Sử dụng cây nha đam có tốt cho dạ dày hay không, đặc biệt là khi bị viêm đau, là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Theo bác sĩ, dạ dày là cơ quan quan trọng của hệ tiêu hóa và cũng rất dễ bị tổn thương, điển hình nhất là chứng viêm loét gây đau. Hậu quả của căn bệnh này khiến sức khỏe và chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt đáng lo hơn khi quá trình điều trị không đơn giản với nguy cơ tái phát tương đối cao. Bên cạnh biện pháp điều trị bằng thuốc, bệnh nhân có thể sử dụng cây nha đam chữa dạ dày bị tổn thương với ưu điểm an toàn nhưng hiệu quả mang lại cũng rất tốt. Theo Đông y, nha đam hay lô hội có vị đắng, tính hàn, khi sử dụng sẽ quy vào 3 kinh Tỳ, Can, Vị và mang lại tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát huyết, nhuận tràng và dễ đại tiện.
Do đó, các chuyên gia đánh giá nha đam là một vị thuốc chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả. Sở dĩ sử dụng nha đam chữa dạ dày hiệu quả là vì nó cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như các vitamin (A, C, B12, E) và các khoáng chất vi lượng (như magie, kali, canxi, kẽm, crom). Những dưỡng chất thiết yếu này cần thiết cho các quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Bên cạnh đó, thành phần nha đam chứa chất Aloin với đặc tính nhuận tràng, đồng thời chứa nhiều nước nên hỗ trợ hoạt động của hệ lợi khuẩn đường ruột và góp phần quan trọng giảm chứng táo bón. Khi tiêu thụ một lượng nha đam vừa đủ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là khả năng làm dịu và chữa các bệnh về dạ dày, trong đó có chứng viêm đau dạ dày. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nước ép từ cây nha đam góp phần làm mát niêm mạc đường tiêu hóa bị viêm, do đó hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày và viêm loét đại tràng.
Theo Tạp chí Y học Cổ truyền Trung Quốc, chiết xuất nha đam còn có tác dụng hạn chế một số triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản như ợ chua, ợ hơi và nôn ói. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng khi tiêu thụ nha đam quá mức, bao gồm cả dạng gel và dạng mủ, có thể dẫn đến một số rối loạn tiêu hóa như đau bụng hay tiêu lỏng. Hàm lượng Polysaccharide cao trong nước ép nha đam có thể gây đầy hơi, chướng bụng ở những đối tượng phát triển quá mức hệ khuẩn đường ruột.
Đặc biệt, các bác sĩ khuyến cáo không nên uống mủ nha đam (phần nhựa màu vàng) vì có thể dẫn đến chuột rút, mất cân bằng các chất điện giải và nghiêm trọng hơn là gây tổn thương chức năng thận. Kèm theo đó, các chất có trong mủ nha đam còn ảnh hưởng đến hiệu quả của một số loại thuốc điều trị. Bên cạnh những công dụng cho cơ quan tiêu hóa, nha đam đa phần được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da như kem dưỡng ẩm hay mặt nạ với đặc tính dưỡng ẩm, chống lão hóa và điều trị mụn trứng cá. Gel nha đam được sử dụng ưa chuộng nhằm làm dịu chứng viêm do cháy nắng. Đồng thời, nha đam còn hỗ trợ cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết ở người tiền đái tháo đường, tuy nhiên cần thêm nhiều nghiên cứu chất lượng để đánh giá tác động của nha đam với việc kiểm soát đường huyết.
Sau khi xác định câu trả lời cho thắc mắc nha đam có tốt cho dạ dày hay không, vấn đề tiếp theo cần tìm hiểu là những cách sử dụng vị thuốc này để chữa chứng viêm đau dạ dày.
Uống nha đam mật ong mỗi ngày là cách đơn giản nhưng hiệu quả để điều trị bệnh viêm đau dạ dày. Những nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm 5 lá nha đam tươi và khoảng 500ml mật ong nguyên chất. Cách chế biến nha đam mật ong chữa bệnh dạ dày như sau:
Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm:
Cách thực hiện như sau:
Sử dụng nha đam nguyên chất được xem là 1 trong những cách chữa đau dạ dày đơn giản và dễ thực hiện nhất. Người bệnh cần chuẩn bị 1-2 nhánh nha đam, ưu tiên chọn nha đam tươi, lá kích thước lớn và nhiều thịt. Sau đó tiến hành rửa sạch, gọt bỏ vỏ và lọc lấy phần thịt trắng bên trong. Bước tiếp theo cho phần thịt trắng vào máy xay sinh tố rồi xay nhuyễn. Mỗi ngày trước ăn khoảng 20 phút, người bệnh lấy phần nha đam đã xay nhuyễn (khoảng 1 cốc) và uống trực tiếp, có thể pha thêm chút nước để làm loãng và dễ uống hơn. Bệnh nhân đau dạ dày sử dụng cách này liên tục 2-3 ngày sẽ thấy các triệu chứng được kiểm soát nhanh chóng.
Thức uống từ cây nha đam nấu với đường phèn cũng được đánh giá là một bài thuốc cải thiện triệu chứng đau dạ dày rất hiệu quả. Để chế biến được loại thức uống vừa thơm mát, vừa đẹp da lại hỗ trợ điều trị viêm trào ngược dạ dày hiệu quả, người bệnh hãy thực hiện theo các bước như sau:
Thức uống nha đam đường phèn giúp giải độc cơ thể và kiểm soát triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, người bệnh chỉ uống từ 1-2 cốc mỗi ngày, tránh lạm dụng vì nguy cơ nhuận tràng quá mức và dẫn đến tiêu chảy.
Bệnh nhân đau dạ dày có thể nấu chè lô hội nhằm mục đích vừa giải khát vừa chữa bệnh dạ dày lâu ngày chưa khỏi.
Tóm lại, sử dụng nha đam chữa dạ dày là cách làm truyền thống, cần thực hiện kiên trì và chỉ đem lại hiệu quả với những người mới mắc bệnh. Trong trường hợp bệnh đã kéo dài, người bệnh thường xuyên phải chịu những đau đớn do triệu chứng gây ra thì cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả. Hiện nay, có 1 phương pháp có thể giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh đau dạ dày, đồng thời hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả. Phương pháp này có tên là truyền giảm đau dạ dày, thực hiện bằng cách truyền các vi hoạt chất vào cơ thể qua đường tĩnh mạch. Các vi hoạt chất bao gồm hỗn hợp chất lỏng, chất điện giải, vitamin và thuốc, có tác dụng: Làm dịu cơn đau bụng, giảm co thắt dạ dày; Giảm buồn nôn, trào ngược dịch vị; Chống lại sự mệt mỏi, stress; Hỗ trợ và thúc đẩy phục hồi nhanh hơn sau đợt điều trị đau dạ dày kéo dài…Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám sức khỏe tổng quát để đánh giá tình trạng của người bệnh, sau đó tư vấn liệu trình truyền phù hợp. Liệu trình truyền giảm đau dạ dày sẽ được cá nhân hóa theo tình trạng sức khỏe cụ thể của khách hàng.
69
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
69
Bài viết hữu ích?