Zalo

Vì sao nên giảm cân để tránh mắc tiểu đường? Thực hiện giảm cân có hết tiểu đường không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Đái tháo đường và béo phì là hai căn bệnh khá phổ biến và có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường có thể tăng cao khi người bệnh bị tăng cân hoặc bị béo phì. Vậy giảm cân có hết tiểu đường không?

1. Mối liên quan giữa cân nặng và bệnh đái tháo đường

Tình trạng thừa cân, béo phì có thể làm tăng đáng kể các nguy cơ mắc các vấn đề nghiêm trọng đến sức khoẻ, trong có bệnh đái tháo đường. Thừa cân béo phì là một trong những nguyên nhân gây cho ½ số trường hợp mắc bệnh đái tháo đường. Và có khoảng 90% người mắc bệnh đái tháo đường gặp tình trạng thừa cân, béo phì. Thừa cân có thể dẫn đến nguy cơ cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ, huyết áp tăng, ung thư, đái tháo đường…  Bệnh đái tháo đường được đặc trưng bởi hàm lượng đường máu cáo (chỉ số glucose máu tăng cao. Khi đó, bệnh nhân đái tháo đường có khả năng sản xuất insulin của cơ thể bị suy giảm hoặc người bệnh có thể gặp tình trạng kháng insulin.  Quá trình thu nạp thức ăn và đường vào cơ thể được thông qua tuyến tụy. Tuyến này sẽ tiết ra insulin kích thích các tế bào trong toàn bộ cơ thể để hấp thu glucose máu. Từ đó, giúp giảm hàm lượng glucose máu. Theo nghiên cứu của Trung tâm Y tế Leiden Hà Lan cho biết, mỡ thừa xung quanh các nội tạng trong cơ thể như gan, tim….(các lớp mỡ dày bao quanh cơ quan nội tạng có vai trò ngăn tác dụng của insulin và khiến cho glucose không thể đi vào tế bào được, khiến cho lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao. Tỷ lệ mỡ thừa trong cơ thể càng cao thì càng khiến cho người bệnh gặp tình trạng kháng insulin tồi tệ hơn. 

giảm cân có hết tiểu đường không
Thừa cân, béo phì có thể làm tăng đáng kể các nguy cơ mắc đái tháo đường

2. Giảm cân có hết tiểu đường không?

Giảm cân nặng có giảm đường huyết không? Đái tháo đường là tình trạng ảnh hưởng đến cách cơ thể thực hiện quá trình chuyển hoá đường. Đây chính là nguyên liệu chủ yếu cho các hoạt động của cơ thể. Khi mắc bệnh đái tháo đường cơ thể người bệnh có thể chịu ảnh hưởng của insulin hormone điều chỉnh sự chuyển động của đường vào các tế bào hoặc cơ thể không sản xuất đủ hàm lượng insulin nhằm mục đích duy trì các hoạt động bình thường của cơ thể. Nếu không điều trị bệnh đái tháo đường thì kết cục của bệnh có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Vì vậy giảm cân khi bị tiểu đường thực sự rất cần thiết để cải thiện tình trạng sức khỏe cho người bệnh.  Với điều trị đái tháo đường thì hiện tại vẫn chưa có phương pháp điều trị hiệu quả. Nhưng có thể thực hiện kết hợp một số biện pháp giúp ngăn chặn các vấn đề của bệnh bằng cách lập chế độ ăn phù hợp với các loại thực phẩm lành mạnh. Bên cạnh đó, cần kết hợp với các bài luyện tập giúp cho người bị tiểu đường giảm cân. Nếu chế độ ăn và kế hoạch luyện tập không đủ đáp ứng cho quá trình cải thiện tình trạng đường huyết thì cần tư vấn của bác sĩ sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường hoặc insulin trong quản lý đường huyết của người bệnh. Đây chính là liệu pháp phổ biến mà được hầu hết các bác sĩ áp dụng trong việc cải thiện triệu chứng của bệnh đái tháo đường.  Thừa cân là yếu tố nguy cơ chính của bệnh nhân đái tháo đường. Các mô mỡ trong cơ thể càng nhiều thì càng có nhiều tế bào của cơ thể kháng với insulin. Hoạt động thể chất sẽ giúp cho người bệnh kiểm soát được trọng lượng và sử dụng hoàn toàn lượng đường trong cơ thể. Từ đó giúp giảm tình trạng các tế bào nhạy cảm với insulin.  Khi trọng lượng cơ thể giảm đi thì tuyến tụy có thể bắt đầu lại sản sinh ra insulin. Đồng thời lúc này gan cũng có thể tự xác định được nguồn glucose mà cơ thể đang có và ngừng cung cấp lượng đường không mong muốn vào cơ thể. Như vậy sẽ giúp cho những bệnh nhân đang uống thuốc kiểm soát đường huyết có thể không cần sử dụng thuốc nữa.  Thực tế cho thấy việc sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường với vai trò giúp giảm lượng đường trong máu thực chất nhằm giải quyết được tình trạng và triệu chứng của bệnh chứ không phải điều trị bệnh tận gốc. Hầu hết người bệnh đái tháo đường thường có cân nặng thừa hơn so với trọng lượng lý tưởng từ 12 đến 19 kg. Và trước đây, các chuyên gia y tế cũng biết được điều này và tất các phương pháp điều trị đái tháo đường chỉ là làm giảm lượng đường máu, tức là mới giải quyết được phần ngọn chứ phần gốc của vấn đề thực sự chưa hoàn toàn giải quyết, chính là sự dư thừa trọng lượng cơ thể quá mức. 

giảm cân có hết tiểu đường không
Giảm cân nặng có giảm đường huyết không? là vấn đề nhiều người quan tâm

Các nghiên cứu gần đây chỉ rằng, chỉ số dễ nhận biết nhất của người có nguy cơ mắc đái tháo đường chính là khối lượng mỡ bụng của họ. Với người đàn ông có vòng bụng trên 91cm hoặc phụ nữ trên 81cm thì đều có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường. Cho nên, để phòng ngừa bệnh đái tháo đường thì bạn nên xây dựng một chương trình luyện tập phù hợp, đồng thời kết hợp với chế độ ăn lành mạnh nhằm đạt hiệu quả giảm cân và giảm nguy cơ mắc bệnh. 

3. Cách giảm cân nặng khi bị đái tháo đường an toàn và hiệu quả

Giảm cân nặng có giảm đường huyết không? Khi mắc bệnh đái tháo đường và thực hiện biện pháp giảm cân sẽ làm giảm đường huyết, giúp cải thiện sức khỏe của cơ thể. Bằng cách thực hiện chế độ ăn khoa học kết hợp luyện tập thường xuyên thì người bệnh tiểu đường phải giảm cân hiệu quả. Hơn nữa, có thể thấy ngay cả một sự thay đổi nhỏ trong chế độ ăn hàng ngày cũng có thể mang lại hiệu quả giảm cân đối với người bệnh. 

3.1. Chế độ ăn uống

Theo khuyến nghị của Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ cho rằng sử dụng phương pháp đĩa thức ăn có thể giúp xác định được khẩu phần của các thực phẩm có trong bữa ăn. Để thực hiện được phương pháp này chỉ cần sử dụng một chiếc đĩa có đường kính 22cm và xếp các nhóm thực phẩm theo tỷ lệ quy định như sau:

  • Một nửa đĩa rau quả các loại và không chứa tinh bột. Các loại rau củ này có hàm lượng carb thấp hơn nhưng lại cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất, đặc biệt là chất xơ. Nếu không có rau tươi thì có thể sử dụng rau củ đóng hộp hoặc đông lạnh nhưng vẫn phải đảm bảo các yêu cầu về hàm lượng carbs có trong thực phẩm. Một số loại thực phẩm nên lựa chọn bao gồm xà lách, ớt chuông, dưa chuột, bông cải xanh, cà chua, cà rốt, củ dền, cần tây, bắp cải….
  • Một phần tư đĩa thức ăn thường được sắp xếp các loại thực phẩm có nguồn protein nạc, chẳng hạn như thịt gà, cá, đậu phụ, các loại đậu…
  • Một phần tư đĩa thức ăn còn lại lựa chọn các loại thực phẩm có chứa carbs phức tạp chẳng hạn như gạo lứt, hạt quinoa, yến mạch, bánh mì hoặc mì làm từ gạo lứt hoặc ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm sữa thường có hàm lượng ít và chất béo ít. 

Về đồ uống nên được lựa chọn thì sử dụng nước lọc hoặc trà không có đường. Nên hạn chế sử dụng các loại đồ ăn thức uống có hàm lượng đường cao, chất béo không lành mạnh nhiều và thực phẩm đã qua chế biến sẵn chẳng hạn như bánh kẹo, bánh ngọt, nước ngọt, đồ ăn nhanh, đồ chiên rán…

3.2. Hoạt động thể chất 

Luyện tập thể dục được thực hiện điều chỉnh cùng với chế độ ăn. Chế độ luyện tập thường rất quan trọng để giảm cân. Vì vậy, người bệnh nên trao đổi kỹ với bác sĩ điều trị trước khi thực hiện. Nếu không quen vận động thì ban đầu người bệnh nên tập luyện ở mức độ nhẹ nhàng, có thể đi bộ hoặc đi trên máy chạy bộ với tốc độ vừa phải từ 10 đến 20 phút mỗi ngày và tốc độ này có thể nâng lên dần từng ngày. Sau khoảng từ 1 đến 2 tuần khi cơ thể đã quen với luyện tập thì tăng cường độ tối ưu để giảm cân đạt hiệu quả mục tiêu.  Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng luyện tập cardio với cường độ vừa phải ít nhất trong khoảng từ 150 phút mỗi tuần sẽ giúp cải thiện đáng kể khả năng kiểm soát đường huyết và giảm cân hiệu quả. Một số bài tập cardio có thể kết hợp với đi b, chạy, nhảy dây, đạp xe, chơi các môn thể thao khác như cầu lông, tennis. Cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc các bệnh lý trên là người béo phì nên chủ động thực hiện biện pháp giảm cân. Giảm cân chính là biện pháp tốt nhất để hạn chế được những biến chứng của căn bệnh này. Liệu pháp tiêu hao năng lượng với công thức độc quyền từ Mỹ là phương pháp giảm cân hoàn toàn mới, giúp tiêu hao mỡ cấp độ tế bào. Khác với các phương pháp giảm cân truyền thống, trước khi thực hiện liệu pháp này người bệnh sẽ được các bác sĩ thăm khám để tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng thừa cân, tiếp đến là lên một kế hoạch cùng chế độ ăn uống khoa học đảm bảo phù hợp với thể trạng từng người.  Phương pháp này thực hiện truyền tổ hợp vitamin, khoáng chất thiết yếu để thúc đẩy nhanh quá trình chuyển hóa các tế bào mỡ thừa một cách đồng đều. Nhờ vậy mà tất cả các vùng mỡ thừa trên cơ thể sẽ được loại bỏ hoàn toàn chỉ sau thời gian từ 6-8 tuần áp dụng. Hiện liệu pháp tiêu hao năng lượng đang là cách giảm cân chuyên sâu nhận được những đánh giá tích cực của chuyên gia và cả những người đã thực hiện.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Ăn nhiều tinh bột có bị mỡ máu và béo phì không?

Ăn nhiều tinh bột có bị mỡ máu và béo phì không?

Gợi ý thực đơn giảm cân trong 4 tuần

Gợi ý thực đơn giảm cân trong 4 tuần

Hướng dẫn cách giảm béo an toàn cho nữ để không béo lại

Hướng dẫn cách giảm béo an toàn cho nữ để không béo lại

Nên ăn gì để giảm mỡ trong cơ thể?

Nên ăn gì để giảm mỡ trong cơ thể?

Có cách giảm tỉ lệ mỡ trong cơ thể nào hiệu quả không?

Có cách giảm tỉ lệ mỡ trong cơ thể nào hiệu quả không?

14

Bài viết hữu ích?