Mỡ nội tạng còn có tên gọi khác là mỡ ẩn. Đây là lượng chất béo bao bọc tại vị trí các cơ quan nội tạng sâu bên trong bụng, trong đó có cả gan và ruột. Lượng mỡ này chiếm tỷ lệ khoảng 1/10 tổng lượng chất béo có trong cơ thể của mỗi người.
Thông thường, mỗi người sẽ tự cảm nhận được chất béo ở dưới da mình thông qua hành động véo da. Phần chất béo còn lại được xem là mỡ ẩn và chúng có thể khiến cho bụng của bạn nhô ra to hơn bình thường.
Chất béo được tích tụ lại trong cơ thể khi bạn có chế độ ăn giúp hấp thụ lượng lớn calo trong khi các hoạt động thể chất không thể tiêu hao hết nguồn năng lượng ấy. Tùy theo đối tượng mà cơ chế tích tụ mỡ bụng có phần khác nhau như:
Khi cơ thể tích tụ quá nhiều chất béo, bất kể là loại gì thì cũng có thể gây ra những tác động xấu đến sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, mỡ nội tạng có khả năng gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng hơn so với mỡ dưới da. Trong đó có thể kể đến một số bệnh phổ biến thường gặp như bệnh tim mạch, Alzheimer, đái tháo đường type 2, đột quỵ và cholesterol máu cao.
Ngoài ra, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng mỡ nội tạng có thể sản xuất ra một số loại protein gây viêm hoặc xơ vữa mạch máu. Điều này có thể dẫn đến tình trạng tăng huyết áp hoặc các vấn đề về tim mạch khác.
Câu hỏi thường được nhiều người đặt ra đó là “làm sao để đo lường được lượng mỡ nội tạng của mình?”. Câu trả lời là dựa vào các chỉ số mỡ nội tạng, cụ thể:
Đây là phương pháp đơn giản nhất giúp bạn có thể ước tính sơ bộ bằng cách quấn quanh vòng eo bằng thước dây. Giới hạn cảnh báo mỡ nội tạng đối với phụ nữ là trên 35 inch và nam giới là 40 inch.
Chỉ số khối cơ thể (BMI) là công thức tính tỷ lệ giữa cân nặng và chiều cao. Trong đó, chỉ số BMI trên 30 là dấu hiệu của tình trạng thừa cân và đồng thời đang cảnh báo về tình trạng mỡ nội tạng của bạn.
Việc sử dụng gương để quan sát thân hình của mình cũng là một cách dự đoán về lượng chất béo bên trong cơ thể của bạn. Nếu bạn đang sở hữu một thân hình quả táo cùng với chiếc chân thon thì đây là dấu hiệu bạn có nhiều mỡ nội tạng. Đây là hình thể thường gặp ở nam giới, trong khi đó phụ nữ thì có hình dáng quả lê với hông và đùi to hơn.
Đây được đánh giá là phương pháp duy nhất để kiểm tra chính xác lượng mỡ nội tạng mà bạn đang có. Khi thực hiện chụp CT hoặc MRI để chẩn đoán bệnh lý khác cũng là cơ hội để đánh giá chi tiết về lượng chất béo nội tạng mà bạn đang có.
Nhiều người thường cho rằng để làm giảm lượng mỡ nội tạng thì chỉ cần tập thể dục là đủ. Tuy nhiên, bạn cần thực hiện phương pháp này một cách hiệu quả và có thể lưu ý đến một số cách khác như:
Việc duy trì thường xuyên các hoạt động thể dục thể thao có thể giúp bạn loại bỏ cả mỡ nội tạng và mỡ có thể thấy được ở dưới da. Đặc biệt khi bạn đang thực hiện chế độ ăn kiêng để giảm cân thì tập thể dục có vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện cân nặng. Bạn không cần phải luyện tập với cường độ nặng mà chỉ cần vận động nhẹ nhàng như đi dạo sau bữa tối, đi cầu thang, đạp xe đạp. Do đó, bạn cần cố gắng tập thể dục với cường độ vừa phải với thời gian ít nhất 30 phút mỗi ngày.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ nhiều canxi và vitamin D có thể giúp làm giảm lượng mỡ nội tạng hơn. Do đó, trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày nên tăng cường bổ sung các loại rau xanh như cải thìa và rau bina.
Mặt khác, bạn cần hạn chế sử dụng một số loại thực phẩm có thể làm gia tăng tình trạng mỡ bụng, đặc biệt là các chất béo chuyển hóa có chứa trong các thực phẩm chế biến sẵn hoặc thực phẩm chiên giòn. Ngoài ra, các loại nước giải khát, kẹo hoặc thực phẩm làm từ bằng đường fructose cũng nên đưa vào danh sách hạn chế.
Khi cơ thể tích tụ quá mức lượng mỡ nội tạng có thể gây ra những hậu quả xấu đến sức khỏe. Do đó, cách tốt nhất để phòng ngừa tình trạng này đó chính là thường xuyên xét nghiệm máu tổng quát để theo dõi các chỉ số cơ thể và có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
132
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
132
Bài viết hữu ích?