Zalo

Trong da gà bao nhiêu calo? Vì sao nên kiêng da gà nếu muốn giảm cân?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Tất cả chúng ta đều biết rằng thịt gà rất tốt cho sức khỏe, nhưng còn ăn da gà có tốt không? Khi nói đến lượng calo từ da gà và giá trị dinh dưỡng nói chung, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có cách chế biến. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về da gà bao nhiêu calo để bạn có thể quyết định xem mình muốn thêm hay loại bỏ nó khỏi bữa thực đơn của mình.

1. Da gà bao nhiêu calo?

Da gà là phần da bao phủ bên ngoài của con gà, chứa nhiều chất béo và có hương vị béo ngậy, giòn tan. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc da gà bao nhiêu calo trước khi quyết định thêm nó vào chế độ ăn, đặc biệt là những người đang ăn kiêng. Dưới đây là thông tin dinh dưỡng chi tiết trong 100g da gà:

  • Năng lượng: 450 kcal
  • Carbohydrate: 0g
  • Chất xơ: 0g
  • Protein: 20g
  • Tổng số chất béo: 40g, trong đó chất béo bão hòa là 11g
  • Cholesterol: 82mg
  • Natri: 387mg
  • Vitamin D: 0,2mcg
  • Canxi: 14mg
  • Sắt: 1,5mg
  • Kali: 135mg
Nhiều người quan tâm da gà bao nhiêu calo
Nhiều người quan tâm da gà bao nhiêu calo

2. Vì sao nên kiêng da gà nếu muốn giảm cân?

Khi muốn giảm cân, việc kiêng da gà là một lựa chọn hợp lý vì những lý do sau đây:

  • Tăng lượng calo: Vấn đề da gà bao nhiêu calo là điều quan trọng trước khi quyết định loại bỏ hay thêm nó vào chế độ ăn. Theo số liệu, 100g da gà cung cấp khoảng 450 kcal, chiếm một phần lớn trong lượng calo cần thiết hàng ngày. Do đó, ăn nhiều da gà có thể dẫn đến dư thừa calo, gây khó khăn trong việc giảm cân. Ngoài ra, phương pháp chế biến cũng làm tăng đáng kể hàm lượng calo trong da gà, đặc biệt là nướng hoặc chiên. Vậy da gà nướng bao nhiêu calo? Theo nghiên cứu, 100g da gà nướng cung cấp 450 – 500 kcal, 1 miếng da gà nướng khoảng 28g cung cấp 130 – 140 kcal.
  • Tăng lượng cholesterol cho bữa ăn: Nếu bạn có tình trạng sức khỏe hoặc được bác sĩ khuyên nên cắt giảm cholesterol thì việc bỏ qua da gà có thể hữu ích, nhưng tại thời điểm đó, bạn nên cân nhắc việc giảm tiêu thụ thịt nói chung, vì cholesterol chỉ có trong các sản phẩm động vật như thịt và sản phẩm bơ sữa. Ngoài ra, cholesterol có liên quan đến việc tăng cân. Dưới đây là hàm lượng cholesterol trung bình trong một số sản phẩm chế biến từ gà phổ biến (tính trong 100g): gà rán chỉ có thịt, không có da: 94mg; gà rán, thịt và da, với bột mì: 90mg; gà nướng chỉ lấy thịt 100g: 75mg; gà nướng, thịt và da, 100g: 76mg; gà nướng bỏ da 100g: 104mg.
  • Chất béo bão hòa: Ăn da gà có tốt không? Da gà chứa nhiều chất béo bão hòa, loại chất béo này có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các vấn đề sức khỏe khác khi tiêu thụ quá mức. Chất béo bão hòa cũng khó tiêu hóa hơn và có thể góp phần vào sự tích tụ mỡ trong cơ thể.
  • Tăng cảm giác no không cần thiết: Chất béo trong da gà có thể khiến bạn cảm thấy no nhanh chóng, nhưng lại không cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết. Việc cảm thấy no mà không nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết có thể làm cơ thể bạn thiếu hụt dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
  • Tăng nguy cơ tiêu thụ thực phẩm không lành mạnh: Da gà thường được chế biến bằng các phương pháp chiên, nướng, hoặc rán, kết hợp với dầu mỡ và gia vị. Tuy nhiên, những phương pháp này có thể làm tăng thêm calo và chất béo chuyển hóa, làm giảm hiệu quả của việc giảm cân. 
  • Giảm hấp thu các chất dinh dưỡng khác: Việc ăn da gà nhiều có thể làm giảm sự hấp thu của các chất dinh dưỡng khác cần thiết cho cơ thể như chất xơ từ rau quả, protein từ thịt nạc, và các vitamin và khoáng chất từ ngũ cốc nguyên hạt. Kết quả là ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình giảm cân.
 Ăn da gà có tốt không là điều nhiều người quan tâm
Ăn da gà có tốt không là điều nhiều người quan tâm

3. Cách kiểm soát cân nặng cho người thích ăn da gà

Ăn da gà có tốt không vẫn luôn là vấn đề tranh cãi. Mặc dù nó có thể gây ra một số rủi ro sức khỏe, nhưng nếu bạn sử dụng đúng cách, nó vẫn có thể tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như: cung cấp chất béo lành mạnh và chất béo không bão hòa, acid oleic, collagen, bổ sung protein, không có carbohydrate, … Đối với những người yêu thích da gà, đặc biệt là da gà nướng, nhưng muốn kiểm soát cân nặng, có một số chiến lược để cân bằng giữa sở thích ăn uống và mục tiêu sức khỏe. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn thưởng thức da gà mà vẫn duy trì được cân nặng lý tưởng:

  • Tần suất tiêu thụ: Bạn có thể ăn thịt gà còn nguyên da mỗi tuần một lần.
  • Phương pháp chế biến: Cũng như các loại thực phẩm khác, cách bạn chế biến và nấu da gà có thể tạo ra sự khác biệt giữa việc chúng tốt cho sức khỏe hay không. Ví dụ, nướng, quay đều có thể chấp nhận được nhưng chiên sẽ làm tăng lượng chất béo chuyển hóa và calo đáng kể.
  • Không nên nấu da gà quá chín vì nhiệt độ cao có thể làm giảm giá trị dinh dưỡng và gây hại cho sức khỏe.
  • Kiểm tra nhãn dinh dưỡng: Khi mua da gà đã chế biến sẵn, hãy kiểm tra nhãn dinh dưỡng để biết lượng calo và chất béo.
  • Kết hợp với thực phẩm lành mạnh: Kết hợp da gà với nhiều rau củ để tăng lượng chất xơ. Rau củ cũng giúp cân bằng lượng calo trong bữa ăn. Ngoài ra, ăn da gà cùng với các nguồn protein nạc như ức gà, cá, hoặc đậu phụ để đảm bảo bữa ăn không quá nhiều chất béo.

Da gà chứa một lượng calo khá cao, khoảng 450 cho mỗi 100 gram. Điều này khiến nó trở thành một lựa chọn thực phẩm không lý tưởng cho những người muốn giảm cân. Mặc dù da gà có vị ngon, giòn, hàm lượng chất béo và calo cao trong nó có thể góp phần làm tăng cân nếu không được tiêu thụ điều độ. Nếu bạn đang cố gắng giảm cân, việc kiêng da gà hoặc ăn một cách có kiểm soát là cần thiết để duy trì một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh. Bằng cách lựa chọn các phần thịt gà nạc hơn và giảm thiểu tiêu thụ da gà, bạn có thể đạt được mục tiêu giảm cân một cách hiệu quả hơn.

Ngoài ra nếu đang muốn giảm cân và kiểm soát cân nặng, tránh tái béo phì bạn có thể lựa chọn liệu pháp tiêu hao mỡ Drip FIT chuẩn y khoa từ Mỹ. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người để đảm bảo có được kết quả giảm cân tối ưu nhất.

Nguồn tham khảo: nutritionvalue.org, discover.grasslandbeef.com, /phlabs.com

Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Cúc Xem thêm bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Cúc

386

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

xem thêm
Trong bánh chưng bao nhiêu calo? Ăn bánh chưng dễ mập thế nào?

Trong bánh chưng bao nhiêu calo? Ăn bánh chưng dễ mập thế nào?

Gợi ý thực đơn 1200 calo thuần việt giảm cân

Gợi ý thực đơn 1200 calo thuần việt giảm cân

Gợi ý thực đơn giảm cân trong 4 tuần

Gợi ý thực đơn giảm cân trong 4 tuần

Lượng calo có trong dưa hấu là bao nhiêu?

Lượng calo có trong dưa hấu là bao nhiêu?

Nên ăn gì để giảm mỡ trong cơ thể?

Nên ăn gì để giảm mỡ trong cơ thể?

386

Bài viết hữu ích?