Zalo

Thiếu vi chất là gì và tác động của nó tới sức khỏe

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Vi chất dinh dưỡng dù có nhu cầu rất nhỏ nhưng lại có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Thiếu vi chất dinh dưỡng là tiền đề của nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Vậy thiếu vi chất là gì và tác động đến sức khỏe như thế nào?

1. Thiếu vi chất là gì? Nhận biết ra sao?

1.1. Thiếu vi chất là gì?

Thiếu vi chất là tình trạng thiếu hụt một hoặc nhiều vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển và quá trình chuyển hóa bình thường của cơ thể con người. Hiện nay, có 11 nguyên tố vi lượng và 13 vitamin đủ tiêu chuẩn là vi chất dinh dưỡng thiết yếu của con người.

Mặc dù nhu cầu của các vi chất dinh dưỡng mỗi ngày là rất thấp nhưng đôi khi chúng ta vẫn không thể đáp ứng đủ theo khuyến nghị. Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng có thể là nguyên nhân của nhiều bệnh lý nghiêm trọng và hiện nay nó tương đối phổ biến khi các số liệu thống kê cho thấy có ít nhất ½ số trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới mắc phải tình trạng này.

Biểu hiện và triệu chứng của tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại vi chất dinh dưỡng cụ thể mà cơ thể không được cung cấp đủ. 

1.2. Dấu hiệu nhận biết thiếu vi chất là gì?

Những dấu hiệu sau đây có thể cảnh báo trạng thái này:

  • Rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, ăn khó tiêu hoặc đau bụng;
  • Chậm lành vết thương;
  • Tóc bị rụng ở mức độ nghiêm trọng;
  • Nhịp tim bất thường hoặc không đều
  • Ăn uống kém ngon miệng;
  • Dễ bị chuột rút cơ hoặc đau nhức xương khớp;
  • Buồn nôn, nôn ói kéo dài;
  • Tay chân thường xuyên bị tê hoặc cảm giác ngứa ran;
  • Khả năng tập trung kém;
  • Trẻ em chậm phát triển thể chất lẫn trí tuệ;
  • Cơ thể suy nhược, thường xuyên mệt mỏi;
  • Suy giảm thị lực.
Một số chế độ ăn có thể gây nên tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng
Một số chế độ ăn có thể gây nên tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng

Bệnh nhân có thể xuất hiện một hoặc nhiều triệu chứng thiếu vi chất dinh dưỡng ở các mức độ khác nhau, và điều này gợi ý một số bệnh lý nghiêm trọng khác. Do đó, nếu nhận thấy bản thân có các biểu hiện kể trên, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ xét nghiệm và chẩn đoán chính xác, qua đó đưa ra phương án điều trị thiếu vi chất dinh dưỡng cùng các bệnh lý đi kèm một cách kịp thời.

1.3. Nguyên nhân cơ thể thiếu vi chất là gì?

Khi nhắc đến những nguyên nhân gây thiếu vi chất dinh dưỡng, các bác sĩ cho biết phổ biến nhất là do cơ thể không nhận đủ nhu cầu khuyến nghị từ thực phẩm hoặc chế phẩm bổ sung. Các chuyên gia cho biết nhiều chế độ ăn có thể gây nên tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng như: Chế độ ăn kiêng nghèo nàn, thường xuyên tiêu thụ đồ ăn vặt hoặc thói quen ăn ít trái cây/rau củ quả tươi. Ví dụ điển hình là những người ăn chay trường rất dễ bị thiếu hụt vitamin B12, vitamin D, canxi, sắt, iốt, và acid béo omega-3.

Bên cạnh đó, những chế độ ăn kiêng hạn chế calo có thể tạo điều kiện thuận lợi cho tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng phát triển, và điều này thường được ghi nhận ở những người đang muốn giảm cân hoặc mắc các bệnh gây rối loạn ăn uống

Một đối tượng đặc biệt khác là người lớn tuổi khi khẩu vị thay đổi và ăn ít hơn nên không nhận đủ calo hoặc chất dinh dưỡng cả vi thể lẫn đại thể từ thực phẩm. Một số bệnh lý gây rối loạn chức năng tiêu hóa hoặc suy giảm hấp thụ dinh dưỡng cũng có thể dẫn đến thiếu hụt khoáng chất vi lượng và vitamin. 

Một số nguyên nhân tiềm ẩn khác của thiếu vi chất dinh dưỡng bao gồm:

  • Mắc một số bệnh lý gan mật, đường ruột, tuyến tụy hoặc thận;
  • Tiền sử từng phẫu thuật ống tiêu hóa;
  • Người nghiện rượu mãn tính;
  • Sử dụng một số loại thuốc như kháng sinh, nhuận tràng và lợi tiểu.

Một trường hợp ngoại lệ gây thiếu vi chất dinh dưỡng là do nhu cầu tăng lên, ví dụ điển hình là phụ nữ mang thai, trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc đã mãn kinh.

Thiếu vi chất dinh dưỡng có thể là do nhu cầu của cơ thể tăng lên
Thiếu vi chất dinh dưỡng có thể là do nhu cầu của cơ thể tăng lên

2. Tác động của thiếu vi chất dinh dưỡng với sức khỏe

Theo bác sĩ, thiếu vi chất dinh dưỡng có thể gây ra rất nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Trong đó phổ biến nhất là tình trạng thiếu sắt, acid folic và vitamin B12 sẽ gây thiếu máu, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, khó thở và chóng mặt. 

Một khoáng chất vi lượng thiết yếu khác dễ bị thiếu hụt là iốt, qua đó sẽ gây ra bướu giáp hoặc thiểu năng chức năng tuyến giáp. Trẻ em thiếu hụt iốt nặng có thể bị tổn thương não và chậm phát triển trí tuệ/thể chất (nói ngọng, suy giảm thích lực). Với phụ nữ mang thai, thiếu iốt là nguyên nhân có thể gây sảy thai tự nhiên, thai chết lưu và tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh.

Với vitamin A, tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng và không được can thiệp phù hợp sẽ đưa đến các bệnh lý mắt nguy hiểm như quáng gà, khô mắt… hay các vấn đề về da và cả chức năng sinh sản. Trẻ em được xác định thiếu hụt vitamin A là đối tượng dễ mắc các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm như sởi, tiêu chảy, nhiễm trùng hô hấp… liên quan đến hiện tượng suy giảm khả năng đề kháng. Cuối cùng, thiếu vitamin A ở phụ nữ trong thai kỳ là nguyên nhân hàng đầu gây dị tật bẩm sinh hoặc sảy thai.

Các nghiên cứu đã tìm ra bằng chứng cho thấy thiếu vi chất dinh dưỡng liên quan đến nhiều bệnh lý mãn tính, chẳng hạn như loãng xương, ung thư trực tràng và đặc biệt là bệnh lý tim mạch. Một số bệnh lý phổ biến do thiếu vi chất dinh dưỡng có thể kể đến như:

  • Còi xương do thiếu hụt canxi, vitamin D và kẽm;
  • Bệnh Pellagra: Đặc trưng với bộ 3 triệu chứng là tiêu chảy kéo dài, viêm da và suy giảm trí nhớ. Nguyên nhân là do thiếu hụt vitamin B3 hoặc niacin;
  • Bệnh Scorbut: Cả người người trưởng thành và trẻ nhỏ khi không nhận đủ nhu cầu vitamin C đều có nguy cơ mắc bệnh tăng cao. Ở người lớn, căn bệnh này thường có các triệu chứng đặc trưng, như chảy máu chân răng, sưng lợi, tụ máu màng xương, xuất hiện các chấm xuất huyết hay tình trạng tăng sừng nang lông;
  • Khô mắt hay quáng gà đưa đến suy giảm thị lực và nhiễm trùng mãn tính, được xác định là do thiếu hụt vitamin A nặng.

3. Những ai dễ bị thiếu vi chất dinh dưỡng nhất?

Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, trong đó phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ là nhóm có nguy cơ cao nhất. Nguyên nhân không chỉ liên quan đến chế độ dinh dưỡng nghèo nàn mà còn do nhu cầu cơ thể tăng cao hơn so với bình thường để phục vụ cho quá trình phát triển thai nhi (phụ nữ mang thai) và phát triển cơ thể (trẻ em).

Đối với phụ nữ mang thai, nhu cầu năng lượng và chất dinh dưỡng cả đại lượng lẫn vi lượng đều tăng lên, đặc biệt là ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Trong đó nhu cầu năng lượng sẽ tăng không nhiều bằng nhu cầu về vi chất dinh dưỡng.

Với trẻ em, tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng rất phổ biến, thường là thiếu vitamin A, iốt, sắt, kẽm hay acid folic. Bác sĩ cho biết có rất nhiều nguyên nhân gây ra thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em, cụ thể như sau:

  • Thiếu kẽm: Do bà mẹ mang thai thiếu kẽm, trẻ nhỏ không được bú sữa mẹ, trẻ lớn ăn ít thịt hoặc biếng ăn;
  • Thiếu sắt: Giai đoạn còn trong bụng mẹ bị thiếu sắt, trẻ sơ sinh nhẹ cân hoặc thói quen sử dụng sữa bò quá sớm (trước 12 tháng tuổi);
  • Thiếu vitamin A và vitamin D: Trẻ không được bú sữa mẹ hoàn toàn (bao gồm không được bú mẹ hoặc bú mẹ kết hợp sữa công thức) hoặc do ăn dặm quá sớm.

Tóm lại, việc thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng kéo dài có thể gây ra những hệ lụy không nhỏ tới sức khỏe của tất cả mọi người. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Trong trường hợp không biết nên bổ sung như thế nào thì hãy áp dụng liệu pháp phục hồi sức khỏe - nâng cao miễn dịch đang được nhiều người lựa chọn hiện nay. Đây là liệu pháp giúp chăm sóc sức khỏe từ cấp độ tế bào. Sự kết hợp theo công thức đặc biệt chất điện giải, vitamin, chất chống oxy hóa, vi hoạt chất độc quyền giúp tăng cường năng lượng, bù nước, thải độc, cân bằng điện giải, tăng sinh collagen, chống lão hoá da cấp độ tế bào và phục hồi sức khỏe từ bên trong. 

Tài liệu tham khảo: sciencedirect.com, cdc.gov

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Thiếu chất dinh dưỡng gây ra bệnh gì?

Thiếu chất dinh dưỡng gây ra bệnh gì?

Các bài thuốc đông y chữa suy nhược cơ thể

Các bài thuốc đông y chữa suy nhược cơ thể

Các dấu hiệu suy nhược cơ thể do làm việc quá sức, dễ gặp ở nhóm doanh nhân

Các dấu hiệu suy nhược cơ thể do làm việc quá sức, dễ gặp ở nhóm doanh nhân

Bị suy nhược cơ thể nặng gây chán ăn, kém ăn

Bị suy nhược cơ thể nặng gây chán ăn, kém ăn

Cơ thể thường xuyên mệt mỏi là bị bệnh gì?

Cơ thể thường xuyên mệt mỏi là bị bệnh gì?

9

Bài viết hữu ích?