Zalo

Bệnh béo phì ảnh hưởng đến xương khớp thế nào?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Béo phì là tình trạng tăng cân quá mức gây ảnh hưởng đến ngoại hình và gia tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý, trong đó có bệnh lý về xương khớp. Cùng tìm hiểu béo phì ảnh hưởng đến xương khớp như thế nào trong bài viết sau đây.

1. Định nghĩa béo phì và các nguyên nhân gây béo phì? 

Béo phì là tình trạng tích tụ mỡ quá mức hoặc bất thường tại nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể kể cả trong nội tạng, gây ra nhiều nguy cơ bệnh lý cho cơ thể.  Chẩn đoán béo phì dựa vào chỉ số khối của cơ thể - chỉ số BMI (Body Mass Index - BMI): được tính bằng cân nặng (kg) chia cho chiều cao (m) bình phương. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), khi chỉ số BMI lớn hơn 25 kg/m2 thì được xem là béo phì.   

Một số nguyên nhân gây ra tình trạng béo phì bao gồm:

  • Chế độ ăn dư thừa năng lượng, lượng calo nạp vào cơ thể lớn hơn nhiều so với lượng calo cơ thể tiêu thụ cho các hoạt động sống hàng ngày. Các loại thức ăn làm tăng cân nhanh như: đồ ăn chế biến sẵn, thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo ngọt, nước ngọt có ga, rượu bia,... 
  • Lười vận động do đặc thù nghề nghiệp hoặc do lối sống tĩnh tại hoặc do một số bệnh lý gây hạn chế vận động (tuổi tác, bệnh lý cơ xương khớp,...). 
  • Yếu tố di truyền cũng đóng vai trò quan trọng trong bệnh lý béo phì. Ở những gia đình có bố mẹ béo phì thì tỷ lệ con cái của họ bị béo phì có thể lên tới 80%.
  • Một số nguyên nhân rối loạn nội tiết trong: Hội chứng Cushing, Hội chứng buồng trứng đa nang, Hội chứng Prader-Willi, U tuyến tụy làm tăng tiết insulin, Bệnh lý tuyến giáp (suy giáp),... cũng làm tăng nguy cơ béo phì.  

Béo phì là bệnh lý chuyển hóa không chỉ gây tăng cân đơn thuần mà còn là yếu tố nguy cơ để dẫn đến hàng loạt bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tính mạng của người bệnh. Cụ thể:

  • Béo phì gây ra nhiều hội chứng chuyển hóa như: đái tháo đường type IItiền đái tháo đường, rối loạn lipid máu, rối loạn chuyển hóa acid uric (gây bệnh gout),...
  • Gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch: tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,... 
  • Ảnh hưởng đến chức năng hệ tiêu hóa, gây các bệnh lý: gan nhiễm mỡ, sỏi túi mật, viêm tụy cấp, trào ngược dạ dày - thực quản,...
  • Các biến chứng tại đường hô hấp: suy chức năng hô hấp, ngưng thở khi ngủ,...
  • Đục thủy tinh thể ở mắt (liên quan đến sự đề kháng insulin), giảm khả năng sinh dục, rối loạn kinh nguyệt, rạn da, tăng nguy cơ ung thư,... 
  • Béo phì gây đau khớp và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về cơ xương khớp. 
Béo phì ảnh hưởng đến xương khớp
Béo phì ảnh hưởng đến xương khớp

2. Vậy béo phì ảnh hưởng đến xương khớp như thế nào?

Tăng cân, béo phì làm thay đổi hệ thống trục cơ thể, làm hệ xương khớp chịu áp lực lớn và dễ tổn thương làm tăng nguy cơ xuất hiện bệnh lý:

  • Đau xương khớp vì thừa cân: nguyên nhân do sự tích tụ mỡ quanh các bó cơ, làm cơ phải liên tục căng, co kéo khớp và kém co giãn dẫn đến tình mỏi cơ, đau xương khớp. 
  • Thoái hóa khớp: Khi các khớp chịu lực kéo dài, đặc biệt là các khớp lớn như khớp háng, khớp gối, cột sống thắt lưng,... làm sụn khớp dễ bị tổn thương, nứt gãy, khi sụn khớp tổn thương làm xương dưới sụn bị ăn mòn, dẫn đến hẹp khe khớp, lâu dần dẫn đến thoái hóa và tăng nguy cơ chấn thương, té gãy. 
  • Viêm khớp dạng thấp: Hàm lượng chất béo trong cơ thể tăng cao ở bệnh nhân béo phì sẽ kích thích quá trình viêm phát triển. Thừa cân gây đau khớp nhiều trong bệnh lý viêm khớp dạng thấp so với bệnh nhân có cân nặng trung bình. 
  • Thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống: những người có cân nặng quá lớn khiến cột sống phải chịu áp lực cao, làm bao xơ bảo vệ đĩa đệm dễ bị mài mòn, dần dần bao xơ mỏng dần và gây thoát vị. Khi cột sống không còn vững sẽ dẫn đến tình trạng lệch hoặc trượt đốt sống khỏi vị trí ban đầu.
  • Loãng xương: Béo phì luôn đi kèm với tăng cholesterol máu, khi nồng độ LDL - Cholesterol tăng cao dẫn đến mật độ xương giảm, gây ra loãng xương. Cholesterol tăng cao thường kéo theo sự tăng tổng hợp acid uric gây bệnh gout. 
Thừa cân gây đau khớp và làm gia tăng các bệnh lý khác
Thừa cân gây đau khớp và làm gia tăng các bệnh lý khác

3. Một số phương pháp giảm cân an toàn để ngăn ngừa các tác hại của béo phì 

Chính vì những hậu quả trên của béo phì, việc giảm cân là vô cùng quan trọng và cần thiết. Một số phương pháp giảm cân an toàn để bảo vệ hệ xương khớp và ngăn ngừa các biến chứng xấu cho cơ thể gồm: 

  • Chế độ ăn giảm calo: đảm bảo lượng calo đưa vào phải thấp hơn nhu cầu sử dụng của cơ thể, để tăng huy động năng lượng từ các mô mỡ. Bữa ăn hàng ngày nên giảm lượng carbohydrate và lipid, tăng cường rau xanh, chất xơ và các loại tinh bột chuyển hóa chậm. Bạn nên có sự tư vấn về thực đơn dinh dưỡng từ các chuyên gia để đảm bảo cân bằng các nhóm chất mà không gây tăng cân thêm. 
  • Tăng cường tập luyện: các vận động thể chất, tập luyện thể dục sẽ giúp cơ thể sử dụng nguồn năng lượng dư thừa tích tụ ở các mô mỡ. Không những giúp giảm cân, thể dục giúp săn chắc cơ bắp và cải thiện các chỉ số huyết áp, đường huyết, lipid máu.  
  • Nếu thay đổi chế độ ăn uống và tập luyện cải thiện cân nặng không đáng kể, bệnh nhân có những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe thì cân nhắc lựa chọn phương pháp điều trị béo phì bằng thuốc hoặc các can thiệp ngoại khoa khác (đặt bóng vào dạ dày, khâu nhỏ dạ dày, phẫu thuật lấy mỡ bụng,...).  

Như vậy, béo phì làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý cơ xương khớp và làm nặng nề thêm tình trạng bệnh lý xương khớp trước đó. Biện pháp tốt nhất để giảm cân điều trị béo phì là có một chế độ ăn uống cân bằng phối hợp với chế độ tập luyện khoa học. 

Ngoài ra bạn có thể tham khảo một phương pháp giảm cân hoàn toàn mới là liệu pháp tiêu hao năng lượng với công thức độc quyền từ Mỹ. Với phương pháp này thì những người đang trong có thể trạng thừa cân, béo bụng và béo phì không cần phải thực hiện các phương pháp thủ thuật phẫu thuật xâm lấn, thay vào đó là tiến hành truyền các dung dịch làm tiêu hao năng lượng với các loại vitamin nhóm B, C và khoáng chất selen. Đây là tổ hợp các chất có công dụng tốt đối với quá trình chuyển hóa mỡ thừa trong cơ thể thành năng lượng ATP một cách mạnh mẽ. Qua đó, thực hiện phương pháp này có vai trò phục vụ cho các hoạt động hàng ngày. Lượng mỡ dư thừa trong cơ thể người bao gồm cả mỡ nội tạng đều sẽ được tham gia vào chuyển hóa. Thông qua đó mà phương pháp này không chỉ có tác dụng giảm mỡ bụng mà còn giúp chúng ta giảm cân đồng đều.  

Ngoài ra, phương pháp này cũng là phương pháp giảm cân chuẩn y khoa hiện đại nhất mà bạn sẽ được bác sĩ điều trị trực tiếp thăm khám. Sau đó, các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng liên quan công dụng nhằm đánh giá sau đó mới được đưa ra chỉ định truyền dịch phù hợp với thể trạng sức khỏe và nhu cầu cụ thể đối với từng cá nhân. 

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Tôn Nữ Thảo Vy xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Cơ chế đốt mỡ của phương pháp giảm cân nhịn ăn gián đoạn

Cơ chế đốt mỡ của phương pháp giảm cân nhịn ăn gián đoạn

Chế độ ăn cho người gan nhiễm mỡ độ 1

Chế độ ăn cho người gan nhiễm mỡ độ 1

Nhịn ăn gián đoạn có tốt không?

Nhịn ăn gián đoạn có tốt không?

Các cách giảm cân mà không cần nhịn ăn khắc nghiệt

Các cách giảm cân mà không cần nhịn ăn khắc nghiệt

Cách lập kế hoạch nhịn ăn gián đoạn 16/8

Cách lập kế hoạch nhịn ăn gián đoạn 16/8

38

Bài viết hữu ích?