Chào bạn,
Một vận động viên thể hình thường xuyên phải tập luyện nên sức đề kháng sẽ tăng dần để kiểm soát và phát triển cơ bắp. Mức độ thừa cân, béo phì sẽ được đánh giá vào chỉ số khối cơ thể hay còn gọi là chỉ số thể trọng viết tắt BMI.
Cách tính BMI cụ thể như sau: Gọi W là khối lượng cơ thể của một người (tính bằng kg) và H là chiều cao của người đó (tính bằng cm), chỉ số khối cơ thể được tính theo công thức BMI (Kg/m2) = W / H2
Theo Tổ chức Y Tế Thế giới, người lớn có chỉ số BMI dao động từ 18,50 đến 25,00 là người bình thường. Dưới 18,5 là gầy, từ 25 đến 30,00 là người béo và trên 30 là béo phì.
BMI được sử dụng như là một công cụ đánh giá mức độ thừa cân hay béo phì ở người lớn. Tuy nhiên, BMI không hẳn phải là công cụ chẩn đoán tình trạng thừa cân béo phì. Ví dụ, ở những người có chỉ số BMI cao, ngoài việc xác định trọng lượng có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không thì các bác sĩ cần phải thực hiện thêm các đánh giá khác như tiền sử gia đình, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi,... và các xét nghiệm, khám sàng lọc từ cơ bản đến chuyên sâu.
Theo thông tin bạn cung cấp, dựa vào công thức tính BMI thì chỉ số BMI của bạn là 30,61, với chỉ số này bạn thuộc nhóm béo phì độ 1. Tuy nhiên, do tính chất công việc là một vận động viên thể hình với nhiều khối lượng cơ bắp nên chỉ số này được coi là bình thường. Hơn thế nữa, đối với những người tập thể hình hoặc những người có khối lượng cơ bắp lớn thì việc đánh giá tình trạng thừa cân béo phì dựa trên chỉ số BMI sẽ không hoàn toàn chính xác.
49
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
49
Bài viết hữu ích?