Zalo

Tiêm filler là gì? Hướng dẫn cách chăm sóc mặt sau khi tiêm filler

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Tiêm filler đã và đang trở thành phương pháp làm đẹp được đông đảo chị em tin tưởng để tăng độ đàn hồi và độ mịn cho da. Tuy nhiên, cũng giống như các phương pháp thẩm mỹ xâm lấn khác, tiêm filler tiềm ẩn một số rủi ro nếu bạn không biết cách chăm sóc mặt sau khi tiêm filler đúng cách. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cho bạn những điều cần lưu ý để chăm sóc làn da trong thời gian nhạy cảm này. Hãy đón xem nhé!
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trần Quang Dũng - Bác sĩ Da liễu - Thẩm mỹ da

1. Làm đẹp da bằng phương pháp tiêm filler 

Theo thống kê từ Hiệp hội Phẫu thuật thẩm mỹ Hoa Kỳ, ước tính có hơn 1 triệu người lựa chọn phương pháp tiêm filler để làm đẹp mỗi năm. Con số này đang ngày càng tăng lên chứng tỏ mức độ phổ biến và được ưa chuộng của phương pháp thẩm mỹ hiện đại này. 

Về bản chất hóa học, filler là chất làm đầy da có cấu trúc dạng lỏng, giống như gel. Khi được tiêm vào da, filler sẽ nhanh chóng lấp đầy những khoảng trống trong cấu trúc da, giúp gương mặt của bạn trở nên đầy đặn và căng tràn sức sống. Với cơ chế đó, tiêm filler được các bác sĩ thẩm mỹ sử dụng để giải quyết các vấn đề như: 

  • Làm mờ các dấu hiệu lão hóa, ví dụ như làm mờ nếp nhăn, rãnh cười, vết chân chim,...
  • Điều chỉnh sự bất cân xứng của khuôn mặt
  • Cải thiện vẻ ngoài của làn da: Làm đầy đặn khuôn mặt, giảm sự xuất hiện của đồi mồi, sẹo và các vấn đề khác liên quan đến cấu trúc của da. 

Nếu như tiêm botox được thực hiện với mục đích làm thư giãn các nhóm cơ dễ tạo nếp nhăn, thì tiêm filler cải thiện sự trẻ trung của khuôn mặt thông qua việc làm đầy các khoảng trống trong cấu trúc của da. Bên cạnh đó, tiêm filler còn có thể áp dụng để làm đầy các bộ phận khác trên cơ thể như môi, quầng thâm mắt, sống mũi, gò má, tay, cổ, ngực,...

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại filler khác nhau, mỗi loại filler mang đến cho người dùng những trải nghiệm khác biệt: 

  • Acid hyaluronic: Cơ thể sản xuất acid hyaluronic một cách tự nhiên để cấp nước và giúp da trở nên đầy đặn, ẩm mượt. Trong thẩm mỹ, các bác sĩ thường dùng filler hyaluronic acid để làm mềm và làm mờ các mô sẹo. 
  • Canxi hydroxylapatite: Đây là khoáng chất tự nhiên được sản xuất từ xương. Nếu bạn đang tìm kiếm một filler thuần chay, canxi hydroxylapatite có thể là lựa chọn phù hợp vì chất này không có nguồn gốc từ động vật. 
  • Acid polylactic: Acid polylactic có tác dụng kích thích cơ thể sản sinh collagen. Ngoài vai trò là chất làm đầy da, acid polylactic còn được ứng dụng để chữa lành vết thương sau khi phẫu thuật. Bên cạnh đó, acid polylactic cũng có khả năng tự phân hủy sinh học. 
  • Vi cầu polymethyl-methacrylate: Cấu trúc này gồm nhiều vi hạt lỏng tổng hợp, được các chuyên gia thẩm mỹ sử dụng để làm đầy các nếp nhăn sâu hoặc làm đầy môi. Hiệu quả làm đầy của vi cầu polymethyl-methacrylate kéo dài hơn so với các loại filler khác. Tuy nhiên, bạn cần trải qua liệu trình gồm nhiều lần tiêm để đạt được kết quả mong muốn. 
  • Tiêm mỡ tự thân: Filler này có nguồn gốc từ mỡ trong chính cơ thể bạn. Các bác sĩ sẽ hút mỡ từ các bộ phận trên cơ thể, thường là mỡ bụng. Sau đó, lượng mỡ này sẽ được tiêm vào bộ phận khác mà bạn muốn làm đầy. Đây là phương pháp duy nhất cho hiệu quả làm đầy kéo dài vĩnh viễn. 
Tiêm filler là phương pháp làm đẹp được nhiều chị em ưa chuộng
Tiêm filler là phương pháp làm đẹp được nhiều chị em ưa chuộng

2. Điều gì sẽ xảy ra sau khi tiêm filler? 

Sau khi tiêm filler, bạn có thể gặp phải tình trạng bầm tím, sưng tấy, nổi cục hoặc đau xung quanh vị trí tiêm. Hiện tượng này là bình thường và sẽ biến mất sau vài ngày. Đối với tiêm filler môi, cảm giác đau và sưng tấy có thể kéo dài hơn. Bạn có thể giảm đau bằng các loại thuốc giảm đau không kê đơn, chườm đá hoặc chườm mát bằng khăn lạnh. Nếu tình trạng này kéo dài hơn 7 ngày hoặc kèm theo các triệu chứng khác, hãy liên hệ ngay đến bác sĩ thẩm mỹ hoặc phòng khám mà bạn đã thực hiện tiêm filler để được kiểm tra và xử trí kịp thời. 

Đặc biệt, tình trạng bầm tím vị trí tiêm là tác dụng phụ khá phổ biến sau khi làm đẹp da bằng chất làm đầy. Để giảm vết bầm tím, bạn nên tuân thủ chế độ chăm sóc sau khi tiêm filler. Không sử dụng bất kỳ loại thuốc nào có thành phần chứa aspirin, vitamin E, nhân sâm, NSAIDS trước và sau 07 ngày kể từ ngày tiêm filler. Trong trường hợp bạn cần sử dụng các thuốc này để điều trị bệnh lý khác, hãy trao đổi với bác sĩ điều trị để xem xét có nên ngừng thuốc hay không. 

Trao đổi với bác sĩ nếu bạn đang dùng thuốc điều trị bệnh lý khác trước khi tiêm filler
Trao đổi với bác sĩ nếu bạn đang dùng thuốc điều trị bệnh lý khác trước khi tiêm filler

3. Cách chăm sóc da mặt sau khi tiêm filler đúng cách 

Dưới đây là một số cách chăm sóc da mặt sau khi tiêm filler mà bạn có thể thực hiện tại nhà để làm giảm tác dụng phụ (bầm tím, sưng đỏ,...) 1 cách tối đa nhất: 

  • Vào ngày đầu tiên, bạn nên chườm lạnh lên vùng da tiêm filler (không chườm đá trực tiếp lên da vì dễ gây bỏng lạnh) trong 10 phút sau mỗi 30 phút kể từ khi hoàn tất quá trình tiêm filler. 
  • Hạn chế tối đa mọi hoạt động khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi như tập thể dục cường độ cao, spa, tắm hơi, tắm nước nóng,...
  • Hạn chế tác động mạnh lên vùng da tiêm filler trong vòng 48 giờ đầu tiên (nằm ngửa nếu có thể, không massage, không nằm úp mặt). 
  • Tránh uống rượu trong vòng 24 giờ đầu tiên. Tốt nhất, bạn nên kiêng rượu trong vòng 07 ngày trước và sau khi điều trị để có kết quả tối ưu. 
  • Tránh sử dụng các thuốc hoặc dược mỹ phẩm có hoạt tính như AHA, retinols, vitamin C và các sản phẩm trang điểm gốc dầu trong vòng 24 giờ đầu. 
  • Sử dụng phương pháp điều trị tại chỗ để làm dịu vùng da sau tiêm như kem bôi Bepanthen hoặc Arnica, bôi kem 3 lần/ngày trong 7 ngày sau tiêm. 
  • Không tẩy lông, peel da bằng hóa chất, lăn kim, mài da vi điểm, IPL (liệu pháp ánh sáng xung cường độ cao) hoặc điều trị bằng laser trong 2 tuần sau khi tiêm filler. Nếu bạn muốn thực hiện các phương pháp này, hãy trao đổi với bác sĩ thẩm mỹ về kế hoạch điều trị để đảm bảo an toàn. 
  • Không xoa bóp vùng da sau tiêm (trừ khi được bác sĩ dặn dò thực hiện). 

Bạn có thể phải điều trị bổ sung sau 3 - 4 tuần kể từ lần điều trị đầu tiên để đạt được kết quả tối ưu. Mặc dù hiệu quả làm đầy có thể thấy được ngay lập tức, bạn vẫn cần thời gian để các filler “tích hợp” vào da và cho kết quả rõ ràng hơn. Tùy thuộc vào loại filler và vị trí tiêm mà hiệu quả làm đầy có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm (riêng mỡ tự thân cho hiệu quả làm đầy vĩnh viễn). Acid hyaluronic cho hiệu quả ngắn nhất, khoảng 6 - 12 tháng. Trong khi đó, canxi hydroxylapatite cho tác dụng lâu hơn, thường là 9 - 15 tháng. 

Thao tác tiêm filler không đúng cách hoặc tiêm quá nhiều filler vào cùng một vị trí có thể khiến filler di chuyển khỏi vị trí tiêm, gây ra vết lõm, vón cục hoặc các vấn đề thẩm mỹ khác. Do đó, hãy lựa chọn địa điểm thẩm mỹ uy tín và bác sĩ có kinh nghiệm để hạn chế các kết quả không mong muốn như trên.

Bên cạnh đó, các yếu tố như tuổi tác, ánh sáng mặt trời, hút thuốc,...có thể rút ngắn thời gian tác dụng của chất làm đầy. Vì vậy, để kéo dài hiệu quả, hãy đảm bảo thoa kem chống nắng và che chắn cẩn thận trước khi thực hiện các hoạt động ngoài trời. 

Bài viết trên đây đã tổng hợp cho bạn các cách chăm sóc da mặt sau khi tiêm filler đúng cách. Hy vọng bạn có thể áp dụng để giảm thiểu các tác dụng không mong muốn sau tiêm và có được kết quả làm đẹp ưng ý. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp nhé. 

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Hồ Giáng My xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Hướng dẫn bài tập cho da mặt chảy xệ được cải thiện

Hướng dẫn bài tập cho da mặt chảy xệ được cải thiện

Da mặt chảy xệ phải làm sao cho đỡ?

Da mặt chảy xệ phải làm sao cho đỡ?

Hướng dẫn chọn mặt nạ chống lão hóa da

Hướng dẫn chọn mặt nạ chống lão hóa da

Cách phục hồi làn da bị lão hóa sớm

Cách phục hồi làn da bị lão hóa sớm

Chăm sóc da mặt nên ăn gì để làm chậm lão hóa?

Chăm sóc da mặt nên ăn gì để làm chậm lão hóa?

18

Bài viết hữu ích?