Béo phì không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn cả tuổi thọ, đồng thời làm tăng chi phí chăm sóc sức khỏe của cá nhân, của quốc gia và toàn cầu. Tin tốt là giảm cân có thể bù đắp một số rủi ro liên quan đến béo phì. Giảm ít nhất 5 - 10% trọng lượng cơ thể của bạn có thể mang lại lợi ích sức khỏe có ý nghĩa cho những người đang phải đấu tranh với bệnh béo phì.
Sau đây là minh họa một số cách thức mà béo phì ảnh hưởng đến toàn bộ sức khỏe của bạn, từ đó giúp thúc đẩy bạn duy trì cân nặng khỏe mạnh và có một sống một cuộc sống tốt nhất có thể.
Bệnh tiểu đường type 2 là tình trạng bệnh lý bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi trọng lượng cơ thể. Trong nghiên cứu Sức khỏe, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 93 lần ở những phụ nữ có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 35 trở lên so với những phụ nữ có chỉ số BMI thấp hơn 22. Nghiên cứu cũng đã tìm thấy mối liên hệ tương tự ở nam giới.
Trọng lượng cơ thể có liên quan trực tiếp đến các yếu tố nguy cơ tim mạch khác nhau. Khi BMI tăng, huyết áp, LDL, hay cholesterol “xấu”, triglyceride, lượng đường trong máu và chứng viêm cũng tăng theo. Những thay đổi này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, bệnh mạch vành, đột quỵ và tử vong do tim mạch.
Năm 2007, một hội đồng chuyên gia do Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới và Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ tập hợp đã kết luận rằng có bằng chứng thuyết phục về mối liên hệ giữa béo phì và ung thư ảnh hưởng đến những cơ quan sau:
Nghiên cứu cũng cho thấy đối với những phụ nữ thừa cân chưa bao giờ sử dụng liệu pháp thay thế hormone, việc giảm cân sau khi mãn kinh và duy trì cân nặng lý tưởng đó sẽ giúp giảm một nửa nguy cơ ung thư sau mãn kinh.
Một cuộc điều tra về mối quan hệ giữa cân nặng và tâm trạng cho thấy những người béo phì có nhiều khả năng bị trầm cảm hoặc rối loạn căng thẳng hơn những người có cân nặng bình thường. Vì các nghiên cứu đưa vào phân tích chỉ đánh giá cân nặng và tâm trạng tại một thời điểm nên các nhà điều tra không thể nói liệu béo phì làm tăng nguy cơ trầm cảm hay trầm cảm làm tăng nguy cơ béo phì. Bằng chứng mới xác nhận rằng mối quan hệ giữa béo phì và trầm cảm có thể đi theo cả 2 hướng cùng lúc.
Trọng lượng cơ thể có khả năng làm thay đổi yếu tố nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và chứng mất trí nhớ. Một phân tích tổng hợp của 10 nghiên cứu đã chứng minh mối liên “hệ hình chữ U” giữa BMI và bệnh Alzheimer. So với những người có cân nặng bình thường, thiếu cân có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn 36%, trong khi béo phì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 42%.
Hen suyễn và ngưng thở khi ngủ là 2 bệnh đường hô hấp phổ biến có liên quan đến béo phì. Trong một nghiên cứu, béo phì làm tăng 50% nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn ở cả nam và nữ. Béo phì cũng là nguyên nhân chính gây ra chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA), ước tính ảnh hưởng đến khoảng 1/5 người lớn, và cứ 15 người lớn thì có một người bị ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn ở mức độ trung bình hoặc nặng. Tình trạng này có liên quan đến buồn ngủ ban ngày, tai nạn, huyết áp cao, bệnh tim và tử vong sớm. Từ 50 - 75% những người mắc chứng OSA bị béo phì. Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy giảm cân vừa phải có thể hữu ích khi điều trị chứng ngưng thở khi ngủ.
Béo phì liên quan đến nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản cao hơn so với bình thường. Ngoài ra, thừa cân béo phì còn làm tăng nguy cơ hình thành sỏi mật do mật tích tụ và cứng lại trong túi mật. Chất béo ở người thừa cân béo phì cũng có thể tích tụ xung quanh gan, dẫn đến tổn thương gan, mô sẹo, suy gan.
Béo phì có thể khiến phụ nữ khó mang thai hơn, hoặc khiến nam giới bị suy giảm mức testosterone, khiến việc thụ thai trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, tình trạng thừa cân béo phì có thể làm tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng nghiêm trọng trong thai kỳ.
Béo phì làm suy giảm mật độ xương và khối lượng cơ - béo phì osteo sarcopenic. Béo phì do loãng xương dẫn đến nguy cơ gãy xương cao hơn, khuyết tật thể chất, kháng insulin và sức khỏe tổng thể kém hơn. Trọng lượng tăng còn gây quá nhiều áp lực lên khớp, dẫn đến đau, cứng khớp.
Phát ban là hiện tượng có thể xảy ra ở những nếp gấp của da ngấn mỡ trong cơ thể. Bệnh gai đen - sự đổi màu và dày lên của da ở các nếp gấp thường có liên quan đến tình trạng kháng insulin và bệnh tiểu đường type 2.
Thừa cân béo phì ảnh hưởng đến hầu hết mọi bộ phận cơ thể. Nếu bạn đang trong tình trạng béo phì, bạn có thể điều trị hoặc kiểm soát chúng bằng cách kết hợp chế độ ăn uống, tập thể dục và các biện pháp thay đổi lối sống.
Giảm 5 - 10% trọng lượng hiện tại của bạn có thể làm giảm nguy cơ phát triển các vấn đề sức khỏe liên quan đến thừa cân béo phì. Nếu có thể hãy nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa về việc giảm cân và duy trì một lối sống lành mạnh.
Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp giảm cân an toàn và mang đến hiệu quả tối ưu thì có thể lựa chọn liệu pháp tiêu hao năng lượng, giúp tiêu hao mỡ cấp độ tế bào. Đây là 1 phương pháp giảm cân đa trị liệu hiện đại và tân tiến với công thức độ quyền từ Mỹ. Thông qua việc truyền các loại vitamin & khoáng chất vào cơ thể, cơ thể sẽ thúc đẩy quá trình chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ đánh giá sức khỏe tổng thể của khách hàng qua một loạt các xét nghiệm như xét nghiệm máu, chỉ số mỡ, chỉ số khối cơ thể (BMI) và tư vấn bạn cách giảm cân an toàn và khoa học nhất.
28
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
Béo phì tuổi trung niên vì sao nguy hiểm và khó giảm?
Cách giảm carbohydrate trong chế độ ăn cho người béo phì
Người béo phì có nguy cơ bị sỏi túi mật không? Cách dự phòng sỏi túi mật ở người béo phì
Nấm đông cô bao nhiêu calo và ăn nhiều có tăng cân không?
Ngũ cốc có phải là nguyên nhân gây béo phì?
28
Bài viết hữu ích?