Zalo

Xét nghiệm vi chất là gì và ai cần làm?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Xét nghiệm vi chất là 1 phần quan trọng của chăm sóc sức khỏe, giúp đánh giá tình trạng thừa hoặc thiếu các vi chất dinh dưỡng cần thiết và phòng tránh nhiều vấn đề về sức khỏe. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về xét nghiệm vi chất là gì và đối tượng nào nên thực hiện xét nghiệm này?

1. Xét nghiệm vi chất là gì?

Vi chất dinh dưỡng bao gồm các loại vitamin và khoáng chất, những chất này cơ thể chỉ cần một hàm lượng cực kỳ nhỏ tính bằng mcg (microgram) hoặc mg (milligram) nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình tăng trưởng, phát triển trí tuệ, nâng cao sức khoẻ, đồng thời giúp phòng chống một số bệnh tật, đặc biệt là ở đối tượng trẻ nhỏ. 

Xét nghiệm vi chất là một kỹ thuật y khoa sử dụng hệ thống trang thiết bị hiện đại, thông qua mẫu máu mà xác định được tình trạng thừa hoặc thiếu các vi chất dinh dưỡng cần thiết đối với cơ thể. Vậy xét nghiệm vi chất gồm những gì? Xét nghiệm vi chất dinh dưỡng bao gồm việc xác định hàm lượng các loại vitamin như: Vitamin A, các vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin D, vitamin E, vitamin K... cùng với các khoáng chất gồm: Sắt, canxi, phốt pho, selen, kẽm và i-ốt....

Có nên xét nghiệm vi chất cho trẻ không? Câu trả lời là có, không chỉ ở trẻ nhỏ mà người lớn cũng nên thực hiện xét nghiệm này. Từ kết quả của xét nghiệm, các bác sĩ có thể chẩn đoán và lên kế hoạch bổ sung vi chất hiệu quả để đảm bảo cho sự phát triển về cả thể chất lẫn trí tuệ ở trẻ nhỏ. Đồng thời giúp duy trì, tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng đối với người lớn.

Ngoài ra, xét nghiệm vi chất cũng thường được chỉ định trong việc thăm khám, theo dõi và hỗ trợ chẩn đoán để điều trị các bệnh lý về dinh dưỡng và liên quan đến dinh dưỡng, nhất là những bệnh không có triệu chứng hoặc triệu chứng phát bệnh không rõ ràng.

Xét nghiệm vi chất là thông qua mẫu máu mà xác định được tình trạng thừa hoặc thiếu các vi chất dinh dưỡng cần thiết đối với cơ thể
Xét nghiệm vi chất là thông qua mẫu máu mà xác định được tình trạng thừa hoặc thiếu các vi chất dinh dưỡng cần thiết đối với cơ thể

2. Ai và khi nào cần làm xét nghiệm vi chất?

Bất kỳ ai, dù đang mắc bệnh lý hay bình thường thì đều có thể làm xét nghiệm vi chất dinh dưỡng. Xét nghiệm này giúp bạn nhận biết tình trạng cơ thể thừa hoặc thiếu những vi chất dinh dưỡng nào và kịp thời bổ sung đúng cách để cơ thể phát triển tốt nhất và luôn khỏe mạnh. 

Xét nghiệm vi chất là loại xét nghiệm đặc hiệu nhất giúp chẩn đoán và điều trị các bệnh liên quan đến dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh gây ra. Nó thường được chỉ định để thăm khám ở những đối tượng sau:

  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ;
  • Trẻ đang trong giai đoạn phát triển;
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú;
  • Người cao tuổi, người mới trải qua phẫu thuật;
  • Người mắc các bệnh lý liên quan đến dinh dưỡng 

Xét nghiệm này đặc biệt cần thiết nếu trẻ đang có các dấu hiệu bất thường được liệt kê trong danh sách dưới đây:

  • Trẻ nhẹ cân, thấp còi 
  • Trẻ mọc răng chậm, hay bị chảy máu nướu hoặc chân răng;
  • Trẻ bị rụng tóc hình vành khăn, da nhợt nhạt và xanh xao ;
  • Trẻ lười hoặc biếng ăn, ăn chậm, tiêu hóa kém ;
  • Trẻ hay quấy khóc về đêm, khó ngủ, hay giật mình và thường xuyên đổ mồ hôi trộm;
  • Trẻ thường xuyên bị ốm bệnh, nhất là các bệnh liên quan đến hệ hô hấp và đường tiêu hóa;
  • Trẻ hay mệt mỏi, ít hoặc không muốn vận động và chơi đùa và thường xuyên bị chuột rút;
Trẻ còi cọc suy dinh dưỡng là một trong những đối tượng cần làm xét nghiệm vi chất
Trẻ còi cọc suy dinh dưỡng là một trong những đối tượng cần làm xét nghiệm vi chất

Đối với người trưởng thành, hãy thực hiện xét nghiệm vi chất dinh dưỡng khi có các dấu hiệu sau:

  • Người đang thực hiện chế độ ăn kiêng hoặc đang có chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng và không đa dạng các loại thực phẩm; 
  • Hệ tiêu hóa kém khiến cơ thể khó hấp thu được các chất dinh dưỡng cần thiết; 
  • Da khô, nhợt nhạt, các vết bầm tím thường xuyên xuất hiện trên da;
  • Người dễ ốm vặt khi thay đổi thời tiết;
  • Thường xuyên bị đau đầu, nhức mỏi xương khớp, tê bì chân tay;
  • Thường xuyên bị rụng tóc, gãy móng tay, môi khô nứt nẻ;
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng, thường xuyên mắc các vấn đề về đường tiêu hóa như  khó tiêu, tiêu chảy, táo bón…
  • Người thừa cân béo phì;
  • Người cao tuổi;
  • Người mắc các bệnh lý như tiểu đường, huyết áp cao, mỡ máu cao hoặc các bệnh về tim mạch;
  • Người thường xuyên tập thể lực ở cường độ cao.

3. Cách thực hiện xét nghiệm vi chất

Xét nghiệm vi chất cần nhịn ăn tối thiểu 6 - 8 tiếng và tốt nhất nên được thực hiện vào buổi sáng. Cách xét nghiệm vi chất dinh dưỡng gồm các bước như sau:

  • Bước 1: Sau khi đăng ký thực hiện xét nghiệm vi chất, bạn sẽ được tiến hành đo huyết áp. Việc thực hiện xét nghiệm này chỉ được làm nếu chỉ số huyết áp của bạn ở mức bình thường;
  • Bước 2: Thực hiện lấy máu tại phòng lấy mẫu để xét nghiệm vi chất;
  • Bước 3: Mẫu máu được đưa đến phòng xét nghiệm, kỹ thuật viên tiến hành kiểm tra, xử lý mẫu và thực hiện xét nghiệm;
  • Bước 4: Đọc và điền kết quả vào phiếu hoặc sổ xét nghiệm;
  • Bước 5: Đối chiếu kiểm tra lại kết quả, in và phê duyệt;
  • Bước 6: Trả kết quả xét nghiệm vi chất. Thông thường, thời gian bạn nhận kết quả xét nghiệm vi chất dao động trong khoảng từ 2 – 3  giờ kể từ khi phòng xét nghiệm nhận mẫu.

Tóm lại. xét nghiệm vi chất không chỉ là một công cụ quan trọng trong lĩnh vực y tế mà còn là cách hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của chúng ta. Đừng ngần ngại thảo luận với bác sĩ về việc thực hiện xét nghiệm vi chất nếu bạn có bất kỳ vấn gì về sức khỏe. Sức khỏe là vốn quý vì vậy cần chăm sóc sức khỏe sớm, tăng cường sức đề kháng để có cuộc sống khỏe mạnh, trường thọ!

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám Drip Hydration, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Mục đích của xét nghiệm Phospho

Mục đích của xét nghiệm Phospho

Vitamin B12 có trong thực phẩm nào?

Vitamin B12 có trong thực phẩm nào?

9 Dấu hiệu cảnh báo bạn đang thiếu vitamin

9 Dấu hiệu cảnh báo bạn đang thiếu vitamin

Thường xuyên bị nhiệt miệng là do thiếu vitamin gì?

Thường xuyên bị nhiệt miệng là do thiếu vitamin gì?

Có thể uống vitamin và canxi cùng lúc có được không?

Có thể uống vitamin và canxi cùng lúc có được không?

34

Bài viết hữu ích?