Zalo

Hướng dẫn cách sử dụng vitamin B3

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Vitamin B3 là một trong những loại vitamin thuộc họ vitamin B quan trọng cho sức khỏe con người. Vitamin B3 giữ vai trò không thể thiếu trong nhiều quá trình quan trọng trong cơ thể, bao gồm quá trình trao đổi chất, sản xuất năng lượng, và duy trì sức khỏe của làn da và hệ thần kinh. Trong bài viết này, chúng ta cùng khám phá sâu hơn về những lợi ích và tác dụng của vitamin B3 đối với sức khỏe, cũng như cách sử dụng vitamin B3 một cách an toàn và hiệu quả.

1. Tổng quan về vitamin B3

Vitamin B3 là 1 trong 8 loại vitamin B phức hợp. Nó còn được gọi là Niacin (Axit nicotinic) và có 2 dạng khác là niacinamide (nicotinamide) và inositol hexanicotinate, có tác dụng khác với niacin. 

Đặc biệt, vitamin B3 có những tác dụng đáng kinh ngạc đối với sức khỏe tim mạch, giúp kiểm soát cholesterol và huyết áp. Ngoài ra, nó cũng có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và có tác dụng kháng vi khuẩn trong các bệnh nhiễm trùng. 

Vitamin B3 và tất cả các loại vitamin B khác đều hòa tan trong nước, điều này có nghĩa là cơ thể không có khả năng dự trữ chúng. Bạn có thể đáp ứng toàn bộ nhu cầu vitamin B3 của cơ thể thông qua chế độ ăn uống và cũng rất hiếm người bị thiếu hụt vitamin B3. Ở Mỹ, nghiện rượu là nguyên nhân chính gây thiếu hụt chất này.

Các triệu chứng thiếu hụt vitamin B3 có thể kể đến:

  • Khó tiêu;
  • Mệt mỏi;
  • Nôn mửa;
  • Viêm loét nhiệt miệng;
  • Tuần hoàn kém;
  • Trầm cảm.

Sự thiếu hụt nghiêm trọng vitamin B có thể gây ra 1 tình trạng gọi là bệnh Pellagra. Pellagra có các triệu chứng điển hình là: da khô nứt nẻ, bong vảy, suy giảm trí nhớ và tiêu chảy. Bệnh này có thể điều trị bằng chế độ ăn uống, cân bằng dinh dưỡng và bổ sung Niacin. 

2. Các nguồn thực phẩm giàu vitamin B3

Các nguồn thực phẩm cung cấp vitamin B3 tốt nhất có thể kể đến:

  • Củ cải; 
  • Gan bò;
  • Thận bò;
  • Cá (cá hồi, cá kiếm, cá ngừ);
  • Hạt hướng dương;
  • Đậu phộng.

Bánh mì và ngũ cốc cũng giúp bổ sung Niacin. Ngoài ra còn có các thực phẩm có chứa tryptophan (1 loại axit amin có thể chuyển hóa thành niacin) như: thịt gia cầm, thịt đỏ, trứng và các sản phẩm từ sữa. 

Ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin B3 thông qua chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất

3. Vitamin B3 uống như thế nào? Hướng dẫn sử dụng vitamin B3

3.1. Dạng bào chế

Vitamin B3 thường được bào chế dưới nhiều dạng bổ sung khác nhau:

  • Niacinamide;
  • Niacin;
  • Inositol hexanicotinate.

Niacin có thể ở dưới dạng viên nén hoặc viên nang dưới dạng phóng thích ngay lập tức hay phóng thích kéo dài. Viên nén và viên nang giải phóng kéo dài có thể có ít tác dụng phụ hơn, tuy nhiên chúng lại có nhiều khả năng gây tổn thương gan hơn. Bất kể bạn đang sử dụng dạng niacin nào, các bác sĩ đều khuyên nên kiểm tra chức năng gan định kỳ khi sử dụng niacin liều cao (trên 100mg/ngày).

3.2. Hướng dẫn sử dụng vitamin B3

Niacin liều cao thường được sử dụng để kiểm soát các bệnh cụ thể và phải từ mức thấp đến tăng liều từ từ trong 4 - 6 tuần. Bạn cũng nên uống vitamin B3 trong bữa ăn để tránh kích ứng dạ dày.

Gợi ý liều dùng Niacin cho một số đối tượng:




Trẻ em
Sơ sinh - 6 tháng2mg (uống vừa đủ)
7 tháng - 1 tuổi4mg (liều vừa đủ)
1 - 3 tuổi6mg (RDA)
4 - 8 tuổi8mg (RDA)
9 - 13 tuổi12mg (RDA)
Bé trai 14 - 18 tuổi16mg (RDA)
Bé gái 14 - 18 tuổi14mg (RDA)

Người trưởng thành
Đàn ông 19 tuổi trở lên16mg (RDA)
Phụ nữ 19 tuổi trở lên14mg (RDA)
Phụ nữ mang thai18mg (RDA)
Phụ nữ đang cho con bú17mg (RDA)

4. Các lưu ý khi bổ sung vitamin B3

Do có khả năng xảy ra tác dụng phụ và tương tác với thuốc, bạn nên sử dụng thực phẩm bổ sung vitamin B3 dưới sự giám sát của bác sĩ. Các tác dụng phụ có thể bao gồm: tiêu chảy, đau đầu, khó chịu ở dạ dày và cảm giác đầy hơi.

Ở liều cao (50mg trở lên), niacin có thể gây ra tác dụng phụ phổ biến được gọi là "Niacin flush", đó là cảm giác nóng rát, ngứa ở mặt và ngực, đồng thời làm da trở nên đỏ bừng. Uống aspirin 30 phút trước khi sử dụng niacin có thể giúp giảm triệu chứng này.

Ở liều rất cao, Niacin được dùng để giảm cholesterol và điều trị các tình trạng khác, có thể gây tổn thương gan và loét dạ dày. Bác sĩ thường sẽ kiểm tra chức năng gan của bạn thông qua xét nghiệm máu.

5. Những lưu ý khi sử dụng vitamin B3:

  • Những người có tiền sử bệnh gan, bệnh thận hoặc loét dạ dày không nên bổ sung niacin. Những người mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh túi mật chỉ nên sử dụng dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ.
  • Nếu bạn chuẩn bị phẫu thuật, ngừng bổ sung Niacin hay Niacinamide ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật.
  • Niacin và niacinamide cũng có thể làm tình trạng dị ứng trở nên trầm trọng hơn do tăng histamin.
  • Những người bị huyết áp thấp không nên sử dụng niacin hoặc niacinamide vì có thể bị tụt huyết áp nghiêm trọng. KHÔNG sử dụng niacin nếu bạn có tiền sử bệnh gout.
  • Những người mắc bệnh động mạch vành hoặc đau thắt ngực không ổn định không nên sử dụng niacin mà không có sự giám sát của bác sĩ vì dùng liều lớn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về nhịp tim.

Sử dụng bất kỳ loại vitamin B nào trong thời gian dài có thể dẫn đến mất cân bằng các vitamin B quan trọng khác. Vì lý do này, bạn có thể muốn dùng sản phẩm có vitamin B-complex, chứa tất cả các vitamin B.

Đối với những người có bệnh nền, cần bổ sung vitamin B3 hợp lý để tránh tác dụng phụ

6. Các tương tác thuốc  

Vì vitamin B3 có tác động lên gan nên nó có thể tương tác với một số loại thuốc. Nếu bạn đang sử dụng thuốc hoặc uống rượu thường xuyên, bạn nên thảo luận với bác sĩ trước khi sử dụng niacin. Dưới đây là danh sách các loại thuốc có thể tương tác với vitamin B3.

  • Thuốc kháng sinh Tetracycline: Không dùng Niacin cùng lúc với Tetracycline, vì nó cản trở khả năng hấp thu và công dụng của thuốc này. Tất cả các thuốc bổ sung vitamin B complex đều có cơ chế này, do vậy tránh dùng chung với Tetracycline.
  • Aspirin: Uống aspirin trước khi dùng niacin có thể làm giảm tình trạng đỏ bừng mặt do niacin, nhưng bạn chỉ nên dùng nó dưới sự giám sát của bác sĩ.
  • Thuốc chống động kinh: Phenytoin (Dilantin) và axit valproic (Depakote) có thể gây thiếu hụt niacin ở một số người. Dùng Niacin với Carbamazepine (Tegretol) hoặc Mysoline (Primidone) có thể làm tăng nồng độ của các loại thuốc này trong cơ thể.
  • Thuốc chống đông máu: Niacin có thể làm cho tác dụng của thuốc làm loãng máu mạnh hơn, làm tăng nguy cơ chảy máu.
  • Thuốc huyết áp, thuốc chẹn alpha: Niacin có thể làm tác dụng của thuốc hạ huyết áp mạnh hơn, dẫn đến nguy cơ bị huyết áp thấp.
  • Thuốc hạ cholesterol: Niacin có thể làm cho các thuốc hạ cholesterol kém hiệu quả hơn. Vì vậy nên dùng niacin và những loại thuốc này vào những thời điểm khác nhau trong ngày.  
  • Statin: Một số bằng chứng khoa học cho thấy dùng niacin với Simvastatin (Zocor) dường như làm chậm sự tiến triển của bệnh tim. Tuy nhiên, sự kết hợp này cũng có thể làm tăng khả năng xảy ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như viêm cơ hoặc tổn thương gan.
  • Thuốc trị tiểu đường: Niacin có thể làm tăng lượng đường trong máu. Những người dùng insulin, metformin (Glucophage), glyburide (Diabeta, Micronase), glipizide (Glucotrol) hoặc các loại thuốc khác dùng để điều trị chứng đường huyết cao nên theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu mỗi khi dùng chất bổ sung niacin.
  • Isoniazid (INH): INH, một loại thuốc dùng để điều trị bệnh lao, có thể gây thiếu hụt niacin.
  • Miếng dán nicotin: Sử dụng miếng dán nicotin với niacin có thể làm trầm trọng thêm hoặc làm tăng nguy cơ đỏ bừng mặt do niacin.

Ngoài ra có một số thuốc có thể làm giảm nồng độ niacin trong cơ thể như:

  • Azathioprine (Imuran)
  • Chloramphenicol (Chloromycetin)
  • Cycloserine (Seromycin)
  • Fluorouracil
  • Levodopa và carbidopa
  • Mercaptopurine (Purinethol)

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cần biết về công dụng của Niacin, những lưu ý và hướng dẫn cách sử dụng vitamin B3. Để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh chú ý dùng thuốc đúng hướng dẫn, theo chỉ định của bác sĩ và nếu thấy có bất kỳ tác dụng phụ nào kéo dài

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Hồ Giáng My xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Vitamin B có tác dụng gì cho da mặt? Công dụng của 8 loại vitamin B

Vitamin B có tác dụng gì cho da mặt? Công dụng của 8 loại vitamin B

Thiếu vitamin B3 gây bệnh gì cho cơ thể?

Thiếu vitamin B3 gây bệnh gì cho cơ thể?

Vitamin B6 có trong thực phẩm nào? Khi nào cần bổ sung vitamin B6?

Vitamin B6 có trong thực phẩm nào? Khi nào cần bổ sung vitamin B6?

Uống vitamin nào giúp giảm cân và giảm mỡ bụng?

Uống vitamin nào giúp giảm cân và giảm mỡ bụng?

Bị mất ngủ do thiếu chất gì lâu ngày?

Bị mất ngủ do thiếu chất gì lâu ngày?

21

Bài viết hữu ích?