Zalo

Vitamin nhóm B có trong thực phẩm nào nhiều nhất?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Vitamin B là vitamin tan trong nước rất quan trọng đối với các quá trình khác nhau của cơ thể người như chuyển hoá các chất dinh dưỡng (carbohydrate, protein) mang lại năng lượng, hình thành nên hồng cầu, cải thiện hệ miễn dịch. Vì vậy, việc bổ sung vitamin B hàng ngày là cần thiết để cơ thể khỏe mạnh và hoạt động tốt. May mắn là chúng ta hoàn toàn có thể bổ sung đầy đủ thông qua thực phẩm chứa vitamin nhóm B trong chế độ ăn hàng ngày. Vậy các thực phẩm giàu vitamin nhóm B là những thực phẩm nào?

1. Tại sao cơ thể cần vitamin nhóm B? 

Vitamin nhóm B gồm 8 loại vitamin khác nhau có vai trò thiết yếu đối với cơ thể người. Trước tiên, vitamin B hỗ trợ các enzyme thực hiện các chức năng bao gồm:

  • Giải phóng năng lượng từ protein, carbohydrate và chất béo
  • Phân huỷ axit amin
  • Vận chuyển oxy và năng lượng xung quanh cơ thể
  • Vitamin B giúp tế bào phát triển và phân chia
  • Hỗ trợ cơ thể sản xuất huyết sắc tố rất quan trọng đối với các tế bào hồng cầu.
  • Vitamin B6 (pyridoxine) hỗ trợ các phản ứng sinh hoá trong hệ thống miễn dịch giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh
  • Vitamin B còn giúp cải thiện sức khỏe não bộ, cải thiện trí nhớ
  • Vitamin B6 và B12 có vai trò phòng ngừa bệnh lý tim mạch và một số loại ung thư
Ảnh 1: Vitamin B là nhóm vitamin thiết yếu đối với cơ thể
Vitamin B là nhóm vitamin thiết yếu đối với cơ thể

2. Vitamin nhóm B có trong thực phẩm nào?

Mặc dù vitamin B được tìm thấy tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm nhưng chúng cũng rất dễ bị phá huỷ bởi rượu bia hoặc các phương thức nấu ăn khác nhau, đặc biệt là đối với bột mì trắng, gạo trắng. Một số loại thực phẩm giàu vitamin nhóm B mà bạn có thể bổ sung trong chế độ ăn hàng ngày gồm có:

  • Ngũ cốc nguyên hạt: vì quá trình chế biến thực phẩm sẽ loại bỏ chất dinh dưỡng khỏi ngũ cốc nên bạn cần sử dụng ngũ cốc nguyên hạt chưa trải qua quá trình này. Các loại ngũ cốc giàu vitamin B bao gồm gạo lứt, lúa mạch
  • Trứng: trứng là nguồn cung cấp vitamin B dồi dào, đặc biệt là axit pantothenic (vitamin B5) và cyanocobalamin (vitamin B12). Ăn 2 quả trứng là đã có thể đáp ứng 46% giá trị vitamin B12 hàng ngày và 39% giá trị vitamin B2 hàng ngày
  • Cây họ đậu: là nguồn cung cấp vitamin B dồi dào và còn giúp giảm lượng đường và cholesterol trong máu
  • Cam, quýt, chanh: giúp cung cấp ít nhất 6 trong số 8 loại vitamin B gồm thiamin (B1), Riboflavin (B2), Niacin (B3), Axit pantothenic (B5, Pyridoxine (B6) và Folate (B9)
  • Quả bơ: chứa gần 20 loại vitamin và khoáng chất nên chỉ 1 cốc bơ (150g) đã chứa 30% nhu cầu folate hàng ngày và 23% nhu cầu vitamin B6 cho cơ thể. Hơn nữa quả bơ còn có thể hỗ trợ bảo vệ mắt, giảm cân, cải thiện tâm trạng, năng lượng, sức khỏe tim mạch và xương khớp
  • Thịt, gia cầm, cá: là nguồn chủ yếu cung cấp vitamin B3, B6 và B12 cũng như các khoáng chất quan trọng khác như kali, crom, sắt, selen và kẽm cho cơ thể
  • Gan động vật: là nguồn cung cấp vitamin B1 và folate rất dồi dào cũng như vitamin A, đồng, sắt và choline cho cơ thể.
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa: là nguồn cung cấp một số vitamin B cùng với canxi, protein. Một cốc sữa nguyên chất (250ml) có thể cung cấp 146 kcal và một nửa nhu cầu vitamin B12 hàng ngày của cơ thể. Các sản phẩm như sữa chua thậm chí còn giàu lợi khuẩn và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe đường ruột bên cạnh vitamin B
Ảnh 2: Có thể bổ sung vitamin B thông qua nhiều loại thực phẩm khác nhau
Có thể bổ sung vitamin B thông qua nhiều loại thực phẩm khác nhau

3. Làm thế nào để có một chế độ ăn uống cân bằng và đủ vitamin B? 

Để duy trì chế độ ăn uống cân bằng thì việc đa dạng các nhóm thực phẩm là điều rất cần thiết. Năm nhóm thực phẩm để cân bằng và bổ sung đủ vitamin B cho cơ thể gồm:

  • Rau và các loại đậu: bạn cần ăn ít nhất 5 khẩu phần mỗi ngày
  • Trái cây: 2 khẩu phần mỗi ngày
  • Thịt nạc và thịt gia cầm, cá, trứng, đậu, các loại hạt: 1-3 khẩu phần mỗi ngày tuỳ thuộc vào độ tuổi. Phụ nữ mang thai có thể cần dùng 3-4 khẩu phần mỗi ngày
  • Sữa, phô mai và các sản phẩm thay thế: ít nhất 2-3 khẩu phần mỗi ngày tuỳ thuộc vào độ tuổi, giới tính
  • Ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc giàu chất xơ nên dùng khoảng 4 khẩu phần với trẻ em, 6 khẩu phần với người trưởng thành
  • Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, nước ngọt, bánh ngọt, thức ăn nhanh
  • Không uống quá 2 ly rượu tiêu chuẩn mỗi ngày

Tóm lại, vitamin nhóm B có vai trò quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể, vì vậy việc bổ sung vitamin B thông qua chế độ ăn cần được lưu ý. Các loại thực phẩm giàu vitamin B gồm có thịt, cá, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa. Ngoài ra, người theo đuổi chế độ thuần chay vẫn có thể bổ sung vitamin B thông qua các loại ngũ cốc nguyên hạt, quả bơ, trái cây họ cam quýt và các loại rau có lá xanh đậm.

Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thông qua liệu pháp truyền phục hồi sức khỏe - nâng cao miễn dịch. Đây là liệu pháp giúp chăm sóc sức khỏe từ cấp độ tế bào. Sự kết hợp theo công thức đặc biệt với dịch truyền là các chất điện giải, vitamin nhóm B, cùng các nhóm vitamin khác, chất chống oxy hóa, vi hoạt chất độc quyền giúp tăng cường năng lượng, bù nước, thải độc, cân bằng điện giải, tăng sinh collagen, chống lão hoá da cấp độ tế bào và phục hồi sức khỏe từ bên trong.

Trước khi thực hiện liệu trình bạn sẽ được thăm khám, làm xét nghiệm vi chất và tư vấn bổ sung liệu trình phù hợp.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám Drip Hydration, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888

27

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Bạn nên dùng bao nhiêu vitamin B phức hợp mỗi ngày?

Bạn nên dùng bao nhiêu vitamin B phức hợp mỗi ngày?

Nên ăn gì có vitamin A nhiều nhất?

Nên ăn gì có vitamin A nhiều nhất?

Các loại vitamin thiết yếu mà cơ thể không thể thiếu

Các loại vitamin thiết yếu mà cơ thể không thể thiếu

7 lợi ích ấn tượng của việc bổ sung vitamin C

7 lợi ích ấn tượng của việc bổ sung vitamin C

Vitamin B1 có tác dụng gì?

Vitamin B1 có tác dụng gì?

27

Bài viết hữu ích?