Sự khác biệt giữa hoa cúc La Mã và hoa cúc Đức là gì? Tinh dầu hoa cúc cúc có nguồn gốc từ cây hoa cúc, hiện có hai loại hoa cúc khác nhau mà bạn có thể bắt gặp để chiết xuất tinh dầu:
Hai loại hoa cúc này thường hơi khác nhau về ngoại hình. Ngoài ra, thành phần hóa học của chúng cũng có những điểm rất khác nhau. Nghiên cứu tìm hiểu chuyên sâu đã được thực hiện trên cả 2 chủng hoa cúc này. Hoạt chất được các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều nhất là chamazulene, hoạt chất này có hàm lượng cao hơn trong hoa cúc Đức.
Việc sử dụng hoa cúc từ rất lâu đã được mô tả trong các văn bản của Ai Cập cổ đại, Hy Lạp và La Mã với các tác dụng của tinh dầu hoa cúc:
Nghiên cứu đang bắt đầu làm sáng tỏ dần những lợi ích sức khỏe của tinh dầu hoa cúc và tìm hiểu lý do tại sao từ lâu đời tinh dầu hoa cúc đã được sử dụng như một phương thuốc chữa nhiều bệnh lý khác nhau. Sau đây, chúng ta sẽ khám phá những tác dụng của tinh dầu hoa cúc một cách chi tiết hơn:
Theo nghiên cứu trên động vật được thực hiện từ năm 2014 với đề tài đánh giá tác dụng của chiết xuất của tinh dầu hoa cúc Đức đối với bệnh tiêu chảy. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng tinh dầu hoa cúc này giúp bảo vệ chống tiêu chảy và hạn chế sự tích tụ chất lỏng trong ruột. Tiếp đến một nghiên cứu năm 2018 đã đánh giá tác dụng của tinh dầu hoa cúc pha loãng khi bôi tại chỗ đối với hoạt động của ruột sau sinh mổ. Những bệnh nhân thoa tinh dầu hoa cúc lên bụng sẽ nhanh chóng có trở lại cảm giác thèm ăn và cũng thải khí sớm hơn so với những bệnh nhân không sử dụng tinh dầu hoa cúc. Một nghiên cứu khác dựa trên chiết xuất tinh dầu hoa cúc La Mã trên các bộ phận của chuột lang và ruột người. Họ phát hiện ra rằng tinh dầu hoa cúc này có đặc tính thư giãn cơ bắp, rất thích hợp để sử dụng cho tình trạng tiêu hóa như khó tiêu và chuột rút.
Một bài báo năm 2018 đã nghiên cứu về phương pháp chiết xuất tinh dầu hoa cúc La Mã ảnh hưởng đến việc chữa lành vết thương bị nhiễm trùng ở chuột. Theo đó thuốc mỡ chứa tinh dầu hoa cúc sẽ có hoạt tính chữa lành vết thương và kháng khuẩn cao hơn nhiều so với thuốc mỡ chứa kháng sinh tetracycline và giả dược.
Trong một nghiên cứu năm 2010 đánh giá hiệu quả của tinh dầu hoa cúc Đức trong việc làm giảm viêm da dị ứng ở chuột thông qua việc bôi lên da của chúng. Kết quả cho thấy các dấu hiệu liên quan đến tình trạng dị ứng sẽ thấp hơn đáng kể ở những con chuột được sử dụng tinh dầu hoa cúc so với những con không dùng.
Nghiên cứu năm 2015 điều tra về hiệu quả của việc thoa tinh dầu hoa cúc pha loãng lên da để điều trị viêm xương khớp. Những người tham gia được yêu cầu thoa tinh dầu hoa cúc 3 lần một ngày trong 3 tuần. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khi so sánh giữa những người tham gia nghiên cứu không sử dụng phương pháp điều trị này, thì tinh dầu hoa cúc đã có kết quả làm giảm đáng kể nhu cầu sử dụng thuốc giảm đau. Các nghiên cứu khác đã xem xét hiệu quả của tinh dầu hoa cúc bôi tại trong hội chứng ống cổ tay. Sau 4 tuần sử dụng, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng khi điều trị bằng hoa cúc sẽ thấp hơn đáng kể so với nhóm sử dụng giả dược.
Nghiên cứu năm 2019 giúp đánh giá tác dụng của chiết xuất hoa cúc Đức đối với các tế bào ung thư trong môi trường nuôi cấy, kết quả cho thấy các tế bào ung thư có nhiều khả năng chết hơn khi chúng điều trị bằng chiết xuất hoa cúc. Nghiên cứu tương tự cũng phát hiện ra rằng điều trị bằng chiết xuất hoa cúc có thể làm giảm khả năng phát triển mạch máu của tế bào ung thư, các mạch máu này vốn cần thiết để giữ cho khối u sống sót. Một thành phần của tinh dầu hoa cúc có tên là apigenin giúp ức chế sự phát triển vừa gây chết tế bào trong dòng tế bào ung thư ở người.
Nghiên cứu năm 2017 đánh giá phương pháp điều trị ngắn hạn tình trạng lo âu tổng quát bằng cách sử dụng chiết xuất từ hoa cúc. Kết quả là sau 8 tuần, 58,1% số người tham gia nghiên cứu cho biết các triệu chứng rối loạn lo âu của họ đã giảm bớt. Nồng độ hormone cortisol thấp vào buổi sáng thường liên quan đến chứng rối loạn lo âu và liệu pháp hoa cúc giúp giảm các triệu chứng lo lắng và tăng mức độ của hormone cortisol vào buổi sáng.
Mặt khác, trầm cảm và lo lắng là những vấn đề thường xảy ra cùng nhau. Một nghiên cứu sử dụng chiết xuất hoa cúc Đức bằng đường uống cho những người mắc chứng lo âu và trầm cảm đã cho thấy thấy sự giảm đáng kể các triệu chứng trầm cảm sau 8 tuần điều trị. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý ở đây đó là mặc dù có thể sử dụng các dạng chiết xuất hoa cúc, nhưng chúng ta không nên uống tinh dầu hoa cúc.
Hoa cúc từ lâu đã được biết đến với tác dụng thúc đẩy giấc ngủ ngon nên cũng được sử dụng như một loại thảo mộc dùng bằng đường uống. Trong một nghiên cứu trên 60 người cao tuổi tham gia vào hai nhóm. Một nhóm được uống viên nang chứa các chiết xuất hoa cúc 2 lần một ngày, nhóm khác được dùng giả dược. Cuối cuộc nghiên cứu đã nhận thấy có sự gia tăng đáng kể về chất lượng giấc ngủ ở những người sử chiết xuất hoa cúc so với những người sử dụng giả dược. Có thể thấy, hoa cúc mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, hỗ trợ người dùng có tinh thần tốt, hỗ trợ giấc ngủ sâu và ngon hơn. Để nâng cao hiệu quả, bạn nên tìm mua tinh dầu tại những địa chỉ uy tín, có kiểm định chất lượng.
45
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
Hoa oải hương dùng để làm gì? Cách sử dụng hoa oải hương để xoa dịu sự lo lắng
Tinh dầu hoa oải hương có tác dụng gì và an toàn để hít thở không?
Tinh dầu có an toàn không? Những điều cần biết khi sử dụng
Hương thơm, cảm xúc và ký ức đan xen như thế nào?
Trầm hương có tác dụng gì? 5 lợi ích với sức khỏe của trầm hương
45
Bài viết hữu ích?