Zalo

Tiêm filler môi kéo dài bao lâu?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Sở hữu đôi môi căng mọng, tươi trẻ là mơ ước của biết bao chị em phụ nữ. Tuy nhiên không phải ai cũng có được đôi môi đẹp tự nhiên, chưa kể nhiều lý do khác ảnh hưởng như: tuổi tác, thói quen sinh hoạt, tác hại của ánh nắng mặt trời… Đó là lý do nhiều người tìm đến dịch vụ tiêm filler môi. Đây là kỹ thuật phổ biến nhất để tăng kích thước môi và hạn chế sự xâm lấn đến mức tối thiểu, giúp bạn có thời gian phục hồi nhanh hơn so với phẫu thuật. Vậy tiêm chất làm đầy môi có thể duy trì bao lâu? Khi nào cần tiêm bổ sung?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trần Quang Dũng - Bác sĩ Da liễu - Thẩm mỹ da

1. Tiêm filler môi là gì?

Chất làm đầy môi (Lip Filler) là loại thuốc tiêm giúp tăng thể tích cho đôi môi của bạn, nhờ đó đôi môi bạn sẽ có vẻ căng mọng, đầy đặn và đẹp hơn trên phương diện thẩm mỹ.

Theo thời gian, đôi môi của bạn có thể bị giảm thể tích ở môi do các yếu tố như: Di truyền học, hút thuốc, tác hại của ánh nắng mặt trời. Chất làm đầy môi tuy không thể ngăn chặn quá trình lão hóa tự nhiên nhưng chúng có thể giúp bạn trì hoãn nhu cầu phẫu thuật nâng môi xâm lấn hơn (ví dụ như cấy ghép môi hoặc căng da môi). Kỹ thuật này cũng có thể giúp bạn đạt được vẻ ngoài mong muốn, giúp nâng cao sự tự tin của bạn.

Thành phần chính của chất làm đầy môi bao gồm: Axit hyaluronic tổng hợp (HA), vốn là 1 chất tự nhiên có trong cơ thể con người. Hiện nay trên thị trường có nhiều nhãn hiệu filler khác nhau như: Juvederm, Restylane và Perlane…

Chất làm đầy môi giúp khôi phục hoặc tăng độ dày cho đôi môi của bạn
Chất làm đầy môi giúp khôi phục hoặc tăng độ dày cho đôi môi của bạn

2. Đối tượng thực hiện & lợi ích khi tiêm filler môi

Kỹ thuật tiêm filler môi rất phổ biến ở các nước Châu Á và Châu Âu. Năm 2018, các bệnh viện, đơn vị thẩm mỹ đã thực hiện hơn 2,1 triệu ca dịch vụ làm đầy môi. Các khách hàng thường chọn tiêm chất làm đầy môi khi có nhu cầu làm đẹp, sở hữu đôi môi quyến rũ, đầy đặn và khiến gương mặt thu hút hơn. Bạn hoàn toàn có thể thực hiện tiêm filler môi nếu đáp ứng được các yếu tố cơ bản như:

  • Tình trạng sức khỏe tốt;
  • Có mong muốn làm đẹp bằng thủ thuật tiêm filler;
  • Không bị nhiễm trùng miệng (bao gồm cả vết loét trong miệng hay bệnh mụn rộp - Herpes ở môi)

Nhiều người chọn tiêm chất làm đầy môi vì họ muốn tăng kích thước của đôi môi. Có nhiều lý do để họ đưa ra quyết định này, bao gồm:

  • Muốn khôi phục lại kích thước môi trước đó. Khi bạn có tuổi, môi của bạn có thể nhỏ hoặc mỏng hơn, nhân trung (rãnh giữa môi trên và mũi) có thể dài và phẳng hơn, khoảng cách giữa các khóe miệng cũng tăng thêm. Điều này khiến gương mặt ủ rũ và mất đi sức sống vốn có.
  • Điều chỉnh hình dạng đôi môi. Đôi môi bạn sẽ có kích thước hoặc hình dạng không cân xứng, đây là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên bạn có thể sẽ muốn tiêm filler môi để điều chỉnh điều trên.
  • Làm mờ nếp nhăn. Khi bạn mỉm cười hoặc cười lớn, nếp nhăn đôi khi sẽ xuất hiện ở 2 bên khóe miệng. 
  • Gia tăng sự tự tin. Tiêm chất làm đầy môi có thể giúp bạn tự tin hơn với ngoại hình của bản thân, nhờ đó đạt được những lợi thế nhờ vẻ ngoài hấp dẫn.

3. Tiêm chất làm đầy môi kéo dài bao lâu?

Điều đầu tiên cần cân nhắc khi nghĩ đến việc tiêm filler môi là xác định kiểu dáng môi mà bạn muốn. Bạn muốn các cạnh của viền môi rõ hơn hay muốn làm đầy chúng để tổng thể trông đầy đặn hơn? Tìm được đáp án cho những câu hỏi này sẽ giúp bạn lựa chọn được loại filler phù hợp nhất cho mình.

Sẽ hữu ích hơn rất nhiều nếu bạn chuẩn bị hình ảnh của những người có đôi môi mà bạn muốn và mang đến cho bác sĩ
Sẽ hữu ích hơn rất nhiều nếu bạn chuẩn bị hình ảnh của những người có đôi môi mà bạn muốn và mang đến cho bác sĩ

Khi lựa chọn loại filler mà bạn muốn, bạn nên hiểu rõ công dụng cũng như tính ứng dụng của từng loại. Dưới đây là một số thông tin gợi ý mà bạn có thể tham khảo: 

Trước đây Collagen, 1 dạng mô liên kết được tìm thấy trong cơ thể động vật, là loại chất làm đầy môi phổ biến nhất. Tuy nhiên ngày nay nó hiếm khi được sử dụng hơn do hiệu quả không duy trì lâu, đồng thời có thể gây ra phản ứng dị ứng ở một số người.

Chất làm đầy Axit hyaluronic (HA) hiện là loại filler được sử dụng rộng rãi nhất giúp làm đầy và định hình đôi môi. Về bản chất, Axit hyaluronic là một chất giống như gel được làm từ vi khuẩn. Nó khiến đôi môi trông dày hơn bằng cách tự gắn vào các phân tử nước trong da. Chất làm đầy này được hấp thụ chậm và có thể tạo hiệu ứng dày hoặc mỏng để đạt được chính xác vẻ ngoài mà bạn mong muốn. 

Hiện có 4 loại Axit hyaluronic phổ biến trên thị trường và những thương hiệu phổ biến nhất là Restylane và Juvaderm. Chúng kéo dài khoảng 6 tháng và được đánh giá là mang lại vẻ ngoài rất tự nhiên.

  • Vollure là sản phẩm mới nhất trên thị trường. Nó lâu trôi nhất và không gây sưng phồng, mang lại vẻ ngoài tự nhiên hơn nữa.
  • Volbella là sản phẩm thứ tư. Loại filler này rất mỏng và có thể giúp làm mịn các đường viền môi dọc mà không làm đầy đặn. Volbella có thể duy trì khoảng 12 tháng.
Loại chất tiêm Thời gian duy trì
Restylane6 tháng
Juvaderm6 tháng
Vollure18 tháng 
Volbella12 tháng
Collagen3 tháng

Sau khi filler hết hiệu lực, bạn có thể tiêm lại sau 6 tháng. Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng việc tiêm Axit hyaluronic sẽ kích thích da sản xuất nhiều collagen hơn, tạo ra độ căng mọng tự nhiên hơn cho môi.

4. Các câu hỏi thường gặp về dịch vụ tiêm filler môi

Để hỗ trợ cho các khách hàng đang quan tâm và có nhu cầu thực hiện dịch vụ tiêm filler môi, dưới đây là các câu hỏi thường gặp:

4.1. Tiêm chất làm đầy môi có an toàn không?

Nhìn chung, tiêm filler môi là một thủ thuật thẩm mỹ đơn giản và rất an toàn nếu được thực hiện bởi các bác sĩ có tay nghề, kinh nghiệm. Thậm chí nếu bạn không hài lòng với kết quả thẩm mỹ, bác sĩ vẫn có thể tiêm 1 loại enzyme là Hyaluronidase để hòa tan chất làm đầy môi đã tiêm. 

4.2. Có những rủi ro nào khi tiêm filler?

Mặc dù hiếm gặp nhưng tiêm chất làm đầy môi vẫn có thể gây ra một số rủi ro, biến chứng như:

  • Chảy máu và đau tại vị trí tiêm;
  • Kích hoạt lại các vết loét trong miệng;
  • Nhiễm trùng môi;
  • Tổn thương mạch máu (xảy ra khi filler được tiêm vào hoặc xung quanh động mạch);
  • Đôi môi không đạt được kết quả như ý muốn (không đối xứng);
  • Chất làm đầy môi di chuyển ra các vùng khác trên khuôn mặt (thường là về phía mũi).

4.3. Quá trình tiêm môi mọng có đau không?

Bạn có thể sẽ bị tê nhức tại vị trí tiêm. Cơn đau sẽ biến mất sau 12 - 24 giờ. Tuy nhiên bạn không cần lo lắng vì bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc và có thể kê thuốc giảm đau nếu cần. .

4.4. Thời gian phục hồi sau tiêm filler môi là bao lâu?

Sau 12 - 24 giờ cơn đau sẽ biến mất. Vết sưng cũng sẽ thuyên giảm sau 24 - 48 giờ nhưng cũng có thể mất đến 1 tuần (tùy cơ địa từng người). Nếu bạn muốn tiêm chất làm đầy môi trước 1 sự kiện trọng đại, chẳng hạn như đám cưới, hãy đảm bảo bạn lên lịch thực hiện trước ít nhất 2 tuần để khuôn mặt có thời gian hồi phục hoàn toàn. 

4.5. Tiêm filler môi có thể duy trì vĩnh viễn không?

Như đã đề cập ở trên, tiêm filler môi không phải là kỹ thuật thẩm mỹ mang lại hiệu quả vĩnh viễn. Chúng sẽ tan dần theo thời gian, thường là 12-18 tháng kể từ thời điểm thực hiện. Để duy trì bạn sẽ cần tiêm định kỳ để duy trì độ căng mọng của môi như ý muốn. 

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về tiêm filler môi kéo dài bao lâu để cân nhắc trước khi thực hiện. Để đảm bảo an toàn, cũng như sự uy tín thì bạn nên chọn các cơ sở y tế, thẩm mỹ uy tín.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Hồ Giáng My xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Tiêm filler môi bao lâu thì tan tự nhiên? Cách thúc đẩy quá trình tan filler

Tiêm filler môi bao lâu thì tan tự nhiên? Cách thúc đẩy quá trình tan filler

Sau tiêm filler ăn thịt bò được không? Gợi ý cách chăm sóc môi sau tiêm

Sau tiêm filler ăn thịt bò được không? Gợi ý cách chăm sóc môi sau tiêm

Nên phun môi trước hay tiêm filler trước?

Nên phun môi trước hay tiêm filler trước?

Hướng dẫn cách chăm sóc môi sau khi tiêm filler

Hướng dẫn cách chăm sóc môi sau khi tiêm filler

Sau khi tiêm filler môi kiêng ăn gì?

Sau khi tiêm filler môi kiêng ăn gì?

1155

Bài viết hữu ích?