. Ngày nay, cả béo phì và xơ vữa động mạch đều được coi là tình trạng viêm mãn tính, trong đó việc kích hoạt cả quá trình miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch thích ứng được chỉ định một vai trò quan trọng. Cơ chế bệnh sinh của xơ vữa động mạch từ béo phì được thể hiện qua:

  • Nồng độ các Lipid, Triglyceride, Cholesterol cụ thể là LDL - Cholesterol (mỡ xấu) tăng cao trong máu. Các thành phần này sau đó bị oxy hóa, đồng thời các axit béo tự do kích hoạt quá trình viêm tại thành mạch. 
  • Viêm chịu trách nhiệm cho tất cả các bước dẫn đến xơ vữa động mạch, từ rối loạn chức năng nội mô cho đến việc hình thành các mảng bám trên thành mạch. Mô mỡ giải phóng adipocytokine (ví dụ TNF-α, IL-6, MCP-1, leptin và resistin), gây kháng insulin, rối loạn chức năng nội mô, tăng đông máu và viêm toàn thân, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xơ vữa động mạch diễn ra. Khi thành mạch bị hẹp lại bởi xơ vữa, áp lực máu trên thành mạch sẽ càng lớn, điều này giải thích cho việc béo phì làm tăng huyết áp.
  • Mức C-reactive protein tăng cao trong máu có liên quan đến việc tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, bệnh mạch máu ngoại vi và đái tháo đường. 

Những mối liên quan giữa béo phì và bệnh tim mạch dưới đây sẽ trả lời cho thắc mắc của nhiều người rằng vì sao béo phì gây tăng huyết áp hay béo phì gây khó thở. Béo phì và bệnh mạch vành Tình trạng xơ vữa động mạch có thể được xem là gốc rễ của mối liên kết giữa béo phì và bệnh tim mạch. Tổn thương mạch máu do xơ vữa động mạch ở những bệnh nhân có chỉ số BMI cao thường dễ xảy ra hơn và nặng hơn so với những người có trọng lượng cơ thể bình thường. Nhồi máu cơ tim nằm trong nhóm các bệnh mạch vành thường gặp hơn ở những người béo phì. Các mảng xơ vữa hình thành tại mạch vành (động mạch cung cấp máu chính cho tim) sẽ khiến nguồn máu cung cấp cho tim bị giảm đi, điều này sẽ gây ra tình trạng đau ngực do thiếu máu cơ tim cục bộ. Về sau, khi cách mảng xơ vữa bị vỡ ra sẽ hình thành nên các cục múc đông làm bít tắt hoàn toàn lòng mạch, tình trạng này có thể gây ra nhồi máu cơ tim, đột tử tim. Trọng lượng cơ thể tăng 10 kg làm tăng 12% nguy cơ mắc bệnh động mạch vành, đồng thời, huyết áp tâm thu tăng 3mmHg và hậu quả là huyết áp tâm trương tăng 2,3 mmHg. Hơn nữa, trong trường hợp nhồi máu cơ tim không có ST chênh lên (NSTEMI) ảnh hưởng đến những người trẻ tuổi, thừa cân béo phì có thể được coi là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất, trước cả việc hút thuốc, điều này đồng nghĩa với việc chỉ số BMI càng cao, nhồi máu cơ tim sẽ phát triển càng sớm.

Béo phì và bệnh tim mạch có mối liên hệ với nhau
Béo phì và bệnh tim mạch có mối liên hệ với nhau

Béo phì và suy tim Những thay đổi về cấu trúc và chức năng của tim được quan sát thấy ở bệnh béo phì góp phần làm suy giảm chức năng cơ tim. Béo phì có thể góp phần gây ra suy tim qua các cơ chế trực tiếp và gián tiếp sau:

  • Cơ chế gián tiếp của suy tim có thể giải thích từ việc béo phì gây tăng huyết áp. Béo phì làm tăng huyết áp thông qua sự hình thành các mảng xơ vữa ở động mạch ngoại vi gây chít hẹp lòng mạch. Điều này khiến cơ tim, đặc biệt là ở thất trái tăng co bóp, làm tăng nguy cơ tái tạo cấu trúc và điện học của cơ tim dẫn đến phì đại thất trái. Về lâu dài, tình trạng này có thể khiến cơ tim dần bị suy yếu đi.
  • Các cytokine gây viêm (TNF-a, IL-1, IL-6, IL-8…), được sản xuất nhiều hơn khi béo phì, cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của bệnh suy tim. Các chất trung gian gây viêm và protein giai đoạn cấp tính trong tuần hoàn gây xơ hóa cơ tim, làm tăng độ cứng cơ tim và do đó có thể dẫn đến suy tim.
  • Sự tích tụ của Triglycerid trong cơ tim thường xuyên được quan sát thấy ở những bệnh nhân béo phì có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các chất chuyển hóa độc hại ( ceramide và diacylglycerol), do đó làm tăng quá trình chết theo chương trình của tế bào cơ tim.
  • Tình trạng kháng insulin thường xuyên xuất hiện ở bệnh nhân béo phì có làm giảm khả năng co bóp của cơ tim (đây là biểu hiện của bệnh suy tim).
  • Những thay đổi trong chuyển hóa lipid ở bệnh nhân béo phì làm tăng xơ vữa động mạch và do đó có nguy cơ mắc bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ, điều này đồng nghĩa với việc cơ tim không nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng cũng như oxy. Về lâu dài, tình trạng này sẽ khiến cơ tim bị suy yếu dần và dẫn đến suy tim.
  • Sự tích tụ lipid cơ tim và tăng cường xơ hóa cũng có thể đóng vai trò gây bệnh trong nguồn gốc của các rối loạn nhịp tim khác nhau, có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh suy tim.

Suy tim có rất nhiều dấu hiệu nhận biết, một trong số đó là tình trạng khó thở, điều này giải thích cho việc béo phì gây khó thở. Các nghiên cứu về suy tim cho thấy 32–49% bệnh nhân suy tim bị béo phì và 31–40% bị thừa cân. Trong trường hợp bệnh nhân béo phì và thừa cân, suy tim hình thành sớm hơn 10 năm so với trường hợp bệnh nhân có chỉ số BMI bình thường. Thời gian mắc bệnh béo phì có tương quan chặt chẽ với sự phát triển của bệnh suy tim, sau 20 năm béo phì, tỷ lệ mắc bệnh suy tim tăng 70% và sau 30 năm, tỷ lệ mắc bệnh tăng 90%. Béo phì và rối loạn nhịp tim Nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối liên hệ giữa béo phì và tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim và đột tử do tim. Trong số các rối loạn nhịp tim, rung nhĩ có ý nghĩa lâm sàng cao nhất. Rung nhĩ là nguyên nhân của khoảng 1/3 số ca nhập viện do rối loạn nhịp tim, nó làm tăng đáng kể tỷ lệ mắc bệnh, tử vong và chi phí chăm sóc sức khỏe. Bệnh nhân béo phì có nguy cơ phát triển rung tâm nhĩ cao gấp 1,52 lần so với người có cân nặng bình thường. Đồng thời, ở bệnh nhân rung nhĩ do béo phì, nguy cơ đột tử do tim, đột quỵ não, biến chứng huyết khối tắc mạch và suy tim tăng cao.

Béo phì làm tăng huyết áp và có thể gây rối loạn nhịp tim
Béo phì làm tăng huyết áp và có thể gây rối loạn nhịp tim

2. Cách hạn chế hậu quả của béo phì với hệ tim mạch

Như đã được trình bày ở trên, tình trạng béo phì gây tăng huyết áp hay béo phì gây khó thở… đều là những vấn đề liên quá đến mối quan hệ giữa béo phì và bệnh tim mạch. Dưới đây là những phương pháp nhằm hạn chế những hậu quả của béo phì lên hệ tim mạch:

  • Giảm cân: Giảm cân là điều tiên quyết cũng như là cách tốt nhất để nhằm hạn chế các biến chứng của béo phì lên hệ tim mạch. Các chuyên gia dinh dưỡng đã khẳng định rằng việc giảm được khoảng 5 kg cân nặng có thể giúp mức huyết áp, đường huyết, Cholesterol… giảm xuống một cách rõ rệt. Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn và cùng nhau xây dựng một kế hoạch giảm cân bền vững và hiệu quả.
  • Ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn uống lành mạnh luôn là một phương pháp hỗ trợ hiệu quả cho bất kỳ bệnh lý nào. Hãy ưu tiên những thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau củ, ngũ cốc…cung cấp đủ lượng Protein, chất béo lành mạnh. Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo không lành mạnh, tinh bột…Thực hiện các thói quen ăn uống tốt như ăn chậm nhai kỹ, tránh ăn trong khi làm việc, không ăn khuya, tránh ăn vặt…
  • Hoạt động thể lực: Việc hoạt động thể chất sẽ giúp cơ thể đốt cháy mỡ thừa tốt hơn thông qua việc chuyển hóa mỡ thành năng lượng. Bạn hãy cố gắng dành ra khoảng 20 - 30 phút mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần cho các hoạt động thể chất. Bạn có thể tham gia các bài tập tại phòng gym, chơi thể thao, tập tạ, tập Aerobic, tập Yoga… Hoặc nếu không có thời gian hoặc kinh phí để tập luyện, bạn có thể tăng cường hoạt động thể chất bằng cách thường xuyên thực hiện các công việc trong gia đình như đi chợ, lau nhà cửa, làm vườn, hoặc chỉ đơn giản là đi bộ xung quanh nhà bạn…
  • Uống đủ nước: Nước tham gia vào hầu hết các hoạt động trong cơ thể, trong đó có cả việc chuyển hóa và đào thải mỡ thừa. Ngoài ra, nước còn là một phần quan trọng không thể thiếu cho các chức năng vận chuyển trong hệ tuần hoàn tim mạch. Do vậy, cố gắng uống đủ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày để giúp hạn chế các biến chứng nguy hiểm do béo phì gây ra cho hệ tim mạch.
  • Giảm căng thẳng: Căng thẳng, lo lắng hay stress luôn là một yếu tố khiến tình trạng bệnh tật trở nên nặng nề hơn, nó cũng đúng trong mối liên quan giữa béo phì và bệnh tim mạch. Việc căng thẳng có thể tăng nguy cơ xảy ra tình trạng béo phì làm tăng huyết áp hay béo phì gây khó thở. Hãy cố gắng thư giãn đầu óc bằng cách tham gia các hoạt động ưa thích như chơi thể thao, đọc sách, nói chuyện với bạn bè… hoặc tập Yoga, ngồi thiền, tham gia các buổi tư vấn điều trị tâm lý.
Giảm căng thẳng giúp giảm thiểu hậu quả của béo phì với hệ tim mạch
Giảm căng thẳng giúp giảm thiểu hậu quả của béo phì với hệ tim mạch
  • Bỏ thuốc lá: Thuốc lá là một yếu tố nguy cơ tình trạng béo phì cũng như các bệnh lý tim mạch, việc hút thuốc lá cũng làm tăng khả năng xảy ra những biến chứng tim mạch trên bệnh nhân béo phì. Hãy tập cai thuốc lá hoặc nhờ đến các biện pháp hỗ trợ từ bác sĩ của bạn. Nếu bạn là người không hút thuốc, hãy tránh xa những nơi đang có người hút thuốc.
  • Hạn chế rượu, bia: Rượu bia hay đồ uống có cồn là những thứ cần tránh xa khi bạn đang bị béo phì. Những loại đồ uống này khi sử dụng nhiều không chỉ làm tăng nguy cơ bị béo phì và mắc bệnh lý tim mạch mà còn gây hại không ít cho sức khỏe tổng quát của bạn. Do vậy, hãy tránh xa rượu bia trước khi mọi chuyện trở nên quá muộn.
  • Các phương pháp khác: Khi hạn chế tất cả những biện pháp trên không cải thiện được các nguy cơ bệnh tim mạch trên bệnh nhân béo phì thì các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các phương pháp chuyên sâu hơn như việc sử dụng thuốc hay điều trị phẫu thuật. Các phẫu thuật được gợi ý bao gồm nối thông dạ dày, phẫu thuật tạo hình thắt đai dạ dày, phẫu thuật lấy mỡ…Tuy nhiên, đây chỉ được xem như những biện pháp cuối cùng, vì chúng có thể gây ra những tác dụng phụ hay biến chứng nguy hiểm.

Có thể thấy, béo phì và bệnh tim mạch có một mối liên quan mật thiết với nhau, cụ thể là những người bị béo phì nếu không được kiểm soát tốt có thể dễ gây ra các nguy cơ tim mạch nguy hiểm. Hãy nói chuyện với bác sĩ để xây dựng kế hoạch giảm cân ngay từ bây giờ, để hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm này. Không chỉ gây ra biến chứng bệnh tim mạch mà béo phì còn là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như tiểu đường, bệnh chuyển hóa, làm suy yếu hệ miễn dịch. Giảm cân chính là biện pháp tốt nhất để hạn chế được những biến chứng của căn bệnh này. Liệu pháp tiêu hao năng lượng với công thức độc quyền từ Mỹ là phương pháp giảm cân hoàn toàn mới, giúp tiêu hao mỡ cấp độ tế bào. Khác với các phương pháp giảm cân truyền thống, trước khi thực hiện liệu pháp này người bệnh sẽ được các bác sĩ thăm khám để tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng thừa cân, tiếp đến là lên một kế hoạch cùng chế độ ăn uống khoa học đảm bảo phù hợp với thể trạng từng người. Phương pháp này thực hiện truyền tổ hợp vitamin, khoáng chất thiết yếu để thúc đẩy nhanh quá trình chuyển hóa các tế bào mỡ thừa một cách đồng đều. Nhờ vậy mà tất cả các vùng mỡ thừa trên cơ thể sẽ được loại bỏ hoàn toàn chỉ sau thời gian từ 6-8 tuần áp dụng. Hiện liệu pháp tiêu hao năng lượng đang là cách giảm cân chuyên sâu nhận được những đánh giá tích cực của chuyên gia và cả những người đã thực hiện.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Đặng Phước Bảo xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Bệnh béo phì có mấy cấp độ và chúng khác nhau thế nào?

Bệnh béo phì có mấy cấp độ và chúng khác nhau thế nào?

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Làm cách nào để giảm mỡ nội tạng triệt để?

Làm cách nào để giảm mỡ nội tạng triệt để?

Những thức ăn giảm cân nhanh nhất

Những thức ăn giảm cân nhanh nhất

Nên ăn gì để giảm mỡ trong cơ thể?

Nên ăn gì để giảm mỡ trong cơ thể?

160

Bài viết hữu ích?