Zalo

Thường xuyên bị nhiệt miệng là do thiếu vitamin gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Nhiệt miệng hay còn có tên gọi khác là loét miệng, lở miệng hay loét áp-tơ. Vị trí thường xuất hiện nhiệt miệng có thể là ở trong má, môi, lưỡi hoặc trên nướu xuất hiện một hoặc nhiều vết loét nhỏ, nông. Nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng có thể là do thiếu hụt các vitamin trong cơ thể. Vậy thường xuyên bị nhiệt miệng thiếu vitamin gì?

1.Nguyên nhân gây ra nhiệt miệng?

Nhiệt miệng là tình trạng xuất hiện những vết loét nông và nhỏ, ở vị trí các mô mềm bên trong má và môi, bên dưới lưỡi hoặc trên nướu. Nhiệt miệng xuất phát từ những dạng đốm trắng sau phát triển to dần và có thể vỡ ra sau vài ngày. Lúc này, vết loét nhiệt miệng gây ra cảm giác đau nhẹ, khó chịu. Người bệnh gặp khó khăn trong ăn uống và nói chuyện.

Các vết loét này sẽ kéo dài trong thời gian từ 7 đến 10 ngày và tự lành, không để lại sẹo. Nếu nhiệt miệng kéo dài hơn 2 tuần hoặc bệnh diễn biến nghiêm trọng thì bạn cần đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân và điều trị.

Tình trạng nhiệt miệng thường xảy ra khi thời tiết nắng nóng hoặc hanh khô. Theo quan niệm của dân gian thì nhiệt miệng là do nóng trong người hoặc ăn nhiều đồ cay nóng. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của y học hiện đại, nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng vẫn chưa được xác định rõ ràng. Có nhiều yếu tố nguy cơ được xem là tác nhân khiến khoang miệng hoặc nướu có vết loét:

  • Chăm sóc răng miệng sai cách hoặc sử dụng các loại bàn chải đánh răng, kem đánh răng chưa phù hợp dẫn đến các mô trong khoang miệng bị tổn thương. Việc lạm dụng sử dụng các sản phẩm chăm sóc răng miệng chứa Sodium lauryl sulfate cũng sẽ tạo ra các vết loét miệng.
  • Khoang miệng hoặc nướu bị tổn thương nguyên nhân do va đập khiến các mô bị tổn thương, vi khuẩn tấn công và hình thành nên các vết lở loét.
  • Ăn quá nhiều đồ cay nóng dẫn đến khoang miệng bị bỏng và niêm mạc miệng bị loét.
  • Thiếu hụt các chất dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin gây ra tình trạng miệng lở loét làm cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.

Vậy cụ thể, người bị nhiệt miệng là do thiếu vitamin gì? Nhiệt miệng có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu hụt nhiều loại vitamin. Dưới đây là thông tin giải đáp cho câu hỏi “bị nhiệt miệng là do thiếu vitamin gì?

Nhiệt miệng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu khi ăn uống và nói chuyện
Nhiệt miệng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu khi ăn uống và nói chuyện

2.Vitamin có phải là nguyên nhân gây nhiệt miệng không?

Để trả lời cho câu hỏi nhiệt miệng thiếu vitamin gì? thì chúng ta cần tìm hiểu vai trò của các loại vitamin đối với cơ thể. Vitamin là nhóm các hợp chất hữu cơ, có nguồn gốc từ thực phẩm. Các loại vitamin có nhiều chức năng quan trọng đối với con người như:

  • Tham gia quá trình tái tạo, phát triển và duy trì sự sống cho các tế bào;
  • Tham gia điều hòa hoạt động của tim mạch và hệ thần kinh;
  • Tham gia vào quá trình chuyển hóa dinh dưỡng thành năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể;
  • Bảo vệ các tế bào chống lại sự tấn công của những tác nhân nhiễm trùng;
  • Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể chống lại bệnh tật, hỗ trợ điều trị và phục hồi các vết thương cũng như các bệnh lý.

Ngoài những chức năng chung, mỗi loại vitamin có vai trò riêng đối với cơ thể con người. Nếu cơ thể thiếu hụt các loại vitamin sẽ dẫn đến hiện tượng mệt mỏi, suy nhược, làm tăng nguy cơ phát sinh bệnh và ảnh hưởng đến hoạt động trong cơ thể. Nhiệt miệng là một trong những tình trạng thường gặp nguyên nhân do cơ thể thiếu hụt vitamin. 

3.Nhiệt miệng thường do thiếu vitamin gì?

Trong rất nhiều loại vitamin, cụ thể bị nhiệt miệng thiếu vitamin gì? Theo chuyên gia về sức khỏe thì hầu hết các trường hợp nhiệt miệng do thiếu các loại vitamin dưới đây: 

3.1. Vitamin C

Nhiệt miệng thiếu vitamin gì? Nguyên nhân đầu tiên gây ra nhiệt miệng có thể là do thiếu hụt vitamin C. Đây là một trong những chất dinh dưỡng thiết yếu và cần được bổ sung hàng ngày. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin C sẽ khiến cho cơ thể mệt mỏi, kiệt sức và giảm khả năng đề kháng. Trong trường hợp này các vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào bên trong khoang miệng và gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe khác nhau bao gồm nhiệt miệng.

Nguyên nhân do sức đề kháng bị suy giảm, hệ thống miễn dịch của cơ thể trở nên yếu ớt và không thể ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn bên ngoài. Vết loét sẽ ngày càng nặng hơn, khó có thể lành lại nếu tình trạng thiếu hụt vitamin C không được bổ sung kịp thời

Nguyên nhân đầu tiên gây ra nhiệt miệng có thể là do thiếu hụt vitamin C
Nguyên nhân đầu tiên gây ra nhiệt miệng có thể là do thiếu hụt vitamin C

3.2. Nhiệt miệng thiếu vitamin gì? – Vitamin PP

Vitamin PP hay còn được gọi với tên khác là vitamin B3. Đây là thành phần của hai coenzym tham gia vào quá trình vận chuyển hydro và điện tử trong phản ứng oxy hóa khử. Nguyên nhân do vitamin PP là yếu tố cần thiết trong quá trình tổng hợp hoặc phân hủy các chất như acid béo, glucid, quá trình chuyển hóa cholesterol cũng như các hợp chất khác.

Bị nhiệt miệng là do thiếu vitamin gì? Cơ thể thiếu hụt vitamin PP có nguy cơ gặp phải tình trạng suy nhược cơ thể, dễ viêm da, viêm lưỡi và nhiệt miệng. Đặc biệt, vì vitamin PP thuộc nhóm vitamin tan trong nước nên rất hiếm khi xảy ra tình trạng thừa vitamin PP. Nhiệt miệng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu hụt vitamin PP. 

3.3. Vitamin B2

Bị nhiệt miệng thiếu vitamin gì? Nhiệt miệng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu hụt vitamin B2. Vitamin B2 cũng có nhiều vai trò quan trọng cho cơ thể như tham gia vào sự phản ứng oxi hóa, chuyển hóa các chất đạm, đường, chất béo ra năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể.

Nếu cơ thể thiếu hụt vitamin B2 có thể gặp các vấn đề về răng miệng, nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Các vấn đề về răng miệng như nhiệt miệng, viêm lợi, đau răng,... có thể khiến bạn chán ăn, ăn không ngon. Thiếu vitamin B2 còn là nguyên nhân gián tiếp khiến tình trạng vết loét nhiệt miệng trở nên nghiêm trọng hơn và lâu lành. Vì vậy, việc bổ sung vitamin B2 bằng đường ăn uống giúp giảm tình trạng nhiệt miệng.

3.4. Vitamin B7

Vitamin B7 hay còn được gọi với tên khác là biotin. Đây là một loại vitamin thuộc nhóm vitamin tan trong nước. Vitamin B7 đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho tế bào phát triển và các loại enzyme phân hủy chất béo, carbohydrates và protein trong thực phẩm. 

Bị nhiệt miệng là do thiếu vitamin gì? Khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ vitamin B7, nhiều bộ phận trên cơ thể sẽ gặp vấn đề, bao gồm nhiệt miệng. Thiếu vitamin này dẫn đến tình trạng các vết loét bị nhiễm trùng nặng hơn và gây đau nhức. Do đó, việc bổ sung vitamin B7 là điều rất cần thiết khi bạn đang gặp phải tình trạng nhiệt miệng.

3.5. Vitamin B12 

Đa số những người bị nhiệt miệng đều có nguyên nhân là do thiếu vitamin B12. Hàm lượng B12 ở một người bình thường trong ngày trung bình khoảng 2,4 mcg. Nếu lượng vitamin trong cơ thể thấp hơn mức này, bạn có thể gặp các vấn đề về sức khỏe như viêm loét miệng, viêm lưỡi, chóng mặt,... Vì thế, khi bạn bị nhiệt miệng, bạn nên chú ý bổ sung vitamin B12 ngay để hạn chế tình trạng các vết loét này sưng tấy kèm đau nhức.

4.Cách bổ sung vitamin để cải thiện nhiệt miệng

Sau khi đã có câu trả lời cho câu hỏi bị nhiệt miệng là do thiếu vitamin gì thì chúng ta cần tìm hiểu một số cách bổ sung các loại vitamin để cải thiện tình trạng nhiệt miệng. Dưới đây là 2 cách thông thường tác dụng nhằm bổ sung vitamin đúng cách và đầy đủ:

4.1. Tăng cường vitamin với các loại thực phẩm

Bổ sung các loại vitamin là phương pháp hiệu quả tốt nhất. Việc tăng cường này không chỉ giúp cải thiện tình trạng loét miệng đồng thời tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa tái phát. 

Thực đơn hàng ngày bao gồm nhiều loại rau củ quả, các loại thịt, trứng, các sản phẩm từ sữa giúp bổ sung đầy đủ các loại vitamin cho cơ thể. Cách bổ sung vitamin qua các loại thực phẩm như sau: 

  • Vitamin B2 trong các loại thịt, cá, gan động vật, trứng, sữa, yến mạch, súp lơ xanh, hạnh nhân, rau bina,...
  • Vitamin B7 trong các loại thực phẩm như cà rốt, đậu nành, các loại cá nước lạnh (cá ngừ, cá trích,...),...
  • Vitamin B3 trong các loại thực phẩm như gạo lứt, lúa mì, khoai tây, thịt gà, thịt bò,...
  • Vitamin B12 trong gan các loại động vật, cua, cá hồi, chế phẩm từ sữa, ngũ cốc nguyên hạt,...
  • Vitamin C trong các loại rau củ quả như các quả có mũi, dâu tây, cam, kiwi, ớt chuông,...

4.2. Sử dụng thực phẩm chức năng 

Ngoài việc ăn uống các thực phẩm chứa nhiều vitamin, bạn có thể bổ sung vitamin với các loại thực phẩm chức năng.Tuy nhiên, để đảm an toàn khi sử dụng các loại thực phẩm chức năng, các loại vitamin tổng hợp cần lưu ý một số vấn đề cụ thể như sau: 

  • Tuân thủ đúng liều lượng, cách dùng, đường dùng, thời gian và thời điểm theo hướng dẫn của bác sĩ và của nhà sản xuất.
  • Thời điểm cơ thể hấp thụ vitamin tốt nhất là từ sáng đến trước 4 giờ chiều. Nguyên nhân là do sử dụng vitamin vào buổi tối sẽ làm tăng nguy cơ đau dạ dày, khó ngủ bởi thần kinh bị kích thích.
  • Uống vitamin cùng nước lọc, không dùng kèm các loại nước ngọt, có gas, trà hoặc rượu, bia,... Nguyên nhân là do viên uống vitamin kết hợp với các loại thức uống khác có thể gây ra cảm giác chướng bụng, rối loạn tiêu hóa, giảm tác dụng của vitamin.
  • Bảo quản vitamin ở nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Không sử dụng khi các viên uống bị ẩm, mốc hoặc quá hạn sử dụng và để vitamin tránh xa tầm tay với của trẻ em.

Trên đây là những thông tin giải đáp cho câu hỏi “bị nhiệt miệng là do thiếu vitamin gì?”. Mong rằng bạn đọc đã có câu trả lời và tìm được cách bổ sung vitamin phù hợp trong quá trình điều trị nhiệt miệng. 

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Ngô Thị Thảo Hiền xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
9 Dấu hiệu cảnh báo bạn đang thiếu vitamin

9 Dấu hiệu cảnh báo bạn đang thiếu vitamin

Rất hay bị đau đầu là thiếu vitamin gì?

Rất hay bị đau đầu là thiếu vitamin gì?

Hướng dẫn uống bổ sung vitamin E đúng cách

Hướng dẫn uống bổ sung vitamin E đúng cách

Ăn lựu bổ sung vitamin gì cho cơ thể?

Ăn lựu bổ sung vitamin gì cho cơ thể?

Sau khi uống vitamin C không nên ăn gì?

Sau khi uống vitamin C không nên ăn gì?

69

Bài viết hữu ích?