Zalo

Thiếu chất dinh dưỡng gây ra bệnh gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Dinh dưỡng đầy đủ là tiền đề cho một sức khỏe dồi dào. Ngược lại, thiếu chất dinh dưỡng sẽ là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Vậy thiếu chất dinh dưỡng là gì và thiếu chất dinh dưỡng gây ra bệnh gì?

1. Thiếu chất dinh dưỡng là gì?

Thiếu chất dinh dưỡng là một dạng của bệnh lý suy dinh dưỡng, có thể là hậu quả từ chế độ ăn không đầy đủ dinh dưỡng, suy giảm khả năng hấp thu hay chuyển hóa trong cơ thể, mắc một số bệnh gây mất chất (như tiêu chảy) hoặc tăng nhu cầu dinh dưỡng (do ung thư hoặc nhiễm trùng). 

Theo các bác sĩ, thiếu chất dinh dưỡng sẽ tiến triển theo từng giai đoạn, có thể diễn tiến chậm (thường gặp ở người ăn kém do chán ăn) hoặc ngược lại tiến triển rất nhanh (thường gặp ở bệnh nhân ung thư). 

Về cơ chế bệnh sinh của thiếu chất dinh dưỡng, đầu tiên là sự thay đổi các chất dinh dưỡng cụ thể trong máu và mô, sau đó là những thay đổi bên trong tế bào về chức năng và cấu trúc sinh hóa, cuối cùng là sự xấu hiện của triệu chứng liên quan đến các bệnh thiếu nguyên tố vi lượng hay các chất dinh dưỡng đa lượng. 

Quá trình chẩn đoán tình trạng thiếu chất dinh dưỡng cần kết hợp nhiều yếu tố, bao gồm tiền sử, triệu chứng lâm sàng, kết quả phân tích thành phần cơ thể và đôi khi là các xét nghiệm máu (như xét nghiệm Albumin/protein máu). 

Thiếu chất dinh dưỡng là hậu quả từ chế độ ăn không đầy đủ dinh dưỡng
Thiếu chất dinh dưỡng là hậu quả từ chế độ ăn không đầy đủ dinh dưỡng

Thiếu chất dinh dưỡng thường liên quan đến rất nhiều yếu tố nguy cơ khác nhau, trong đó bao gồm cả sự đói nghèo hay kinh tế xã hội thiếu thốn. Nguy cơ thiếu chất cũng sẽ tăng cao vào một số thời điểm nhất định trong cuộc đời, có thể kể đến như thời kỳ sơ sinh, trẻ em, thiếu niên đang phát triển, phụ nữ mang thai hay con bú và đặc biệt nhất là người cao tuổi:

  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Đây là đối tượng rất dễ mắc phải các bệnh thiếu nguyên tố vi lượng/ đa lượng do nhu cầu tăng cao để phục vụ cho sự phát triển của cơ thể;
  • Thanh thiếu niên: Giai đoạn này đặc trưng bởi tốc độ tăng trưởng cơ thể vượt bậc, kéo theo đó là nhu cầu dinh dưỡng tăng lên rất cao;
  • Phụ nữ mang thai/ cho con bú: Đối tượng này dễ bị thiếu chất dinh dưỡng là điều rất dễ hiểu vì nhu cầu tăng cao để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi hoặc trẻ bú mẹ. Bệnh thiếu nguyên tố vi lượng phổ biến nhất trong giai đoạn này là thiếu vitamin D, dẫn đến suy giảm khối lượng xương ở trẻ;
  • Người lớn tuổi: Quá trình lão hóa tự nhiên, có thể đi kèm với bệnh lý nền hoặc không, sẽ gây ra tình trạng thiểu cơ do thiếu chất dinh dưỡng, qua đó góp phần đưa đến nhiều biến chứng nguy hiểm;
  • Một số bệnh lý: Đái tháo đường, một bệnh lý rối loạn chuyển hóa mãn tính, có thể ảnh hưởng đến chức năng tiêu hoá và gây suy giảm hấp thu chất dinh dưỡng. Bệnh đường ruột do không dung nạp gluten, suy tụy hoặc các rối loạn khác cũng có thể gây hội chứng kém hấp thu, qua đó góp phần gây thiếu máu thiếu sắt và bệnh loãng xương;
  • Chế độ ăn chay trường: Thiếu sắt có thể xảy ra ở những người ăn chay trường, bên cạnh đó là thiếu hụt vitamin B12. Lượng canxi sắt và kẽm hấp thu vào cơ thể ở người ăn chay cũng có xu hướng thấp;
  • Một số chế độ thiếu khoa học gây ra thiếu nguyên tố vi lượng (bao gồm vitamin và các khoáng chất) và protein. Đáng chú ý, người theo đuổi chế độ ăn có lượng calo rất thấp (dưới 400 calo mỗi ngày) sẽ không thể duy trì được sức khỏe lâu dài;
  • Thuốc: Thiếu chất dinh dưỡng có thể do sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau, ví dụ như các hoạt chất ức chế cảm giác thèm ăn hoặc ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng/chuyển hóa;
  • Nghiện rượu: Những bệnh nhân lệ thuộc rượu nghiêm trọng có thể xao nhãng nhu cầu tiêu thụ dinh dưỡng, qua đó làm suy giảm khả năng hấp thu cũng như chuyển hóa các chất quan trọng. Rối loạn sử dụng rượu có thể gây ra tình trạng thiếu hụt magie, kẽm và một số loại vitamin nhất định (đặc biệt nhất là vitamin B1).
Rụng tóc có thể là biểu hiện của bệnh thiếu nguyên tố vi lượng
Rụng tóc có thể là biểu hiện của bệnh thiếu nguyên tố vi lượng

2. Thiếu chất dinh dưỡng gây ra bệnh gì?

  • Rụng tóc: Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường, tuy nhiên khi mức độ tóc rụng quá nhiều, đặc biệt là sau khi thức dậy hoặc gội đầu, thì sẽ cảnh báo một số vấn đề sức khỏe. Rụng tóc có thể là biểu hiện của bệnh thiếu nguyên tố vi lượng như sắt, canxi… và một số chất dinh dưỡng quan trọng khác. Khi phát hiện bản thân rụng tóc quá nhiều, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám nhằm tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời;
  • Cảm giác bỏng rát trong miệng, đi kèm với đó là hiện tượng khô và cảm giác tê gần giống như bị bỏng là những dấu hiệu không nên chủ quan vì nguyên nhân có thể do thiếu các vitamin nhóm B;
  • Mệt mỏi không rõ nguyên nhân: Bác sĩ cho biết có nhiều nguyên nhân khác nhau gây mệt mỏi, chẳng hạn như thiếu ngủ, mắc bệnh hoặc rối loạn tâm lý/ cảm xúc. Tuy nhiên khi mệt mỏi kéo dài mà không rõ nguyên nhân thì nguy cơ thiếu chất dinh dưỡng là rất cao, đặc biệt là khi thiếu vitamin D. Loại vitamin này được tổng hợp khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, do đó chúng ta rất dễ nhận thấy nhiều trường hợp ở trong nhà quá lâu hoặc sống trong điều kiện thời tiết mùa đông thiếu ánh nắng… luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu hoặc cơ thể uể oải;
  • Da/ môi khô: Hiện tượng da và/hoặc môi bị khô có thể đơn giản là do thay đổi thời tiết hoặc nghiêm trọng hơn là do thiếu vitamin A. Loại vitamin quan trọng này là rất cần thiết cho sự phát triển và duy trì chức năng các mô trên bề mặt;
  • Chốc mép: Thường liên quan đến hiện tượng khô da và có thể cải thiện khi sử dụng kem dưỡng môi. Tuy nhiên khi tình trạng chốc mép ở cả 2 bên khóe miệng kèm theo đó là dễ bị kích ứng, hình thành sẹo và không cải thiện khi thoa kem dưỡng cũng thì bạn nên nghĩ đến nguyên nhân thiếu nguyên tố vi lượng, cụ thể là thiếu sắt hoặc vitamin B;
  • Viêm lưỡi: Đây là một trong những bệnh thiếu nguyên tố vi lượng phổ biến, đặc trưng bởi tình trạng đau lưỡi, bề mặt lưỡi trơn nhẵn, mất gai lưỡi, thậm chí loét và sưng nề. Nguyên nhân chính xác là do thiếu sắt hoặc vitamin nhóm B, đặc biệt là B3, B9 và B12;
  • Mụn trứng cá, mẩn đỏ: Tình trạng này do rất nhiều nguyên nhân gây ra, chẳng hạn như các vấn đề về gan hoặc rối loạn nội tiết tố… Bên cạnh đó đây còn là dấu hiệu cảnh báo của thiếu chất dinh dưỡng nên thường gặp ở người có thói quen tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn hoặc nghiện bia rượu;
  • Bầm tím trên da: Collagen là cấu trúc quan trọng với nhiệm vụ gắn kết mô, cơ quan, đặc biệt là các tế bào da. Vitamin C là nguyên tố vi lượng cần thiết cho quá trình sản xuất của collagen, do đó khi bị thiếu hụt sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện các vết bầm tím trên da do thiếu collagen;
  • Chảy máu lợi và vết thương chậm lành: Đây cũng là một biểu hiện của thiếu vitamin C, hay gặp ở người thường xuyên hút thuốc lá, người lớn tuổi hay phụ nữ mang thai/cho con bú;
  • Mất ngủ: Đây là căn bệnh có thể liên quan đến hiện tượng mất cân bằng giữa vitamin và các khoáng chất thiết yếu. Do đó một số bệnh nhân chỉ cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng theo hướng cân bằng và đầy đủ hơn thì họ cũng sẽ dễ ngủ hơn và ngủ ngon hơn. 

Tóm lại, việc thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng kéo dài có thể gây ra những hệ lụy không nhỏ tới sức khỏe của tất cả mọi người. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Trong trường hợp không biết nên bổ sung như thế nào thì hãy áp dụng liệu pháp phục hồi sức khỏe - nâng cao miễn dịch đang được nhiều người lựa chọn hiện nay. Đây là liệu pháp giúp chăm sóc sức khỏe từ cấp độ tế bào. Sự kết hợp theo công thức đặc biệt chất điện giải, vitamin, chất chống oxy hóa, vi hoạt chất độc quyền giúp tăng cường năng lượng, bù nước, thải độc, cân bằng điện giải, tăng sinh collagen, chống lão hoá da cấp độ tế bào và phục hồi sức khỏe từ bên trong. 

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Thiếu vi chất là gì và tác động của nó tới sức khỏe

Thiếu vi chất là gì và tác động của nó tới sức khỏe

Các bài thuốc đông y chữa suy nhược cơ thể

Các bài thuốc đông y chữa suy nhược cơ thể

Các dấu hiệu suy nhược cơ thể do làm việc quá sức, dễ gặp ở nhóm doanh nhân

Các dấu hiệu suy nhược cơ thể do làm việc quá sức, dễ gặp ở nhóm doanh nhân

Bị suy nhược cơ thể nặng gây chán ăn, kém ăn

Bị suy nhược cơ thể nặng gây chán ăn, kém ăn

Cơ thể thường xuyên mệt mỏi là bị bệnh gì?

Cơ thể thường xuyên mệt mỏi là bị bệnh gì?

44

Bài viết hữu ích?