Zalo

Sự hình thành mỡ trong cơ thể người diễn ra thế nào?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Mỡ hay chất béo khi tích trữ quá nhiều trong cơ thể là nguyên nhân của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó rất nhiều người quan tâm đến vấn đề mỡ trong cơ thể hình thành thế nào để có biện pháp ứng phó. Vậy sự hình thành mỡ trong cơ thể người diễn ra thế nào?

1. Tổng quan về các loại chất béo hay mỡ

Trước khi đi tìm đáp áp mỡ trong cơ thể hình thành thế nào, chúng ta cần có cái nhìn tổng quan về mỡ hay còn gọi là chất béo. Theo các nghiên cứu, chất béo hay mỡ trong cơ thể người đóng nhiều vai trò quan trọng,  bao gồm:

  • Dự trữ, chuyển hóa và giải phóng năng lượng khi cần thiết;
  • Lớp mỡ dưới da đóng vai trò như một lớp cách nhiệt và hỗ trợ duy trì thân nhiệt;
  • Bảo vệ cơ quan nội tạng của cơ thể;
  • Vận chuyển và hấp thu các vitamin tan trong chất béo, như vitamin A, D, E và K;
  • Thành phần sản xuất cholesterol, vitamin D, acid mật và một số hormone;
  • Duy trì hoạt động bình thường của hệ thần kinh và da.

Chất béo được cấu tạo từ một glycerol và ba phân tử acid béo, và được phân chia thành 2 loại thường thấy trong thực phẩm như sau:

  • Chất béo không bão hòa: Loại chất béo này được phân chia thành chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa. Theo bác sĩ, khi chúng ta thay thế chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa bằng chất béo không bão hòa đa và đơn có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành, duy trì sự khỏe mạnh của mạch máu và mang đến lợi ích sức khỏe tổng thể. Trong số các loại chất béo không bão hòa đa, acid linoleic và acid linolenic là loại mà cơ thể con người không thể tự tổng hợp được mà chỉ có thể lấy được từ thực phẩm. Tiêu thụ vừa phải chất béo không bão hòa có thể làm giảm nồng độ cholesterol toàn phần trong máu, vì vậy chúng có vai trò rất quan trọng để duy trì sức khỏe;
  • Chất béo bão hòa: Loại mỡ này khi tiêu thụ nhiều sẽ làm tăng đông máu trong dòng tuần hoàn, qua đó dẫn đến xơ vữa động mạch và tăng nguy cơ đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim. Chất béo bão hòa còn kích thích gan sản xuất cholesterol, hệ quả là tăng mức cholesterol có hại để cản trở lưu lượng máu và gây hại cho sức khỏe.

Lưu ý: Dầu thực vật trải qua quá trình hydro hóa sẽ chuyển hóa thành chất béo chuyển hóa, khi tiêu thụ sẽ làm tăng nồng độ cholesterol xấu và giảm cholesterol tốt trong máu. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo cần hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa như bơ thực vật nhân tạo, đồ chiên rán và các sản phẩm bánh mì (ví dụ như bánh ngọt và bánh quy giòn).

Số lượng tế bào mỡ sẽ quyết định tình trạng sức khỏe của một người
Số lượng tế bào mỡ sẽ quyết định tình trạng sức khỏe của một người

2. Sự hình thành mỡ trong cơ thể người

Các nghiên cứu đã chứng minh số lượng tế bào mỡ sẽ quyết định tình trạng sức khỏe của một người. Vào những năm đầu của thập kỷ 1970, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng hầu hết tế bào mỡ được hình thành từ khi 2 tuổi và các nghiên cứu gần đây còn khẳng định chúng được hình thành ngay từ thời điểm trước khi bạn chào đời.

Các yếu tố sau đây có thể ảnh hưởng đến sự hình thành mỡ trong cơ thể người:

  • Di truyền: Các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân gây béo phì có 50% là từ di truyền và 50% còn lại là do yếu tố môi trường. Tỷ lệ người có “gen béo phì” chỉ chiếm 32% dân số thế giới và 9% trong số những người bị béo phì;
  • Yếu tố ngoại di truyền: Đây là những yếu tố thuộc về di truyền nhưng lại không liên quan đến ADN. Để dễ hình dung, những yếu tố ngoại di truyền sẽ kiểm soát mức độ kích hoạt gen, và chức năng này tương tự như công tắc điều chỉnh độ sáng của bóng đèn. Yếu tố ngoại di truyền thường xảy ra sau khi thụ thai và trước khi sinh, và điều này cho thấy sự vai trò quan trọng của một thai kỳ lành mạnh với sức khỏe của đứa trẻ sau này;
  • Lập trình phát triển: Hay còn được biết đến là nguồn gốc phát triển của sức khỏe và bệnh tật. Nếu trong thời kỳ thai nhi, mẹ không ăn đủ chất hay ngược lại ăn quá nhiều chất không tốt hoặc gặp phải nhiều căng thẳng khi mang thai thì thai nhi sẽ nhận biết được những điều này. Điều này chứng tỏ đứa trẻ đã được “lập trình” để sinh tồn, như là trữ thêm năng lượng và tế bào mỡ sau khi sinh;
  • Độc tố từ môi trường: Gần đây, một số chất hóa học được chỉ ra là có khả năng ảnh hưởng đến sự hình thành mỡ trong cơ thể người. Những độc tố này được gọi là obesogen hay những hóa chất nhân tạo gây béo phì. Sự tiếp xúc của những chất này với thai nhi có thể làm tăng số lượng tế bào mỡ và tăng khả năng mắc bệnh béo phì sau này.

Mặc dù số lượng tế bào mỡ đã được định sẵn từ trước nhưng kích thước của chúng sẽ lớn lên theo thời gian. Khi cơ thể được nạp nhiều năng lượng dư thừa, chúng sẽ được tích trữ thành mỡ. Tuy nhiên, yếu tố chính ảnh hưởng đến sự hình thành mỡ trong cơ thể chính là Insulin (loại hormone tích trữ năng lượng). Insulin chuyển hóa đường thành chất béo và giúp tế bào mỡ lớn hơn (hay còn gọi là quá trình tích trữ mỡ). Nói một cách đơn giản, cơ thể tạo ra càng nhiều insulin thì tế bào mỡ càng lớn, ngược lại cơ thể tạo ít insulin thì tế bào mỡ sẽ nhỏ lại (giữ nguyên hoặc trở lại kích cỡ ban đầu). Chúng ta ở thời hiện đại đều sản sinh nhiều insulin hơn nhu cầu, trong khi đó insulin được xác định là nguyên nhân gây bệnh của đến 80% trường hợp béo phì.

Yếu tố chính ảnh hưởng đến sự hình thành mỡ trong cơ thể chính là Insulin
Yếu tố chính ảnh hưởng đến sự hình thành mỡ trong cơ thể chính là Insulin

Những yếu tố làm tăng tiết insulin và gián tiếp ảnh hưởng đến sự hình thành mỡ trong cơ thể người bao gồm:

  • Đường tinh luyện: Bữa ăn chứa nhiều đường tinh luyện (như cơm trắng, mì trắng, bánh mì trắng, đường trắng…) sẽ khiến não bộ gửi tín hiệu đến tụy qua dây thần kinh phế vị và tụy sẽ bài tiết thêm insulin, từ đó làm tăng tích mỡ thừa trong cơ thể;
  • Suy chức năng gan: Một số thực phẩm gây tích tụ mỡ trong gan như thực phẩm chứa nhiều cholesterol hoặc có hàm lượng đường fructose cao hoặc thường xuyên sử dụng bia rượu. Chúng khiến gan tổn thương và đưa đến đề kháng insulin. Tụy lúc này có vai trò tăng lượng insulin trong cơ thể với mục đích để gan tiếp tục làm việc, hệ quả là dẫn đến việc tích trữ năng lượng vào các tế bào mỡ trên toàn cơ thể và có thể khiến các cơ quan khác bị tổn thương theo;
  • Căng thẳng. Khi đối mặt với căng thẳng, cơ thể sẽ bài tiết hormone chống stress cortisol. Loại hormone này sẽ tác động lên gan và cơ bắp và đưa đến đề kháng insulin. Do đó tổng lượng insulin trong cơ thể sẽ tăng lên và tế bào mỡ cũng sẽ tích trữ thêm. Đồng thời, cortisol còn tác động lên não khiến cảm giác thèm ăn tăng lên.

Bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về sự hình thành của mỡ trong cơ thể, để làm giảm lượng mỡ xấu, bạn nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hoạt động thể chất phù hợp. Nếu bị thừa cân béo phì bạn có thể tham khảo lựa chọn liệu pháp tiêu hao năng lượng - một liệu pháp giảm cân chuẩn y khoa không cần xâm lấn đang được nhiều người trong giới thượng lưu lựa chọn hiện nay.

Phương pháp này sử dụng dịch truyền là các loại vitamin và khoáng chất giúp cơ thể tiêu hao và đào thải mỡ thừa, mỡ nội tạng trong cơ thể theo cơ chế tự nhiên thành dạng năng lượng để cơ thể tiêu hao nên không gây mệt mỏi, mất cơ, mất nước.

Thời gian thực hiện kéo dài từ 6 - 8 tuần, trước khi thực hiện bạn sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, làm các xét nghiệm và đưa ra một liệu trình phù hợp.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Có thể ăn chất béo để giảm cân được không?

Có thể ăn chất béo để giảm cân được không?

Giảm cân làm giảm các triệu chứng rung tâm nhĩ

Giảm cân làm giảm các triệu chứng rung tâm nhĩ

Ngày nào cũng ăn sữa chua có béo không?

Ngày nào cũng ăn sữa chua có béo không?

Chất béo không bão hòa là gì: Tại sao bạn cần chúng trong chế độ ăn uống?

Chất béo không bão hòa là gì: Tại sao bạn cần chúng trong chế độ ăn uống?

Chất béo không bão hòa đa là gì và có gây tích mỡ cho cơ thể?

Chất béo không bão hòa đa là gì và có gây tích mỡ cho cơ thể?

50

Bài viết hữu ích?