Zalo

Phục hồi sau phẫu thuật cắt ruột thừa: Điều gì sẽ xảy ra

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa là một biện pháp điều trị nhằm cắt bỏ ruột thừa. Phẫu thuật cắt ruột thừa thuộc loại cấp cứu khi được thực hiện trên những người bị viêm ruột thừa, một bệnh lý nhiễm trùng. Khi bị viêm ruột thừa bắt đầu, điều quan trọng là phải cắt bỏ ruột thừa trước khi nó vỡ ra, vì điều này có thể gây tử vong.

Bạn sẽ biết liệu mình có bị viêm ruột thừa hay không bằng những cơn đau dữ dội bắt đầu ở thượng vị và di chuyển xuống phần bụng phía dưới bên phải. Bạn cũng có thể bị sốt, buồn nôn, nôn ói và các vấn đề khác về bụng nếu bị viêm ruột thừa.

Phẫu thuật cắt ruột thừa là một thủ thuật khá phổ biến và thường xuyên, và đa phần thường diễn ra suôn sẻ. Quy trình này thường mất khoảng một giờ, tùy thuộc vào loại phẫu thuật mà bạn muốn thực hiện và tay nghề của bác sĩ.

1. Các loại phẫu thuật ruột thừa

Nếu cần phẫu thuật cắt ruột thừa, bạn sẽ có 2 lựa chọn là cắt ruột thừa mở hoặc qua nội soi.

1.1. Mổ ruột thừa mở

Trước đây, mổ mở ruột thừa là phương án phẫu thuật duy nhất để cắt bỏ ruột thừa. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ rạch một đường từ 2 đến 4 inch ở giữa bụng và cắt bỏ toàn bộ ruột thừa. Bởi vì phẫu thuật mở ruột thừa xâm lấn nhiều nên bác sĩ thường chỉ thực hiện khi ruột thừa đã vỡ.

1.2. Phẫu thuật cắt ruột thừa nội soi

Cắt ruột thừa nội soi là biện pháp phổ biến hơn. Với phương pháp này, bác sĩ phẫu thuật sẽ thực hiện một số vết mổ nhỏ trên bụng và sử dụng hướng dẫn bằng video để cắt bỏ ruột thừa thông qua những vết mổ nhỏ hơn này. Do phương pháp phẫu thuật cắt ruột thừa nội soi có tính chất xâm lấn tối thiểu nên chúng là phương pháp điều trị viêm ruột thừa được ưa chuộng. Mổ ruột thừa nội soi cũng có thời gian hồi phục ngắn hơn và dễ dàng hơn so với mổ mở.

2. Kỳ vọng sau phẫu thuật

Mặc dù phẫu thuật cắt ruột thừa có quy mô nhỏ so với các loại phẫu thuật khác nhưng bạn vẫn sẽ có một thời gian hồi phục sau phẫu thuật.

2.1. Ngay sau khi phẫu thuật

Hầu hết người bệnh sẽ cảm thấy rất yếu và mệt mỏi ngay sau khi phẫu thuật cắt ruột thừa. Điều này có thể là do các tổn thương thể chất hoặc tác dụng phụ của thuốc gây mê. Mọi người cũng thường bị đau vùng vai nếu trải qua quá trình phẫu thuật cắt ruột thừa nội soi liên quan đến cách thức thực hiện.

Người nhà cần báo với bác sĩ khi thấy bệnh nhân buồn nôn sau phẫu thuật ruột thừa

Dưới đây là một số triệu chứng bất thường khác mà bệnh nhân có thể gặp phải:

  • Buồn nôn;
  • Ợ hơi;
  • Nôn ói;
  • Táo bón;
  • Đau bụng;
  • Tiêu chảy;
  • Đau đầu.

Bệnh nhân cũng nên ở lại bệnh viện 1 hoặc 2 ngày để theo dõi mặc dù một số trường hợp có thể xuất viện ngay trong ngày, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cuộc phẫu thuật.

2.2. Chiến lược kiểm soát cơn đau

Đau bụng là triệu chứng khó chịu nhất của phẫu thuật cắt ruột thừa. Để chống lại cơn đau, bạn sẽ được cung cấp một lượng thuốc tiêm tĩnh mạch và thuốc uống để ổn định cơ thể tại bệnh viện. Sau khi về nhà sau phẫu thuật, bạn có thể chống lại cơn đau bằng cách kết hợp những biện pháp sau đây:

  • Acetaminophen;
  • Ibuprofen;
  • Chườm nóng và lạnh

Cơn đau sẽ ở mức độ nghiêm trọng nhất trong 3 ngày đầu sau phẫu thuật và chính sẽ nhanh chóng cải thiện sau đó.

2.3. Tìm hiểu về những rủi ro và biến chứng tiềm ẩn

Những rủi ro và biến chứng tiềm ẩn của phẫu thuật cắt ruột thừa là cực kỳ hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra. Trong vài ngày đầu tiên, người bệnh hãy đề phòng tình trạng chảy máu, nhiễm trùng vết mổ, tắc ruột hoặc tổn thương các cơ quan lân cận.

3. Dòng thời gian phục hồi cho phẫu thuật ruột thừa

Thời gian phục hồi là tương đối nhanh đối sau phẫu thuật ruột thừa, trong đó phẫu thuật mở sẽ lâu hơn so với nội soi.

3.1. Giai đoạn phục hồi ban đầu

Điều quan trọng là bệnh nhân phải dành thời gian để hồi phục sau phẫu thuật cắt ruột thừa. Bác sĩ khuyến cáo hạn chế gắng sức quá mức, đặc biệt là giai đoạn ngay sau mổ. Đi bộ là hoạt động thể chất mà bệnh nhân nên thử trong những ngày đầu sau phẫu thuật cắt ruột thừa, đặc biệt hãy thử đi bộ lâu hơn hoặc xa hơn mỗi ngày nhưng chú ý phải nghỉ ngơi bất cứ khi nào cần thiết. Bạn cũng nên tránh tắm trong ít nhất 24 giờ sau phẫu thuật.

Người bệnh có thể đi bộ ngắn sau khi mổ ruột thừa

3.2. Trở lại hoạt động bình thường

Nếu không nỗ lực quá nhiều, bạn có thể trở lại làm việc và các hoạt động bình thường khác sau 1 đến 3 tuần sau phẫu thuật cắt ruột thừa nội soi hoặc 2 đến 4 tuần sau phẫu thuật cắt ruột thừa mở.

3.3. Triển vọng dài hạn sau phẫu thuật ruột thừa

Hầu hết bệnh nhân vẫn sống một cuộc sống lâu dài, đầy đủ và khỏe mạnh sau phẫu thuật cắt ruột thừa. Ngoại trừ vài tuần đầu tiên sau phẫu thuật, bạn sẽ không phải thực hiện bất kỳ thay đổi vĩnh viễn nào về chế độ ăn uống, tập thể dục hoặc lối sống.

4. Phục hồi thể chất và tập thể dục

Điều quan trọng là phải thực hiện mọi việc chậm rãi trong giai đoạn hồi phục sau phẫu thuật cắt ruột thừa. Bạn không nên nâng bất cứ thứ gì nặng hoặc làm những công việc vất vả trong 2 tuần sau phẫu thuật, vì điều này có thể dẫn đến các biến chứng. Bạn cũng nên tránh các bài tập thể dục quá sức, chẳng hạn như chạy bộ, nâng tạ hoặc đi xe đạp, và tốt nhất là hạn chế hoạt động ở mức đi bộ.

5. Tăng tốc chữa bệnh và phục hồi

Bạn có thể tăng tốc độ phục hồi bằng cách duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và phù hợp với phẫu thuật cắt ruột thừa. Tốt nhất bạn nên hâm nóng thức ăn mềm, giàu chất xơ để hỗ trợ nhu động ruột vì bạn không muốn bị táo bón hoặc phải gắng sức quá mức khi đi vệ sinh. Bạn cũng nên uống nhiều nước và các loại nước khác để không bị mất nước.

Ngoài trạng thái thể chất, việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cũng rất quan trọng. Việc không thể thực hiện cuộc sống bình thường trong vài tuần đầu sau phẫu thuật sẽ rất khó khăn. Vì vậy, bạn nên tìm đến những người thân để họ động viên và quan tâm đến bạn. Một vấn đề nên lưu ý là những cơn đau và cảm giác khó chịu chỉ là tạm thời và bạn sẽ quay trở lại bình thường sau một thời gian.

6. Thay đổi lối sống hàng ngày trong quá trình phục hồi

Vì những hạn chế về thể chất nên điều quan trọng là bạn phải ở bên cạnh những có thể giúp đỡ mình trong quá trình hồi phục. Bạn sẽ cần trợ giúp trong các hoạt động hàng ngày khác nhau, chẳng hạn như mua hàng tạp hóa, lái xe và chăm sóc trẻ em. Nếu mọi việc suôn sẻ và bạn không cố gắng quá sức, bạn có thể trở lại làm việc sau 1 đến 4 tuần.

7. Những trở ngại tiềm ẩn và giải pháp

Rủi ro lớn nhất bệnh nhân gặp phải trong quá trình hồi phục là nhiễm trùng vết mổ. Để tránh điều này, điều quan trọng là phải giữ cho vết mổ khô ráo, sạch sẽ và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Bạn cũng nên dùng tất cả các loại thuốc theo chỉ dẫn và tái khám đúng lịch hẹn. Nếu bắt đầu cảm thấy cơn đau không thể chịu nổi hoặc buồn nôn, hay các biểu hiện nhiễm trùng hoặc không thể trung tiện, bạn hãy liên hệ bác sĩ ngay lập tức.

8. Kết luận

Phẫu thuật cắt ruột thừa là biện pháp điều trị khẩn cấp và có thể cứu mạng người bệnh bị viêm ruột thừa. Mặc dù việc đến bệnh viện để phẫu thuật ngay lập tức là điều cần thiết nhưng điều quan trọng là phải làm theo lời khuyên trong bài viết này nếu bạn muốn bình phục hoàn toàn.

Quá trình hồi phục sau phẫu thuật viêm ruột thừa cần có thời gian, vì vậy bạn nên kiên nhẫn và giữ thái độ tích cực. Điều này kết hợp với việc bổ sung đủ nước, nghỉ ngơi nhiều và đầu tư vào dịch vụ chăm sóc tại nhà, sẽ giúp bạn phục hồi nhanh hơn.

Nguồn: Driphydration.com

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Hướng dẫn phục hồi sau phẫu thuật viêm ruột thừa

Hướng dẫn phục hồi sau phẫu thuật viêm ruột thừa

Zofran có thể giúp chữa bệnh cúm dạ dày?

Zofran có thể giúp chữa bệnh cúm dạ dày?

Cách nhận biết sự khác biệt giữa ngộ độc thực phẩm và bệnh dạ dày

Cách nhận biết sự khác biệt giữa ngộ độc thực phẩm và bệnh dạ dày

Cập nhật điều trị ngoại khoa bệnh trào ngược dạ dày - thực quản

Cập nhật điều trị ngoại khoa bệnh trào ngược dạ dày - thực quản

Lượng calo tiêu hao khi chạy bộ là bao nhiêu?

Lượng calo tiêu hao khi chạy bộ là bao nhiêu?

12

Bài viết hữu ích?