Zalo

Bị mất ngủ do thiếu chất gì lâu ngày?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Mất ngủ là tình trạng rất thường gặp và do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó bao gồm cả việc thiếu dưỡng chất. Vậy mất ngủ do thiếu chất gì và cần cải thiện như thế nào?

1.Các dưỡng chất ảnh hưởng đến giấc ngủ

Như chúng ta đã biết, giấc ngủ là không thể thiếu với con người và đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì và tăng cường sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên hiện nay con người gặp rất nhiều dạng rối loạn giấc ngủ do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phổ biến nhất là tình trạng mất ngủ với những biểu hiện đặc trưng như cảm thấy khó đi vào giấc ngủ, ngủ trằn trọc, không ngủ được hoặc dễ tỉnh giấc giữa đêm…

Theo bác sĩ, chứng mất ngủ là hệ quả của rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó bao gồm cả tình trạng thiếu hụt một số chất dinh dưỡng như vitamin và các khoáng chất, và thực tế đây lại là nguyên nhân ít được quan tâm và chú ý đến. 

Mất ngủ do thiếu chất là vấn đề được các chuyên gia dinh dưỡng quan tâm hàng đầu. Nguyên nhân là bởi các chất dinh dưỡng, bao gồm cả đa lượng và vi lượng, đều có thể tác động đến các chất trung gian dẫn truyền thần kinh của não bộ, có thể kể đến như serotonin và melatonin, và sự thiếu hụt kéo dài sẽ khiến người bệnh dễ dàng rơi vào tình trạng mất ngủ. Bên cạnh đó còn có rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng mất ngủ do thiếu chất có thể kéo theo nhiều biến chứng hay bệnh lý nguy hiểm như béo phì, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, ung thư và đột quỵ

Vậy mất ngủ do thiếu chất gì? Các chuyên gia cho biết có thể bao gồm những dưỡng chất sau đây:

  • Vitamin A;
  • Phức hợp các vitamin nhóm B;
  • Vitamin C và vitamin E;
  • Vitamin D;
  • Một số khoáng chất thiếu yếu như canxi, magie, selen…;
  • Acid béo omega 3.
mất ngủ do thiếu chất gì
Mất ngủ do thiếu chất là vấn đề được các chuyên gia dinh dưỡng quan tâm hàng đầu

2.Mất ngủ là do thiếu chất gì?

2.1. Vitamin A

Đáp án đầu tiên cho câu hỏi mất ngủ là thiếu chất gì chính là vitamin A, một loại vitamin quan trọng với cơ thể người và thuộc nhóm tan trong chất béo. Vitamin A được biết đến với nhiều vai trò, trong đó nổi bật nhất là khả năng duy trì chức năng của da, xương, răng và màng nhầy luôn khỏe mạnh. Bên cạnh đó, vitamin A với tiền thân là Acid retinoic còn đóng một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình điều chỉnh một số chức năng của não bộ, và chính chức năng này sẽ giúp điều hòa giấc ngủ và hỗ trợ trí nhớ.

Nguyên nhân thiếu hụt vitamin A phổ biến nhất là cung cấp không đủ, do đó để dự phòng và điều trị mất ngủ do thiếu vitamin A thì chúng ta cần tăng cường bổ sung thông qua các loại thực phẩm như thịt, gia cầm, trứng và các chế phẩm từ sữa. Một số người bệnh mất ngủ do thiếu vitamin A trầm trọng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung vitamin A ở dạng thuốc.

2.2. Phức hợp vitamin nhóm B

Với câu hỏi mất ngủ do thiếu chất gì, chúng ta sẽ không thể bỏ qua các vitamin nhóm B, cụ thể là 8 loại vitamin B với những vai trò vô cùng thiết yếu với sức khỏe con người. Theo các chuyên gia, một số vitamin nhóm B như B3, B5, B6 và B12, có khả năng điều chỉnh nồng độ tryptophan của cơ thể, thông qua đó gián tiếp tác động đến quá trình sản xuất melatonin, một loại hormone có tác dụng hiệu quả trong hỗ trợ giấc ngủ.

Ngoài ra, còn có thể kể đến vitamin B12, một vi chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và chuyển hóa các tế bào hồng cầu. Thiếu vitamin B12 sẽ gây thiếu máu, từ đó khiến người bệnh mệt mỏi, choáng váng, chóng mặt và trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Các bác sĩ khuyến cáo người bệnh mất ngủ do thiếu B12 nên bổ sung từ 1.5-3mg loại vitamin này mỗi ngày để ngủ ngon hơn. Liệu pháp bổ sung vitamin B12 có thể thông qua thuốc hoặc các loại thực phẩm như trứng, tôm, cua, các loại thịt, sữa và các chế phẩm từ sữa…

2.3 Vitamin C và E

Vitamin C và vitamin E được biết đến nhiều nhất với khả năng chống oxy hóa và trung hòa các gốc tự do gây hại cho cơ thể. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khác cho rằng vitamin C và E còn giúp giảm các stress oxy hóa ở những người mắc phải chứng ngưng thở khi ngủ, một nguyên nhân gây mất ngủ thường gặp. Vì vậy có thể khẳng định thiếu vitamin C và vitamin E hoàn toàn có thể gây mất ngủ và phần nào giúp người bệnh giải đáp thắc mắc mất ngủ là do thiếu chất gì.

Các khuyến cáo hiện nay đề nghị người bệnh mất ngủ có thể bổ sung 400 IU vitamin E và 100mg vitamin C mỗi ngày để cải thiện chất lượng giấc ngủ một cách đáng kể. Tuy nhiên một vấn đề cần lưu ý là không sử dụng vitamin C trước giờ đi ngủ nhằm hạn chế ảnh hưởng đến chức năng dạ dày và gián tiếp gây mất ngủ do đau dạ dày.

2.4. Vitamin D

Câu trả lời tiếp theo cho thắc mắc mất ngủ là thiếu chất gì chính là vitamin D. Theo bác sĩ, tình trạng thiếu hụt vitamin D sẽ đưa đến cơ thể mệt mỏi và gây mất ngủ, và điều này sẽ càng nghiêm trọng hơn ở những người đã từng bị tổn thương hoặc mắc các bệnh lý liên quan đến não bộ.

Nguyên nhân thiếu vitamin D phổ biến nhất là không tiếp xúc đủ lâu với ánh nắng mặt trời, do đó cách cải thiện và bổ sung vitamin D hiệu quả nhất chính là tăng cường tiếp xúc với ánh nắng mặt trời tự nhiên vào những thời điểm nhất định, kết hợp với đó là bổ sung thông qua thực phẩm (như sữa và cá) để không lo lắng về việc mất ngủ do thiếu vitamin D.

2.5. Canxi

Ngoài việc thiếu vitamin gây mất ngủ, một số người mất ngủ kéo dài được xác định là do thiếu các khoáng chất, một trong số đó là canxi. Hầu hết chúng ta chỉ biết đến vai trò lớn nhất của canxi là phát triển xương, tuy nhiên thực tế là canxi cũng đóng một vai trò chủ chốt trong việc duy trì giấc ngủ. Theo bác sĩ, khoáng chất canxi có khả năng làm dịu thần kinh, qua đó giúp chúng ta dễ đạt trạng thái tăng thư giãn và thoải mái để dễ dàng đi vào giấc ngủ.

2.6. Magie

Bên cạnh canxi, khi nhắc đến mất ngủ do thiếu khoáng chất thì chúng ta không thể bỏ qua magie. Theo bác sĩ, người bị thiếu magie thường dễ lo âu và căng thẳng thần kinh hơn so với người bình thường, và điều này có thể góp phần gây mất ngủ. Vì vậy để điều trị mất ngủ hiệu quả hơn thì chúng ta nên chú ý đến việc bổ sung magie thông qua các loại thực phẩm như hạt điều, hạt hạnh nhân hoặc cám lúa mì.

2.7. Selen

Cùng với các vitamin, selen là khoáng chất có vai trò rất quan trọng ở những người đang cố gắng điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ. Theo các nghiên cứu, selen có khả năng bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do, bao gồm cả tế bào não. Thiếu hụt selen có thể gây ra nhiều vấn đề như rụng tóc, mệt mỏi, đau khớp và rối loạn giấc ngủ. Kèm theo đó thiếu selen còn ảnh hưởng đến khả năng cân bằng nội tiết tố bên trong cơ thể và trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình sản xuất melatonin (một hormone điều chỉnh giấc ngủ). Tình trạng thiếu selen gây mất ngủ có thể giải quyết bằng cách tiêu thụ nhiều hải sản như hàu, tôm và cá ngừ…

mất ngủ do thiếu chất gì
Acid béo omega-3 rất cần thiết cho cơ chế điều chỉnh các hormone liên quan đến căng thẳng

2.8. Acid béo omega-3

Theo các chuyên gia, acid béo omega-3 rất cần thiết cho cơ chế điều chỉnh các hormone liên quan đến căng thẳng cũng như giúp điều chỉnh huyết áp và giảm nguy cơ tim mạch.

Bên cạnh đó, những người tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu acid béo omega-3 cho biết giấc ngủ của họ mỗi đêm kéo dài thêm trung bình một giờ, và điều này có thể tạo ra sự khác biệt lớn về cảm giác của chúng ta vào sáng hôm sau. Người mất ngủ kéo dài cũng có thể nhận được nhiều acid béo omega-3 hơn trong chế độ ăn uống với các thực phẩm giàu loại chất béo này như hạt lanh, quả óc chó, trứng gà…

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo Xem thêm bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo
Đăng ký tư vấn
xem thêm
Lời khuyên về giấc ngủ cho người lớn tuổi để làm chậm quá trình lão hóa

Lời khuyên về giấc ngủ cho người lớn tuổi để làm chậm quá trình lão hóa

Cách tăng chất lượng giấc ngủ?

Cách tăng chất lượng giấc ngủ?

Hay ăn sầu riêng có bị mất ngủ không?

Hay ăn sầu riêng có bị mất ngủ không?

Mất ngủ có bị sụt cân không?

Mất ngủ có bị sụt cân không?

Hậu quả của rối loạn giấc ngủ ở người trẻ tuổi

Hậu quả của rối loạn giấc ngủ ở người trẻ tuổi

98

Bài viết hữu ích?