Zalo

Thiếu vitamin B3 gây bệnh gì cho cơ thể?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Vitamin B3 đóng nhiều vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa của cơ thể. Vậy thiếu vitamin B3 gây bệnh gì? Có nghiêm trọng hay không và làm thế nào để điều trị? Cùng đi tìm lời giải đáp trong bài viết sau đây.

1. Tổng quan về vitamin B3 - Niacin  

Niacin (hay vitamin B3) là một trong tám loại vitamin thuộc nhóm B. Niacin có mặt trong nhiều thực phẩm tự nhiên và là thành phần của nhiều thực phẩm chức năng có lợi cho sức khỏe. Niacin tồn tại dưới 2 dạng chính là acid nicotinic và nicotinamide.

Cơ thể có khả năng tổng hợp vitamin B3 thông qua acid amin tryptophan. Do có khả năng tan trong nước, niacin có thể bài tiết ra ngoài qua đường tiểu. Trong cơ thể, vitamin B3 hoạt động như một coenzyme, đóng vai trò là cơ chất của hơn 400 loại enzyme khác nhau. Vitamin B3 chuyển hóa các chất thành năng lượng, tổng hợp cholesterol và lipid, sửa chữa DNA cũng như đảm nhiệm chức năng chống oxy hóa quan trọng cho cơ thể. 

Trong tự nhiên, niacin thường có trong thịt đỏ (thịt bò, gan bò, thịt lợn), thịt gia cầm, cá, gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, quả hạch, chuối, các loại hạt và cây họ đậu. Lượng niacin khuyến nghị cho người lớn trên 19 tuổi trong một ngày như sau:

Đối tượngLượng niacin khuyến nghị trong 1 ngày
Nam giới16 mg
Nữ giới14 mg
Phụ nữ mang thai18 mg
Phụ nữ đang cho con bú17 mg

2. Thiếu vitamin B3 gây bệnh gì? 

Sự thiếu hụt niacin rất hiếm xảy ra ở Hoa Kỳ và các nước công nghiệp phát triển khác do cơ thể hấp thu vitamin B3 từ hầu hết các loại thực phẩm khá tốt (ngoại trừ niacin trong ngũ cốc vì niacin liên kết với các sợi ngũ cốc làm giảm hấp thu). Thiếu vitamin B3 nghiêm trọng có thể gây bệnh pellagra - một tình trạng phát ban sẫm màu, đôi khi có vảy phát triển trên vùng da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời; lưỡi đỏ tươi; suy giảm trí nhớ; táo báo hoặc tiêu chảy.  

Ngoài ra, người bệnh thiếu vitamin B3 còn có các biểu hiện như trầm cảm, đau đầu, mệt mỏi, hạ huyết áp, ảo giác,...Mặc dù hiện nay, tình trạng thiếu vitamin B3 không còn phổ biến, các nhóm đối tượng dưới đây vẫn cần tăng cường bổ sung niacin do có nguy cơ cao bị thiếu hụt, bao gồm: 

  • Người đang thực hiện chế độ ăn kiêng, người bị bệnh nặng hoặc suy dinh dưỡng: Nhóm đối tượng này không hoặc ít hấp thu đa dạng chất dinh dưỡng hơn so với người bình thường. Đặc biệt, các nước đang phát triển sử dụng ngô (bắp) là nguồn thực phẩm chính có thể mắc bệnh pellagra do ngô có hàm lượng niacin và tryptophan tương đối thấp.  
  • Người nghiện rượu: Rượu làm giảm hấp thu các vitamin tan trong nước, trong đó có vitamin B3. 
  • Người mắc hội chứng carcinoid: Hội chứng thường do các khối u ác tính trong ruột sản xuất serotonin. Điều này khiến tryptophan chuyển hóa thành serotonin chứ không phải là niacin như bình thường, làm tăng nguy cơ thiếu hụt niacin cho cơ thể. 
Thiếu vitamin B3 nghiêm trọng có thể gây bệnh pellagra

3. Nguyên nhân gây thiếu vitamin B3 

Tình trạng thiếu vitamin B3 khá phổ biến vào những năm 1800 trên nhóm người nghèo ở Mỹ. Nguyên nhân là do chế độ ăn của họ chủ yếu gồm ngô, mật đường, thịt lợn muối. Đây đều là những loại thực phẩm có hàm lượng niacin rất thấp. Ngoài ra, thiếu vitamin B3 có thể xuất phát từ khả năng hấp thu kém niacin hoặc tryptophan. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất vẫn là nghiện rượu. Một số nguyên nhân khác có thể kể đến như rối loạn tiêu hóa, điều trị lao kéo dài bằng isoniazide,...

Nghiện rượu là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến thiếu vitamin B3

4. Điều trị thiếu vitamin B3

Bổ sung niacin từ thực phẩm tự nhiên hoặc thực phẩm chức năng là giải pháp chính để điều trị thiếu vitamin B3 hiện nay. Một số thực phẩm giàu vitamin B3 mà bạn có thể thêm vào thực đơn như thịt đỏ, cá, thịt gia cầm, bánh mì và ngũ cốc,...

Nếu bạn không thể bổ sung niacin bằng thực phẩm hoặc mắc các bệnh lý ảnh hưởng đến sự hấp thu niacin, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để có hướng điều trị khác tốt hơn. Ngoài ra, các thực phẩm chức năng chứa niacin (viên uống vitamin B3, viên vitamin tổng hợp,...) thường chứa ít nhất 20 miligam niacin, có thể giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin B3

Một số dạng niacin như acid nicotinic hoặc nicotinamide được FDA chấp thuận để điều trị và ngăn ngừa tình trạng thiếu niacin. Tuy nhiên, những loại thuốc này cần được sử dụng dưới sự theo dõi của bác sĩ. Bổ sung niacin liều cao kéo dài có thể gây một số tác dụng phụ như đỏ bừng mặt, buồn nôn, nôn, ngứa, nổi mề đay, men gan cao, táo bón,...Do đó, bệnh nhân không được lạm dụng niacin hoặc dùng quá liều lượng cho phép. 

Người đang dùng hơn 100 miligram Niacin mỗi ngày nên thực hiện kiểm tra chức năng gan định kỳ. Niacin dùng với liều lượng lớn cũng có thể làm tăng nồng độ axit uric - yếu tố nguy cơ gây ra bệnh gout. 

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin quan trọng liên quan đến vitamin B3, cũng như giải đáp thắc mắc thiếu vitamin B3 gây bệnh gì. Một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng sẽ là giải pháp tốt nhất để phòng ngừa và hạn chế tình trạng thiếu hụt vitamin. Mong rằng bài viết đã mang đến cho bạn nhiều kiến thức hữu ích. 

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Hồ Giáng My xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Các dấu hiệu thiếu vitamin B2 ở người lớn

Các dấu hiệu thiếu vitamin B2 ở người lớn

Vitamin b12 được hấp thu ở đâu trong cơ thể?

Vitamin b12 được hấp thu ở đâu trong cơ thể?

Hướng dẫn cách sử dụng vitamin B3

Hướng dẫn cách sử dụng vitamin B3

Bổ sung vitamin B12 có tác dụng gì cho da?

Bổ sung vitamin B12 có tác dụng gì cho da?

Nguồn thực phẩm chứa 31 loại khoáng chất và vitamin thiết yếu cho cơ thể

Nguồn thực phẩm chứa 31 loại khoáng chất và vitamin thiết yếu cho cơ thể

15

Bài viết hữu ích?