Zalo

Vì sao ăn chất béo khó tiêu?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Chất béo là 1 loại lipid quan trọng đối với sức khỏe. Chúng đóng vai trò cung cấp năng lượng, tạo lớp đệm bảo vệ các cơ quan, hỗ trợ sự phát triển tế bào đồng thời giữ nhiệt cho cơ thể. Quá trình tiêu hóa chất béo bắt đầu ngay trước khi thức ăn tiến vào dạ dày, với giai đoạn tiêu hóa hóa học bắt đầu từ miệng. Quá trình tiêu hóa chất béo tiếp tục diễn ra khi thức ăn di chuyển qua hệ tiêu hóa. Vậy quá trình tiêu hóa chất béo diễn ra như thế nào và vì sao ăn nhiều chất béo bụng lại khó tiêu?

1. Chất béo là gì? Vì sao ăn chất béo khó tiêu?

Lipid không hòa tan trong nước, có nghĩa là chúng không thể bị nước hấp thụ hoặc phân hủy. Hầu hết các enzym tiêu hóa của cơ thể đều có gốc nước, vì vậy cơ thể phải sử dụng các enzym đặc biệt để phân hủy chất béo trong đường tiêu hóa.

Quá trình phân hủy chất béo bắt đầu trong miệng, khi các enzym có trong nước bọt bắt đầu làm việc. Việc nhai thức ăn làm tăng diện tích bề mặt của thức ăn, giúp các enzym phân hủy chúng hiệu quả hơn. Các hóa chất quan trọng nhất tham gia tiêu hóa chất béo trong miệng là lipase và phospholipid, giúp chuyển đổi chất béo thành những giọt nhỏ. Trong khi một số quá trình tiêu hóa chất béo xảy ra trong dạ dày, phần lớn quá trình này xảy ra trong ruột. 

Bước tiếp theo trong quá trình tiêu hóa chất béo là khi enzym lipase trong dạ dày tiếp tục phân hủy chất béo. Khi dạ dày co bóp, quá trình này tăng cường. Dạ dày có thể chuyển đổi gần 30% chất béo thành diglyceride và axit béo trong khoảng 2–4 giờ sau khi ăn.

Sau đó những phần hỗn hợp có trong dạ dày, bao gồm cả diglyceride và axit béo, di chuyển đến ruột non. Gan giải phóng mật, có chứa các hợp chất như lecithin, muối mật và chất nhũ hóa giúp phân hủy thêm chất béo. Mật bám vào chất béo và chất nhũ hóa làm tăng diện tích bề mặt của chúng, giúp các enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. 

Sau đó, các enzym tiếp tục phân hủy các axit béo. Lipase từ tuyến tụy tiếp tục chuyển đổi chất béo thành monoglyceride và axit béo. Mật một lần nữa bám vào chất béo để giúp di chuyển nó đến các phần nhô ra trong ruột. Những phần nhô ra này được gọi là vi nhung mao, giúp vận chuyển chất béo vào các tế bào của hệ tiêu hóa. Từ đó, cơ thể phải hấp thụ chất béo. Để làm điều này, các thành phần đã phân hủy của chất béo hợp nhất thành triacylglycerol. Chúng có thể kết hợp với cholesterol, phospholipid và protein để tạo thành lipoprotein. Lipoprotein đi vào hệ thống bạch huyết và sau đó cơ thể giải phóng chúng vào máu. 

Vì quá trình tiêu hóa chất béo liên quan đến nhiều enzym khác nhau nên nhiều yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến quá trình này và sự hấp thụ. Các vấn đề về gan, hội chứng ruột ngắn (Short Bowel Syndrome) và các vấn đề liên quan đến ruột non có thể khiến việc tiêu hóa, hấp thụ chất béo trở nên khó khăn hơn. Do đó, một số người mắc các bệnh này có thể nhận thấy phân có mỡ. 

Ăn chất béo khó tiêu là tình trạng thường gặp 

2. Loại chất béo nào khó tiêu hóa?

Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy chất béo rắn (ví dụ như bơ) khiến cơ thể khó tiêu hóa hơn là chất béo dạng giọt. Nghiên cứu này đã sử dụng 1 mô hình mô phỏng hệ tiêu hóa của con người để xem tốc độ các enzym này phân hủy 2 loại chất béo khác nhau như thế nào. Kết quả là mô hình tiêu hóa đã phá vỡ chất béo dạng giọt nhanh hơn hẳn chất béo rắn. Phát hiện này gợi ý (nhưng không chứng minh) rằng chất béo rắn có thể gây ra nhiều vấn đề về tiêu hóa hơn.  

Loại chất béo không phải là yếu tố độc lập quyết định về mức độ khó tiêu hóa của thực phẩm. Một số loại thực phẩm (ví dụ như đồ chiên rán, dầu mỡ) dễ khiến cơ thể khó tiêu hơn và có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa.

Trên thực tế trong 1 số trường hợp các vấn đề về tiêu hóa có thể phát sinh do nhạy cảm với thực phẩm. Vì vậy, những người có tiền sử mắc các vấn đề về tiêu hóa có thể thử viết nhật ký thực phẩm để theo dõi chế độ ăn uống và ghi lại các triệu chứng để phân tích. 

3. Kém hấp thu chất béo được biểu hiện như thế nào?

Dưới đây là một số dấu hiệu thể hiện bạn gặp khó khăn trong việc tiêu hóa chất béo:

3.1. Đau bụng và khó chịu sau bữa ăn giàu chất béo

Khi cơ thể tiêu thụ chất béo nhưng không thể tiêu hóa nó một cách trơn tru, chất béo có thể sẽ bị tắc ở đâu đó. Đôi khi nó sẽ đi đến nơi mà nó không được phép đến và điều này có thể gây ra cảm giác đau đớn và áp lực.

Ăn chất béo khó tiêu là một dấu hiệu cho thấy bạn đang có vấn đề ở tiêu hóa chất béo

3.2. Đi ngoài phân mỡ

Hiện trên thị trường có 1 số phương pháp giảm cân sai lầm liên quan đến đào thải mỡ qua đại tiện. Cơ chế giảm cân của phương pháp này là tiêu thụ các chất “giả mạo chất béo” nhưng không cung cấp calo hoặc dùng các chất ức chế lipase để khiến enzyme tiêu hóa và hấp thụ chất béo bị vô hiệu hóa. Trong cả 2 trường hợp, chất béo hay “mỡ” sẽ được đào thải qua đại tiện. Điều này cho thấy quá trình tiêu hóa chất béo đang không diễn ra như bình thường. 

3.3. Phân nổi

Phân có mật độ lớn hơn nước và thường sẽ chìm xuống dưới nước, tuy nhiên, trong trường hợp chứa quá nhiều chất xơ, chất béo hoặc khí, nó có thể nổi lên. Hiện tượng này có thể liên quan đến nhiễm trùng, hội chứng ruột kích thích và các vấn đề sức khỏe khác.

Còn về chất béo, nếu phân chứa nhiều chất béo mà bạn đã hấp thụ nhưng không tiêu hóa được, thì có khả năng nổi lên một cách dễ dàng hơn.

3.4. Đầy hơi, xì hơi

Những người ăn nhiều chất béo khó tiêu, khả năng tiêu hóa chất béo kém thường sẽ xì hơi rất rõ và kéo dài, đây là hậu quả của chứng đầy hơi bên trong. 

3.5. Giảm cân đột ngột, năng lượng thấp

Không hấp thụ hoặc tiêu hóa chất béo kém có thể làm giảm khả năng hấp thụ calo trong cơ thể. Trong một số trường hợp điều này rất có thể gây sụt cân bất ngờ, cơ thể uể oải, mệt mỏi.  

3.6. Tích lũy oxalat

Người dùng Orlistat có nguy cơ cao bị tổn thương thận do Oxalat gây ra. Thông thường, Oxalat sẽ liên kết với canxi để hình thành canxi oxalat, một hợp chất chúng ta thường bài tiết qua phân. Tuy nhiên, khi quá trình tiêu hóa chất béo bị suy giảm, chất béo không được tiêu hóa sẽ kết hợp với canxi, dẫn đến tăng cường hấp thụ và tích tụ oxalat. Sự giảm thiểu của lipase và hiệu suất tiêu hóa chất béo kém hơn cũng dẫn đến sự tích tụ lớn hơn của oxalat, gây ra nhiều nguy cơ đối với sức khỏe của thận.

Nhận diện sớm các dấu hiệu ăn chất béo khó tiêu để có phương án xử lý kịp thời

4. Làm sao để cải thiện quá trình tiêu hóa chất béo? 

Quá trình tiêu hóa chất béo có hiệu quả là điều vô cùng quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, vì cơ thể cần chất béo để thực hiện nhiều chức năng cần thiết. Việc tiêu hóa chất béo một cách hiệu quả còn có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì trọng lượng cơ thể ổn định. Mọi người có thể cải thiện quá trình tiêu hóa chất béo bằng cách:

  • Ăn theo chế độ ít chất béo: Một nghiên cứu năm 2018 đã chỉ ra rằng chế độ ăn nhiều chất béo điển hình của phương Tây có thể thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn trong ruột khiến 1 người hấp thụ nhiều chất béo hơn, có khả năng dẫn đến tăng cân.
  • Tiêu thụ chất béo có ích cho sức khỏe: Nên ưu tiên bổ sung các loại chất béo có lợi như bơ, hạt, dầu dừa và cá trong chế độ ăn uống. Đồng thời giảm thiểu việc tiêu thụ chất béo qua các sản phẩm đã qua chế biến, thịt đỏ và đồ ăn chiên rán.
  • Điều trị các vấn đề sức khỏe: Cần điều trị các bệnh lý mãn tính hoặc lâu dài, nhất là những bệnh ảnh hưởng đến gan và hệ tiêu hóa. Các vấn đề xảy ra ở các cơ quan này có thể gây trở ngại cho việc hấp thu chất dinh dưỡng, bao gồm cả chất béo.
  • Nhai kỹ thức ăn: Chế độ ăn nói chung đóng 1 vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa, nhưng cách bạn ăn cũng rất quan trọng. Hầu hết quá trình tiêu hóa chất béo xảy ra trong hệ tiêu hóa, nhưng nó bắt đầu ngay từ miệng với enzyme lipase, dạng enzyme chính dùng để tiêu hóa chất béo. Tuy nhiên, để kích hoạt lipase trong nước bọt miệng, việc nhai thức ăn là điều cần thiết. Nhai kỹ hơn sẽ giúp bắt đầu quá trình tiêu hóa một cách hiệu quả và cải thiện khả năng hấp thụ chất béo.
  • Bảo vệ sức khỏe gan: Gan sản xuất mật, 1 chất quan trọng trong quá trình tiêu hóa chất béo. Để bảo vệ sức khỏe gan, bạn cần kiểm soát việc uống rượu và hạn chế việc sử dụng các chất kích thích.
  • Chăm sóc sức khỏe đường ruột: Hệ tiêu hóa có liên kết chặt chẽ với các khía cạnh khác của cơ thể và quá trình tiêu hóa chất béo không phải là ngoại lệ. Nếu ruột non của bạn chứa quá nhiều vi khuẩn thì nó có thể ảnh hưởng đến hoạt động của gan. Vi khuẩn phân hủy chất béo và tạo ra hỗn hợp các hợp chất mà lipase không thể tiêu hóa. Đồng thời nó có thể làm giảm khả năng phân giải chất béo bởi lipase trong mật. Do vậy, bạn nên chăm sóc sức khỏe đường ruột thường xuyên, cung cấp các lợi khuẩn lành mạnh cho cơ thể.

Nếu bạn đang lo lắng về việc giảm cân và muốn tìm 1 phương pháp giảm béo an toàn chuẩn y khoa, thì liệu pháp tiêu hao năng lượng có thể là 1 lựa chọn đáng cân nhắc. Đây là phương pháp giảm cân dựa trên cơ sở khoa học, thực hiện bằng cách cung cấp các loại vitamin & khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Theo cách này, liệu pháp có khả năng kích hoạt quá trình chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi bắt đầu liệu pháp tiêu hao năng lượng, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể của khách hàng và xây dựng 1 phác đồ giảm cân cá nhân hóa. Trong suốt quá trình thực hiện sẽ luôn có bác sĩ điều trị đồng hành hỗ trợ khách hàng theo dõi tình hình, xây dựng kế hoạch dinh dưỡng chi tiết kết hợp với luyện tập để mang lại hiệu quả giảm cân tốt đa.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Hồ Giáng My xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Tăng cân có ảnh hưởng đến kinh nguyệt?

Tăng cân có ảnh hưởng đến kinh nguyệt?

Các bài tập thể dục giảm mỡ máu cho người thừa cân

Các bài tập thể dục giảm mỡ máu cho người thừa cân

Sau sinh ăn chè có béo không?

Sau sinh ăn chè có béo không?

Tào phớ bao nhiêu calo và ăn có dễ béo không?

Tào phớ bao nhiêu calo và ăn có dễ béo không?

Kẹo dừa bao nhiêu calo và có nên ăn nếu muốn giảm cân?

Kẹo dừa bao nhiêu calo và có nên ăn nếu muốn giảm cân?

128

Bài viết hữu ích?