Rạn da bụng sau sinh có chữa được không là vấn đề rất nhiều người quan tâm. Có khoảng 90% phụ nữ sẽ bắt đầu xuất hiện các vết rạn da ở nhiều vị trí trên cơ thể ở tháng thứ 6 hoặc thứ 7 của thai kỳ. Nếu mẹ của bạn bị rạn da thì hành trình mang thai của bạn cũng có nhiều khả năng bị rạn da, cơ địa rạn da mang tính di truyền. Nếu thai phụ có nước da sáng, họ sẽ có xu hướng xuất hiện các vết rạn da màu hồng nhưng với những phụ nữ có làn da sẫm màu, họ sẽ có xu hướng xuất hiện các vết rạn da sáng màu hơn màu da của họ.
Kích thước vết rạn có thể to, nhỏ, ít hay nhiều tùy thuộc vào mức độ tăng cân của mẹ khi mang thai. Nếu mẹ chỉ tăng cân thông thường, vào khoảng 10-12kg thì diện tích rạn da sẽ thấp hơn so với người mẹ tăng từ 15-20kg hoặc nhiều hơn.
Da của chúng ta cấu tạo bằng sợi collagen và elastin giúp đàn hồi, nếu da bị căng giãn quá mức sẽ làm các sợi này bị đứt ra tạo nên các vết rạn. Những vết rạn này nếu không điều trị sẽ ngày càng chằng chịt. Tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng rạn da sẽ ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý chị em phụ nữ. Thực tế, sự đứt gãy collagen rất khó phục hồi và hàn gắn, đặc biệt với những vết rạn lâu năm và chuyển sang màu trắng, sợi đàn hồi dưới da đã tổn thương nặng, đứt gãy hoàn toàn. Vì vậy, các mẹ nên điều trị rạn da càng sớm càng tốt.
Biết là như vậy nhưng tâm lý chung của các bà mẹ là nếu việc điều trị ảnh hưởng đến con thì ưu tiên con phải là số một, vì vậy có rất nhiều chị em không điều trị ngay khi rạn da mới xuất hiện, mà đợi đến tận sau khi sinh con xong mới bắt đầu nghĩ đến. Khi vết rạn da đã quá lâu thì việc điều trị sẽ rất khó khăn, tốn kém nhiều mà hiệu quả thậm chí còn không có.
Phòng ngừa rạn da nên được thực hiện từ trước khi mang thai bằng chế độ chăm sóc, giữ ẩm cho da. Trong giai đoạn mang thai nên sử dụng các sản phẩm giúp làn da đàn hồi, co giãn tốt, săn chắc hơn ngay từ đầu thai kỳ. Trong quá trình mang thai nếu vết rạn vẫn xuất hiện cần sử dụng thêm sản phẩm điều trị khác, tránh để vết rạn chuyển thành vết sẹo khiến việc điều trị khó khăn hơn nhiều.
Rạn da sau sinh phải làm sao hay làm thế nào để hết rạn da sau sinh là những băn khoăn lớn của không ít chị em phụ nữ. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, thời điểm phù hợp nhất để điều trị tình trạng rạn chuyên sâu bằng các sản phẩm đặc hiệu là sau khi sinh con và ngưng cho bú. Lúc này các sợi collagen và elastin tại vết rạn đang ở tình trạng bị tổn thương nặng do căng kéo quá mức, việc điều trị sớm sẽ giúp tăng cao khả năng phục hồi sợi collagen và elastin đứt gãy, nếu điều trị đúng có thể làm biến mất hoàn toàn vết rạn. Ngược lại, rạn da sẽ ngày càng trở nên khó trị hơn nếu để tình trạng kéo dài.
Thời gian điều trị vết rạn hữu hiệu nhất là khi vết rạn có màu hồng hay đỏ nhạt, đây là biểu hiện cho thấy các vết rạn còn mới. Bạn nên chọn sản phẩm điều trị rạn da chiết xuất từ thiên nhiên và được chứng nhận an toàn của cơ quan y tế có thẩm quyền. Sử dụng sản phẩm đúng theo từng giai đoạn phù hợp như lúc mang thai, sau sinh hoặc sản phẩm sử dụng cho vùng đùi, bụng, vùng ngực… Sau đây là một số phương pháp trị rạn da sau sinh đơn giản mà hiệu quả, giúp giảm hoặc làm mờ các vết rạn da tại nhà:
Trên đây là những phương pháp trị rạn da sau sinh đơn giản, hiệu quả và an toàn cho mẹ, thậm chí có thể áp dụng trong thời kỳ cho con bú. Với mỗi mẹo nhỏ kể trên, các mẹ sau sinh nên kiên trì áp dụng khoảng 1 tháng để cảm nhận được những vết rạn da mờ dần rồi biến mất, thay vào đó làn da sẽ săn chắc, mềm lại, mịn màng và hồng hào hơn.
Hầu hết chị em đã có thể cải thiện rất đáng kể nếu biết cách chăm sóc làn da bị rạn nêu trên. Tuy nhiên nếu sau khi ngừng cho con bú nhưng các vết rạn vẫn chưa biến mất hoàn toàn, chị em có thể tìm đến các bác sĩ điều trị chuyên sâu hơn để cải thiện tình trạng rạn da bằng thuốc đặc trị hoặc các kĩ thuật thẩm mỹ thích hợp.
68
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
68
Bài viết hữu ích?