Zalo

Những người nào không nên uống thuốc giảm cân?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Thuốc giảm cân là 1 trong những lựa chọn có thể giúp người béo phì giảm cân nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể uống thuốc giảm cân tùy tiện. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết ai không nên uống thuốc giảm cân và những lưu ý khi sử dụng phương pháp này.

1. Người béo phì có tâm lý bị ảnh hưởng như thế nào?

Như đã đề cập ở các bài viết trước, béo phì là tình trạng chỉ số khối cơ thể (BMI) có giá trị đạt từ 30 trở lên. Béo phì có thể kéo theo các bệnh lý như tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp hay rối loạn chuyển hóa. Ngoài những ảnh hưởng về mặt sức khỏe thì người béo phì còn dễ bị ảnh hưởng đến tâm lý, cụ thể:

  • Thân hình ngoại cỡ có thể khiến người béo phì tự tin hơn trong các mối quan hệ xã hội, cảm thấy chán nản trong cuộc sống và ít đạt được những thành công.
  • Chất lượng cuộc sống của người béo phì dễ dàng bị giảm xuống do vận động hạn chế, sự chậm chạp là điều dễ thấy. 
  • Sự tự ti mặc cảm ở người béo phì lâu ngày có thể dẫn đến stress, trầm cảm và các vấn đề nghiêm trọng hơn.
  • Việc nhiều lần có thể khiến người béo phì chán nản và cảm thấy thất bại trong cuộc sống. 

Việc giữ vững tâm lý cho người béo phì rất quan trọng trong công cuộc giảm cân và thay đổi vóc dáng. Nếu tâm lý của người béo phì bị căng thẳng và cảm giác thất bại thì rất dễ dẫn tới tình trạng rối loạn trao đổi chất, rối loạn chuyển hóa khiến cho tình trạng béo phì ngày càng nặng hơn.

Tác hại thuốc giảm cân
Người béo phì luôn có cảm giác tự ti

2. Vì sao người béo phì lựa chọn dùng thuốc giảm cân?

Đa phần người béo phì luôn có cảm giác tự ti và cảm thấy cuộc sống quay lưng với họ. Do đó, để nhanh chóng hòa nhập với những người xung quanh thì không ít người đã lựa chọn phương án sử dụng thuốc giảm cân, ngoài ra còn một số các nguyên nhân sau:

  • Người béo phì ở mức độ II, III, lúc này cơ thể ở trong tình trạng quá khổ và không thể tập luyện thể thao để đốt năng lượng. 
  • Lười biếng, muốn đi đường tắc nên mới sử dụng thuốc giảm cân mà không quan tâm đến các tác hại mà thuốc mang lại
  • Bị đánh lừa bởi những quảng cáo giảm cân siêu tốc, giảm cân nhanh chóng sau vài tháng dùng thuốc.
  • Ảnh hưởng tâm lý bởi những lời chọc ghẹo về ngoại hình sẽ là một trong các lý do khiến cho người béo phì tìm đến các sản phẩm thuốc giảm cân. 

3. Những người nào không nên uống thuốc giảm cân?

Dù thuốc giảm cân có thể giúp mang đến hiệu quả nhanh nhưng nó cũng gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Nếu bạn đang thắc mắc không biết “ai không nên uống thuốc giảm cân?” thì câu trả lời chính là:

  • Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú.
  • Người mắc bệnh tim, người cao huyết áp.
  • Người mắc bệnh gan, thận, thần kinh hoặc trầm cảm.
  • Người bị dị ứng với thành phần sử dụng của thuốc. 
Tác hại thuốc giảm cân
Người bệnh nên thăm khám bác sĩ trước khi sử dụng thuốc giảm cân

4. Một số tác hại thuốc giảm cân 

Có một số tác hại thuốc giảm cân mà bạn cần phải biết để cân nhắc trước khi sử dụng. Các tác hại thuốc giảm cân bao gồm:

  • Ảnh hưởng tim mạch: Với những nhóm thuốc giảm cân có thành phần amphetamine hoặc kết hợp giữa caffeine, guarana hay các phần có gốc amphetamine khác thì đây là những thành phần kích thích thần kinh trung ương để tăng cường khả năng vận động, từ đó giúp cho việc đốt năng lượng nhiều hơn. Tuy nhiên, các chất kích thích này lại khiến cho tăng nhịp tim và có thể làm tăng huyết áp, khiến người bệnh béo phì khi sử dụng có thể gặp nguy hiểm. Có không ít bệnh nhân gặp vấn đề tim mạch do tác hại thuốc giảm cân gây ra đến mức phải nhập viện để cấp cứu.
  • Gây rối loạn tiêu hóa: Một số loại thuốc giảm cân tác dụng dựa trên cơ chế ngăn chặn sự hấp thu chất béo ở dạ dày, từ đó dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, buồn nôn, tiêu chảy, đại tiện khó khăn, không tự chủ. 
  • Thuốc giảm cân gây stress: Một trong số các tác hại thuốc giảm cân đó chính là gây ra rối loạn lo âu cho người dùng. Nếu người dùng có tiền sử bị rối loạn lo âu thì việc dùng thuốc giảm cân có thể dẫn đến các vấn đề khác như trầm cảm, suy nghĩ tiêu cực,...
  • Thuốc giảm cân gây phụ thuộc: Một số người bệnh cho rằng chỉ việc uống thuốc giảm cân thì quá trình giảm cân sẽ diễn ra thành công. Do đó, khi bỏ thuốc giảm cân thì họ rất dễ rơi vào thói quen ăn uống cũ, và lại phải tìm đến thuốc giảm cân để trở về cân nặng ban đầu. Lâu dầu sẽ hình thành thói quen phụ thuộc thuốc giảm cân và gây nghiện. Đây cũng là một trong số các tác hại thuốc giảm cân mang lại cho người bệnh khi dùng

Nhìn chung, thuốc giảm cân không phải là phương pháp tốt nhất để giúp người béo phì có thể trở lại mức cân nặng lý tưởng. Bạn không nên vì muốn giảm cân cấp tốc mà lạm dụng thuốc giảm cân, vì nếu không dùng hợp lý sẽ phải đối mặt với rất nhiều mối nguy hại cho sức khỏe. Trường hợp bạn quá bận rộn với công việc hoặc đã áp dụng nhiều phương pháp giảm cân nhưng vẫn thất bại thì hãy đến địa chỉ y tế uy tín để được bác sĩ tiến hành các xét nghiệm béo phì (công thức máu, đường huyết lúc đói, insulin lúc đói, men gan (AST, ALT), ure, creatinine, cholesterol toàn phần, HDL cholesterol, LDL cholesterol, triglyceride, albumin…) để có thể tìm ra những yếu tố tiềm tàng gây bệnh sau này. Sau khi có kết quả xét nghiệm, các bác sĩ sẽ phân tích và chẩn đoán tình trạng mỡ thừa, chỉ số ngộ độc mỡ của cơ thể…Từ đó tư vấn phương pháp giảm cân phù hợp, giúp mang lại hiệu quả, tiết kiệm chi phí và thời gian. 

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Điều dưỡng Trần Thanh Liêm xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Những bài tập giảm mỡ nội tạng

Những bài tập giảm mỡ nội tạng

Nước mía bao nhiêu calories? Giảm cân sau sinh có nên uống?

Nước mía bao nhiêu calories? Giảm cân sau sinh có nên uống?

Ngưng uống thuốc giảm cân có tăng cân lại không?

Ngưng uống thuốc giảm cân có tăng cân lại không?

Bệnh béo phì được định nghĩa như thế nào?

Bệnh béo phì được định nghĩa như thế nào?

35

Bài viết hữu ích?