Zalo

Uống vitamin E có tác dụng gì? 8 công dụng của vitamin E đối với sức khỏe con người

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Mặc dù vitamin E thường được coi là 1 hợp chất đơn lẻ nhưng thực tế nó là một nhóm gồm 8 hợp chất hòa tan trong chất béo có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ. Tác dụng của vitamin E được biết đến nhiều nhất là chống oxy hóa, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương oxy hóa bằng cách trung hòa các phân tử có hại gọi là gốc tự do. Nó cũng cần thiết cho chức năng miễn dịch và củng cố các tín hiệu tế bào. Trên thực tế đã có nghiên cứu cho thấy việc bổ sung vitamin E có thể có lợi cho sức khỏe của bạn theo nhiều cách. Bài viết này đề cập đến 8 lợi ích tiềm năng của vitamin E.

1. Giảm dấu hiệu stress oxy hóa và cải thiện khả năng chống oxy hóa

Stress oxy hóa (Oxidative stress) là sự mất cân bằng giữa các gốc tự do và chất chống oxy hóa trong cơ thể của bạn, điều này có thể dẫn tới tổn thương tế bào và tăng nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên bạn cũng không cần quá lo lắng vì công dụng của vitamin E là giảm các dấu hiệu stress oxy hóa và tăng cường khả năng phòng vệ, chống oxy hóa ở một số cơ quan.

Ví dụ, một nghiên cứu năm 2018 trên 54 người mắc bệnh thận đái tháo đường (DN), một dạng tổn thương thận do lượng đường trong máu cao, cho thấy bổ sung 800 IU vitamin E/ngày và duy trì trong 12 tuần sẽ làm tăng đáng kể glutathione peroxidase (GPx). GPx là 1 nhóm enzyme chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương oxy hóa. 

Hay 1 nghiên cứu năm 2021 cũng chỉ ra rằng việc bổ sung kết hợp vitamin E và vitamin C hàng ngày trong 8 tuần cũng giúp giảm các dấu hiệu stress oxy hóa ở phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung.

Bổ sung đầy đủ vitamin E giúp giảm stress oxy hóa, cải thiện khả năng miễn dịch
Bổ sung đầy đủ vitamin E giúp giảm stress oxy hóa, cải thiện khả năng miễn dịch

2. Giảm các yếu tố nguy cơ bệnh tim

Tình trạng cao huyết áp và mức lipid trong máu tăng (chẳng hạn nhiều cholesterol LDL cũng như chất béo trung tính), có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim. Có một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung vitamin E có thể giúp giảm các yếu tố nguy cơ này ở một số người.

Một đánh giá được tiến hành vào năm 2019, dựa trên 18 nghiên cứu khác nhau đã cho thấy rằng so với dùng giả dược, bổ sung vitamin E có thể giảm đáng kể áp lực tâm thu (áp lực máu lúc tim nghỉ) mà không gây tác động đáng kể nào lên áp lực tâm trương (áp lực máu lúc tim hoạt động). Và đây vốn là 2 thành phần chính của chỉ số huyết áp. 

Cũng có một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng vitamin E kết hợp với Omega-3 có thể giúp giảm cholesterol LDL và chất béo trung tính trong máu của bệnh nhân mắc hội chứng chuyển hóa (một nhóm bệnh liên quan đến mức lipid máu cao). Nhờ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim và các vấn đề sức khỏe khác.

3. Công dụng của vitamin E với bệnh nhân mắc gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD)

Bệnh NAFLD (Non-Alcoholic Fatty Liver Disease) bao gồm các vấn đề liên quan đến sự tích tụ mỡ trong gan ở những người không tiêu thụ rượu hoặc tiêu thụ rượu ở mức rất thấp. Theo kết quả của các nghiên cứu, bổ sung vitamin E có thể có lợi cho sức khỏe của những người mắc bệnh NAFLD.

Một đánh giá nghiên cứu vào năm 2021 dựa trên 8 nghiên cứu khác nhau, đã chỉ ra rằng việc bổ sung vitamin E có thể giảm nồng độ men gan alanine aminotransferase (ALT) và aspartate aminotransferase (AST), giúp giảm mức lipid trong máu và cải thiện tình trạng sức khỏe gan ở những người mắc bệnh NAFLD. Tăng nồng độ AST và ALT thường được liên kết với viêm nhiễm và tổn thương gan ở những người mắc bệnh NAFLD, do đó giảm được nồng độ này có thể được xem là một tín hiệu tích cực.

4. Cải thiện tình trạng đau bụng kinh ở phụ nữ

Hiện tượng đau bụng kinh là 1 tình trạng đặc trưng, thường xuất hiện với cơn đau bụng kinh mạnh và thường xuyên, bao gồm cả chuột rút và đau ở vùng chậu. Một số nghiên cứu đã gợi ý rằng bổ sung vitamin E có thể giúp giảm đau cho phụ nữ mắc bệnh này.

Trong một nghiên cứu tiến hành vào năm 2018 với 100 phụ nữ mắc chứng đau bụng kinh, việc uống hàng ngày 200 IU vitamin E đã giúp giảm đau bụng kinh nhiều hơn so với những người dùng giả dược. Hiệu quả có thể còn tốt hơn khi kết hợp vitamin E với chất bổ sung omega-3 chứa 180 mg EPA và 120 mg DHA.

Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác vào năm 2021 đã chỉ ra rằng việc sử dụng hàng ngày một kết hợp của vitamin E và vitamin C trong vòng 8 tuần đã giúp giảm mức độ nghiêm trọng của chứng đau vùng chậu và đau bụng kinh ở phụ nữ mắc lạc nội mạc tử cung.

5. Tác dụng của vitamin E với các vấn đề sức khỏe khác

Bổ sung đầy đủ vitamin E cho cơ thể cũng mang lại một số lợi ích sức khỏe khác. Ví dụ như:

  • Cải thiện sức khỏe làn da: Bổ sung vitamin E có thể có lợi cho sức khỏe da, đặc biệt là cho những người mắc các vấn đề da như bệnh chàm. Tuy nhiên, hiện nghiên cứu về vấn đề này còn hạn chế và cần thêm nghiên cứu để tìm hiểu rõ hơn về tiềm năng lợi ích này.
  • Tăng cường nhận thức: Duy trì mức vitamin E tối ưu và bổ sung có thể giúp bảo vệ chống lại sự suy giảm nhận thức. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu các thực phẩm bổ sung có mang lại lợi ích cho những người mắc các bệnh về nhận thức như bệnh Alzheimer hay không.
  • Có nhiều lợi ích cho người lớn tuổi: Vì vitamin E đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, chẳng hạn như giảm viêm và cải thiện chức năng miễn dịch nên các thực phẩm bổ sung có thể sẽ có ích cho những người có nhu cầu vitamin cao hoặc không nhận đủ vitamin E trong chế độ ăn uống, chẳng hạn như người lớn tuổi.
  • Cải thiện chức năng phổi: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung vitamin E có thể cải thiện chức năng phổi và một số triệu chứng hen suyễn ở trẻ em và người lớn.
Vitamin E tồn tại tự nhiên trong một số loại thực phẩm, bao gồm hạt, quả hạch, một số loại rau và một số thực phẩm bổ sung
Vitamin E tồn tại tự nhiên trong một số loại thực phẩm, bao gồm hạt, quả hạch, một số loại rau và một số thực phẩm bổ sung 

6. Nên dùng bao nhiêu vitamin E? Gợi ý liều dùng

Tình trạng thiếu hụt vitamin E ở những người khỏe mạnh là không phổ biến vì hầu hết mọi người đều nhận đủ vitamin E từ chế độ ăn uống hàng ngày. Theo Viện Y tế Quốc gia (NIH), lượng vitamin E khuyến nghị cho mỗi người hấp thụ hàng ngày là:

Độ tuổiLiều lượng khuyến nghị
0–6 tháng 4mg
7–12 tháng5mg
1–3 tuổi6mg
4–8 tuổi7mg
9–13 tuổi11mg
14+ tuổi15mg
Phụ nữ mang thai15mg
Phụ nữ đang cho con bú19mg

7. Thận trọng tình trạng thừa và thiếu vitamin E

7.1. Tình trạng thiếu vitamin E

Mặc dù tình trạng thiếu vitamin E khá hiếm gặp nhưng nó lại đặc biệt phổ biến trong một số nhóm dân cư nhất định. Ví dụ:

  • Bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan đến giảm hấp thu chất béo (xơ nang, bệnh Crohn) có nguy cơ cao hơn;
  • Người mắc bệnh di truyền hiếm gặp (ví dụ: Thiếu hụt beta lipoprotein trong máu;
  • Người có chế độ ăn thiếu chất (ví dụ: trẻ em ở các nước chậm phát triển hay những người mắc chứng chán ăn).

7.2. Tình trạng thừa vitamin E

Việc tiêu thụ quá nhiều vitamin E thông qua thực phẩm khá hiếm khi xảy ra, nhưng việc sử dụng quá liều từ các thực phẩm bổ sung có thể gây hại cho sức khỏe của bạn. Ví dụ, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung vitamin E liều cao có thể tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới khỏe mạnh hay nguy cơ chảy máu.

Vì vậy, nói chung bạn không nên tự mình bổ sung vitamin E trừ khi được tư vấn và theo dõi bởi bác sĩ, chuyên gia y tế có chuyên môn. Hãy luôn kiểm tra nhãn sản phẩm cẩn thận vì liều lượng vitamin E có thể biến đổi đáng kể. Một số sản phẩm có thể cung cấp nhiều hơn liều lượng khuyến nghị. 

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Hồ Giáng My xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Dấu hiệu cơ thể thiếu vitamin E

Dấu hiệu cơ thể thiếu vitamin E

Cơ thể dư Vitamin E có sao không?

Cơ thể dư Vitamin E có sao không?

Phụ nữ nên uống Vitamin E khi nào?

Phụ nữ nên uống Vitamin E khi nào?

Cơ thể thiếu Vitamin E sẽ bị bệnh gì?

Cơ thể thiếu Vitamin E sẽ bị bệnh gì?

Uống Vitamin E có tác dụng phụ không?

Uống Vitamin E có tác dụng phụ không?

19

Bài viết hữu ích?