Không khí đang ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng khiến lá phổi của chúng ta bị đầu độc hằng ngày. Phổi nhiễm độc là con đường dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn, lao phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính,… với những biểu hiện ho, sốt, khó thở, khạc đàm, đau ngực. Khi bị tổn thương, cơ chế thải độc của phổi vẫn được kích hoạt để chữa lành nếu không còn tiếp xúc với các tác nhân gây hại. Ví dụ khi mắc bệnh hô hấp cấp tính, hầu hết các trường hợp phổi sẽ hồi phục hoàn toàn sau khoảng vài tuần. Trong trường hợp có những tổn thương mãn tính do hút thuốc lá lâu năm, phơi nhiễm với amiăng hoặc chất gây hại khác, thời gian hồi phục có thể kéo dài hơn và cần điều trị theo phác đồ riêng tại cơ sở y tế chuyên khoa. Tuy nhiên, nếu biết cách thải độc phổi hiệu quả sẽ ngăn chặn được tổn thương phổi. Vậy thải độc phổi là gì? Thải độc phổi là quá trình áp dụng các biện pháp nhằm:
Vậy khi nào cần thải độc phổi? Thải độc phổi đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ chức năng hô hấp và sức khỏe toàn diện. Những dấu hiệu cho thấy bạn cần thải độc phổi là:
Một số người khi gặp các vấn đề về phổi thì tìm mua và uống các loại thuốc tăng cường miễn dịch, thuốc bổ gan, thuốc thải độc phổi một cách không cần thiết. Thậm chí, dùng thuốc không đúng chỉ định có thể gây ra một số tác hại không mong muốn. Không nên quá kỳ vòng vào thuốc hoặc thực phẩm chức năng được quảng cáo có tác dụng thanh lọc phổi vì thực tế, các sản phẩm này chỉ mang tính hỗ trợ. Mặt khác, chế độ dinh dưỡng cân đối và uống nước đầy đủ là chìa khóa quan trọng để cải thiện chức năng phổi, đặc biệt là sau khi bị các bệnh đường hô hấp. Điều cần thiết để tăng cường cơ chế thải độc của phổi là cung cấp đủ năng lượng, protein, vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết. Ngoài ra, để thải độc phổi, chúng ta có thể áp dụng các bài tập thở tại nhà để cải thiện tuần hoàn máu đến phổi và các đường dẫn truyền trong ngực, giúp tăng cường chức năng hô hấp. Một số cách đơn giản để thải độc phổi tại nhà mà mọi người nên áp dụng là:
Hút thuốc lá là nguyên nhân khiến phổi nhiễm độc nhanh và khó hồi phục nhất. Điều đáng mừng là bỏ thuốc sớm sẽ có cơ hội chữa lành tổn thương phổi cao. Vì vậy, bỏ thuốc lá được xem là biện pháp thải độc phổi hiệu quả. Kết quả của các nghiên cứu chỉ ra sau khi bỏ thuốc trong vòng 2 – 12 tuần, chức năng hệ tuần hoàn được cải thiện, chức năng hô hấp tốt lên sau 1 – 9 tháng và triệu chứng ho, khó thở cũng giảm bớt. 20 năm sau khi ngừng hẳn thuốc lá, nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giảm tương đương với người chưa bao giờ hút thuốc. 30 năm sau khi bỏ thuốc, nguy cơ mắc ung thư phổi giảm xuống bằng với người chưa bao giờ hút thuốc. Bỏ hút thuốc bao gồm bỏ cả thuốc lá điện tử. Kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy hút thuốc lá điện tử khiến phổi khó đào thải chất nhầy và dễ gây nhiễm trùng. Cùng với bỏ thuốc lá, cần tránh hút thuốc lá thụ động.
Theo nhiều nghiên cứu, một chế độ ăn giàu trái cây và rau quả, đặc biệt là rau lá xanh giúp tăng cường cơ chế giải độc của phổi, bảo vệ phổi khỏi tổn thương từ khói thuốc lá, ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, uống trà xanh mỗi ngày đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, giảm viêm vì có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao. Những thực phẩm giúp thải độc phổi là:
Những người có bệnh lý về hô hấp thường có triệu chứng nặng lên vào mùa đông. Nguyên nhân chủ yếu là do không khí lạnh khô khiến lớp màng nhầy trong đường hô hấp bay hơi nhanh và gây kích ứng. Vì vậy, xông hơi là biện pháp thải độc phổi đơn giản tại nhà giúp tăng độ ấm, ẩm cho không khí và làm lỏng lớp nhầy trong đường hô hấp. Hít thở không khí ấm sẽ giúp giảm cảm giác đau và người bệnh thở dễ dàng hơn. Nên đặt máy xông hơi hoặc máy tạo ẩm để làm ẩm không khí, giữ cho độ ẩm từ 40 – 60% là tốt nhất.
Ho thường gây mệt, khó thở và luồng khí không đủ mạnh để đẩy đờm giải ra ngoài. Tuy nhiên, ho chủ động sẽ giúp làm loãng chất nhầy trong phổi và tống ra ngoài, nhờ đó tăng cường cơ chế thải độc của phổi và thông thoáng đường thở. Với các trường hợp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn, giãn phế quản,… thường được khuyến khích tập ho chủ động để đẩy đờm nhầy ra ngoài, giúp người bệnh dễ thở hơn. Cách thải độc phổi bằng ho chủ động như sau: Người bệnh ngồi ở tư thế thoải mái, hít thở sâu, chậm. Sau đó nín thở vài giây rồi ho mạnh 2 lần. Lần đầu là để long đờm, lần thứ 2 là để tống đờm ra ngoài. Sau đso hít vào chậm và thở ra và lặp lại động tác ho như trên.
Thải độc phổi luôn đi cùng với việc làm sạch không khí. Trong những ngày có chỉ số không khí tốt, bạn nên mở cửa sổ để không khí lưu thông và làm mới không khí trong nhà. Các gia đình có thể lắp đặt thêm máy lọc không khí để lọc sạch không khí trong nhà. Không khí trong lành là an toàn cho lá phổi khỏe mạnh. Theo khuyến cáo của bác sĩ, các gia đình nên hạn chế sử dụng mùi hương nhân tạo như chất tẩy rửa, nến thơm, xịt thơm phòng,… vì có thể gây kích ứng cho phổi, thậm chí làm phổi nhiễm độc. Thay vào đó có thể tạo hương thơm từ thiên nhiên cho ngôi nhà bằng các loại thảo mộc như nha đam, lưỡi hổ, trầu bà, vỏ chanh và muối, … để hấp thụ mùi hôi và tạo hương thơm dễ chịu. Thực phẩm là một vũ khí hiệu quả để thải độc phổi, tăng cường chức năng hô hấp. Thiếu hụt vitamin và khoáng chất cần thiết có thể dẫn đến một số bệnh lý đường hô hấp. Ngoài ra, bạn hãy bảo vệ môi trường sống, đảm bảo môi trường không khói bụi, đặc biệt là khói thuốc lá. Không khí trong lành sẽ giúp phổi luôn khỏe và làm tròn cơ chế giải độc của phổi. Bên cạnh đó, bạn có thể cân nhắc đến giải pháp truyền thải độc cho cơ thể. Đây là sự kết hợp của chất lỏng truyền tĩnh mạch, vitamin, chất điện giải và chất chống oxy hóa có thể giúp cơ thể nhẹ nhàng, sảng khoái hơn, bảo vệ các cơ quan trong cơ thể, làm tăng sức đề kháng hiệu quả.
80
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
80
Bài viết hữu ích?