Zalo

Sau sinh: Tại sao ăn ít vẫn béo?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Tăng cân sau sinh là nỗi ám ảnh, khiến những chị em yêu thích sự hoàn hảo sợ không dám mang thai, sinh con. Sau đây là nguyên nhân lý giải tại sao ăn ít vẫn béo và cách ăn ít không gây tăng cân cho phụ nữ sau sinh.

1. Sau sinh tại sao ăn ít vẫn béo?

Phần lớn sau sinh phụ nữ tăng cân là do ăn nhiều dẫn đến dư thừa năng lượng. Thêm vào đó, giai đoạn kiêng cữ sự vận động của người mẹ hạn chế nhiều nên cơ thể tích tụ nhiều mỡ thừa. Tuy nhiên, ăn ít nhưng vẫn tăng cân có nhiều nguyên do như cơ địa, thói quen sinh hoạt. Sau đây là những ảnh hưởng sau sinh dẫn đến sản phụ ăn ít vẫn mập.

1.1. Ăn thiếu chất đạm

Chất đạm là nguồn dinh dưỡng cần để phát triển cơ bắp. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi con phụ nữ thường loại bỏ chất này vì e ngại tăng cân dẫn đến các hormone bị mất cân bằng. Do đó, cần ăn đủ lượng chất đạm cơ thể cần để nâng cao sức khỏe và thúc đẩy sản sinh hormone chuyển hóa.

1.2. Chất béo không tốt khiến cơ thể tích tụ mỡ thừa

Sau sinh, phụ nữ hạn chế dùng chất béo kém lành mạnh để ngăn ngừa béo phì. Thêm vào đó, chất béo gây ảnh hưởng lưu thông máu và cũng dẫn đến tắc tuyến sữa. Đặc biệt là những đồ chiên rán hay dầu mỡ cần tránh khi đang nuôi con nhỏ để phòng mầm bệnh có thể di truyền sang cho em bé khi bú mẹ. Bên cạnh chất béo kém lành mạnh những chất béo tốt cho sức khỏe nên được sử dụng để đảm bảo năng lượng và tăng hiệu quả ăn ít giảm cân cho phụ nữ sau sinh. Những thực phẩm chứa chất béo có thể sử dụng cho phụ nữ sau sinh là: Cá hồi, bơ, các loại hạt dinh dưỡng.

1.3. Luyện tập quá ít hoặc quá nhiều

Luyện tập giúp thiêu đốt năng lượng và tránh dư thừa calo cho cơ thể. Tuy nhiên cường độ quá ít sẽ không có hiệu quả còn quá nhiều sẽ gây căng thẳng dẫn đến tăng cân nhanh hơn trước khi tập.

1.4. Phản ứng phụ của thuốc bổ hoặc thuốc điều trị

Phụ nữ sau sinh có thể phải sử dụng thuốc điều trị bệnh tâm lý và thuốc tránh thai. Cả 2 loại thuốc đều có phản ứng phụ gây tích nước và phù nên dẫn đến ăn ít mà cân nặng vẫn tăng đều. Nguyên nhân tăng cân do thuốc thường vì ảnh hưởng của hormone. Vì thế bác sĩ và người bệnh nên trao đổi cụ thể về tình trạng để thay thế và có giải pháp điều trị tránh gây tăng cân.

Sau sinh ăn ít
Thiếu chất đạm là một trong những nguyên ngân ăn ít vẫn mập

1.5. Rối loạn chức năng tiêu hóa sau sinh

Phụ nữ sau sinh thường xuyên bị gặp các vấn đề tiêu hóa đặc biệt là táo bón. Cơ thể không vận động nhịp nhàng giữa các cơ quan đặc biệt là hệ tiêu hóa sẽ gây ra tích tụ độc tố gây ra bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe như trĩ, rối loạn tiêu hóa. Khi sức khỏe hệ tiêu hóa không đảm bảo cơ thể sẽ ảnh hưởng và suy giảm chức năng. Một phần sức đề kháng của mẹ và em bé bị ảnh hưởng bởi hoạt động hệ tiêu hóa. Do vậy nếu tiêu hóa không tốt sẽ gây tăng cân, béo phì dù ăn rất ít.

1.6. Thường xuyên áp lực và căng thẳng khi nuôi con nhỏ

Áp lực trong giai đoạn chăm sóc con nhỏ là vấn đề của hầu hết phụ nữ. Nguyên nhân gây ra những căng thẳng có thể là khách quan hoặc chủ quan. Thông thường phụ nữ sau sinh luôn mệt mỏi vì con khóc con quấy và thường xuyên phải lo thức đêm trông con. Bên cạnh những căng thẳng do cuộc sống và em bé mang lại thì có một vài kiểu căng thẳng xuất phát từ chính cơ thể của người phụ nữ. Quá trình mang thai khiến cho cơ thể phụ nữ bị rối loạn nội tiết. Sau sinh lượng hormone sinh ra trong thai kỳ giảm xuống gây mất cân bằng đồng thời làm rối loạn quá trình trao đổi chất khiến năng lượng từ thực phẩm không chuyển hóa hoàn toàn mà tích tụ thành mỡ thừa. Thêm vào đó căng thẳng áp lực cho mất cân bằng kèm con khóc quấy khiên mỡ thừa nhanh chóng tích tụ trong cơ thể. Vì thế sau sinh cơ thể cần thả lỏng mới cải thiện được tình trạng ăn ít vẫn mập.

1.7 Thực phẩm ăn dư thừa hoặc thiếu nghiêm trọng calo

Năng lượng trong thực phẩm được đo bằng calo. Mỗi cơ thể có nhu cầu calo khác nhau. Chất đạm là những thực phẩm chứa calo cao và giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều chất đạm lượng calo dư thừa sẽ tích tụ thành lớp mỡ thừa khó phân huỷ. Người lại khi ăn những thực phẩm quá ít calo cơ thể sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi. Cơ thể mệt mỏi sẽ khiến khả năng vận động giảm. Kéo theo là suy nhược và giảm khả năng chuyển hóa dinh dưỡng nên ăn ít nhưng vẫn tăng cân vì năng lượng nạp vào luôn cao hơn năng lượng tiêu hao.

1.8. Thường xuyên mất ngủ hay thiếu ngủ

Sau sinh phụ nữ đều thiếu ngủ trầm trọng và giấc ngủ là yếu tố ảnh hưởng mật thiết đến cân nặng. Mỗi ngày cần ngủ ít nhất 8 giờ để không mệt mỏi và có cảm giác cuồng ăn uống. Theo nghiên cứu cứ thiếu 1 giờ ngủ cơ thể sẽ bắt đầu rối loạn chức năng hệ vận động và trao đổi chất.

2. Hướng dẫn ngăn chặn nguy cơ béo phì sau sinh

Để giảm nguy cơ béo phì sau sinh, bản thân người mẹ có thể dựa trên những nguyên nhân gây béo phì để cân đối lại.

2.1. Ăn chậm

Ăn chậm no lâu thực sự là một phương pháp mà nhiều phụ nữ sau sinh không thực hiện được. Tuy rằng ăn vội để có thời gian nghỉ ngơi và chăm con nhưng chính vì thói quen đó mà khiến cơ thể không cảm nhận được lượng thức ăn phù hợp đồng thời gây áp lực cho những cơ quan tiếp nhận và bài tiết. Do đó, khi nhai kỹ ăn chậm sẽ giảm áp lực cho dạ dày đồng thời cơ thể hấp thụ được tối đa dinh dưỡng. Từ đó, khả năng chuyển hóa tăng lên và cơ thể không chịu sức ép vì hoạt động quá tải sẽ giúp phụ nữ ăn ít mà giảm cân hiệu quả.

2.2. Thuốc giảm cân không nội tiết

Thuốc giảm cân là một phương pháp thúc đẩy chuyển hóa và giải quyết vấn đề cân nặng. Tuy nhiên sau sinh vì cho con bú nên phụ nữ sau sinh cần chọn cách giảm cân tự nhiên ít gây hại khi cho con bú.  

Sau sinh ăn ít
Xây dựng chế độ tập luyện thích hợp giúp bạn cải thiện tình trạng ăn ít vẫn mập

2.3. Tránh đồ ăn sẵn

Đồ ăn nhanh hay snack là kẻ thù của người sợ béo. Đặc biệt là sau sinh có thể những món snack rất hấp dẫn nhưng không nên lạm dùng vì loại thực phẩm này chứa chất béo kém lành mạnh và gây ra béo phì nhanh chóng.

2.4. Tham khảo thêm từ chuyên gia dinh dưỡng

Đôi khi béo phì sau sinh là vấn đề di truyền do tín hiệu của bộ mã gen. Với những trường hợp đã thử giảm cân bằng nhiều cách không có hiệu quả nên tìm đến chuyên gia dinh dưỡng để được trợ giúp.

2.5. Uống đủ nước theo nhu cầu

Nước có thể tạm thời giúp bạn no mà lại không gia tăng năng lượng trong cơ thể. Do vậy uống nước giúp giảm cân và tăng khả năng chuyển hóa nguồn thực phẩm nhập vào trong cơ thể. Phụ nữ sau sinh uống nhiều nước sẽ tăng sinh tuyến sữa giúp cơ thể tuần hoàn tốt không gây ra dư thừa năng lượng đồng thời đây cũng là cách tạo cảm giác no tránh thèm ăn do thiếu nước.

2.6. Xây dựng chế độ luyện tập theo sức khỏe

Mặc dù khá khó khăn khi luyện tập nhưng bản thân người mẹ nên chọn cho bản thân cách vận động để tiêu hao năng lượng và tăng khả năng vận động cho các cơ quan chức năng. Trên đây là lý giải tại sao ăn ít vẫn béo, tại sao ăn ít vẫn không giảm cân. Dựa theo mỗi nguyên nhân đều sẽ có giải pháp riêng. Với phụ nữ sau sinh cần chú ý dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt khoa học tránh xáo trộn khi chăm sóc trẻ gây ra tăng cân ngoài ý muốn. Trong trường hợp áp dụng nhiều biện pháp giảm cân nhưng đều thất bại thì có thể cân nhắc sử dụng liệu pháp giảm cân đa trị liệu là truyền tiêu hao năng lượng. Đây là phương pháp đạt chuẩn y khoa tối giản từ Hoa Kỳ với tổng thời gian trị liệu là 8 giờ trong vòng 6 tuần. Bạn sẽ các được trải qua các bước gồm: Tầm soát mỡ; Hỗ trợ điều trị bệnh nền và điều trị giảm mỡ. Mọi quá trình đều dưới sự giám sát chặt chẽ từ bác sĩ. Với truyền tiêu hao năng lượng, bạn không chỉ đạt được hiệu quả giảm cân như mong muốn mà còn không phải ăn kiêng quá kham khổ và tập luyện quá khắt khe.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả

178

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

xem thêm
Tại sao bạn ăn ít vẫn béo nhanh và khó giảm cân?

Tại sao bạn ăn ít vẫn béo nhanh và khó giảm cân?

Sự tương tác giữa các yếu tố di truyền và môi trường để kiểm soát khối lượng mỡ trong cơ thể

Sự tương tác giữa các yếu tố di truyền và môi trường để kiểm soát khối lượng mỡ trong cơ thể

Béo phì tuổi trung niên vì sao nguy hiểm và khó giảm?

Béo phì tuổi trung niên vì sao nguy hiểm và khó giảm?

Các dấu hiệu trao đổi chất kém, khiến cơ thể dễ tích mỡ và tăng cân

Các dấu hiệu trao đổi chất kém, khiến cơ thể dễ tích mỡ và tăng cân

Giảm 5% cân nặng có thể mang lại lợi ích gì cho sức khỏe của bạn?

Giảm 5% cân nặng có thể mang lại lợi ích gì cho sức khỏe của bạn?

178

Bài viết hữu ích?