Zalo

Obesogens là gì và chúng ta có nên quan tâm?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Thừa cân, béo phì là vấn đề được nhiều người quan tâm. Nhiều yếu tố có liên quan đến việc tăng cân quá mức như sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn có nồng độ đường và chất béo cao, chế độ sinh hoạt lười vận động,... Trong đó, không thể không kể đến Obesogens- những hóa chất có thể ảnh hưởng hoặc thúc đẩy bệnh béo phì ở người hoặc động vật. Vậy Obesogens là gì?

1. Obesogens là gì?

Obesogens là gì? Obesogens được định nghĩa là những hóa chất có thể ảnh hưởng hoặc thúc đẩy bệnh béo phì ở người hoặc động vật. Những hóa chất này được tìm thấy trong các vật dụng gia đình hàng ngày như hộp đựng thức ăn, đồ chơi, dụng cụ nấu nướng, sản phẩm chăm sóc cá nhân, chất tẩy rửa và vật tư y tế. Chính sự có mặt ở nhiều nguồn khác nhau nên chúng có thể làm ô nhiễm thực phẩm, nước hoặc không khí, do đó làm tăng thêm các con đường tiếp xúc của chúng.

Khi những hóa chất obesogens xâm nhập vào cơ thể bạn, chúng có thể thay đổi quy định cân bằng năng lượng dẫn đến tình trạng tăng cân, béo phì.

obesogens là gì
Các obesogens được tìm thấy trong nhiều vật dụng trong gia đình

2. Obesogens tác động gì đến việc tăng/ giảm cân?

Obesogens được coi là hóa chất gây ra tình trạng rối loạn nội tiết (EDC), can thiệp và gây ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết.

Vì các cơ quan nội tiết và hormone có tác dụng trong điều chỉnh quá trình trao đổi chất và trọng lượng cơ thể nên hệ thống nội tiết của bạn đóng vai trò thiết yếu trong việc cân bằng năng lượng và dự trữ chất béo.

Cơ chế để Obesogens có thể thúc đẩy béo phì bằng cách:

  • Tăng số lượng tế bào mỡ;
  • Tăng khả năng lưu trữ chất béo trong các tế bào mỡ hiện có;
  • Thay đổi tốc độ của quá trình sản xuất tế bào mỡ so với phá hủy;
  • Thay đổi cân bằng năng lượng để ưu tiên lưu trữ calo;
  • Thay đổi tỷ lệ trao đổi chất cơ bản (BMR), là lượng calo mà cơ thể bạn cần để thực hiện các chức năng cơ bản;
  • Thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột theo xu hướng thúc đẩy việc lưu trữ thức ăn;
  • Thay đổi kiểm soát nội tiết tố của sự thèm ăn và cảm giác no.

Một số nghiên cứu gần đây đã tìm thấy bằng chứng về sự xuất hiện Obesogens trong nhau thai, nước ối và máu cuống rốn, cho thấy rằng việc con người bắt đầu tiếp xúc với chất gây béo phì ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Việc tiếp xúc với Obesogens trong giai đoạn phát triển ban đầu như vậy có thể ảnh hưởng đến bệnh béo phì sau này trong cuộc đời. Hơn nữa, Obesogens có thể gián tiếp làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, hội chứng chuyển hóa và ung thư nguyên nhân do các enzym liên quan đến việc loại bỏ chúng chưa hoạt động đầy đủ.

Tác động của việc tiếp xúc với các hóa chất Obesogens trước khi sinh đối với quá trình trao đổi chất của thai nhi thậm chí có thể được truyền sang các thế hệ tương lai, một phát hiện được gọi là tác động xuyên thế hệ của Obesogens. Tác động của chúng thậm chí có thể ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai.

obesogens là gì
Obesogens có thể gián tiếp làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

3. Phân loại Obesogens

Các nhà khoa học đã xác định được khá nhiều hóa chất có thể là chất gây béo phì, nhưng nghiên cứu vẫn chưa có kết luận. Một số chất đã bị cấm vì lo ngại về sức khỏe. Những loại hóa chất Obesogens thường được sử dụng trong sản xuất, nông nghiệp và hàng tiêu dùng.

  • Phytoestrogen: Phytoestrogen là một loại hóa chất Obesogens được tìm thấy trong các sản phẩm thực phẩm, bao gồm đậu nành, đậu lăng và đậu xanh.
  • Chất hữu cơ: Những hóa chất này là thuốc diệt nấm, được sử dụng trong xử lý gỗ làm vật liệu xây dựng.
  • Hydrocacbon thơm đa vòng (PAHs): PAH là một loại hóa chất Obesogens, sản phẩm phụ do đốt cháy một số loại nhiên liệu. Chúng dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí.‌
  • Bisphenol A (BPA): BPA và các hóa chất tương tự được sử dụng trong nhựa. Chúng được tìm thấy trong các hộp đựng thực phẩm và đồ uống.
  • Các ete diphenyl polybrom hóa (PBDE): Các loại hóa chất này được sử dụng là chất chống cháy. Chúng được sử dụng để xử lý các vật liệu như vải hoặc đồ nội thất để làm cho chúng ít bắt lửa hơn.‌
  • Phthalate: Phthalates là loại hóa chất Obesogens sử dụng làm chất làm dẻo. Chúng được tìm thấy trong mỹ phẩm, thuốc và sơn.‌
  • Parabens: Parabens là loại hóa chất Obesogens có trong chất bảo quản có trong thực phẩm, sản phẩm giấy và thuốc.
  • Thuốc trừ sâu: Thuốc trừ sâu được sử dụng trong các ngành nông nghiệp có thể gây béo phì.‌
  • Các alkylphenol: Đây là một loại chất hoạt động bề mặt và chất làm đặc được sử dụng trong nhiều mặt hàng tiêu dùng, chẳng hạn như cao su hoặc sơn.
  • Một số loại thuốc như Thiazolidinediones, thuốc chống loạn thần không điển hình, thuốc kháng Histamin và thuốc chống trầm cảm có thể có tác dụng dẫn đến tăng cân hoặc khó giảm cân.

4. Vì sao chúng ta nên quan tâm đến Obesogens?

Người ta biết rất ít về tác dụng của hóa chất Obesogens đối với sức khỏe con người cũng như mức độ tương tác của chúng với các yếu tố nguy cơ béo phì như viêm nhiễm, chế độ ăn uống, thời điểm ăn uống và điều chỉnh cảm giác thèm ăn.

Theo các nghiên cứu được tiến hành trên các loại động vật thì một số hóa chất Obesogens có thể có khả năng tích tụ trong các mô, trong khi một số khác có thể khiến các thế hệ tương lai mắc bệnh béo phì và các rối loạn chuyển hóa liên quan khác.

Mặc dù không chắc là bạn có thể tránh hoàn toàn chất gây béo phì, nhưng có một số điều đơn giản có thể làm để giảm mức độ tiếp xúc với hóa chất Obesogens bao gồm:

  • Vứt bỏ dụng cụ nấu chống dính cũ và thay thế bằng dụng cụ nấu ăn chất liệu thép không gỉ hoặc thủy tinh.
  • Không bảo quản hoặc hâm nóng thức ăn trong đồ nhựa, thay vào đó hãy sử dụng đồ đựng bằng thủy tinh.
  • Tìm kiếm mỹ phẩm và các sản phẩm tẩy rửa không chứa hóa chất Obesogens như kim loại nặng và phthalate như giấm trắng và baking soda.
  • Mở cửa sổ và ra ngoài hít thở không khí trong lành.
  • Tránh thực phẩm siêu chế biến và phụ gia thực phẩm như chất làm ngọt nhân tạo, chất nhũ hóa và bột ngọt.
  • Mua sản phẩm hữu cơ khi có thể: Điều này có thể làm giảm sự tiếp xúc với thuốc trừ sâu có liên quan đến tác dụng gây béo phì.
  • Rửa rau và trái cây tươi trước khi ăn, lựa chọn thực phẩm hữu cơ như trái cây, rau, ngô, lúa mì và gạo khi có thể.

Obesogens là hóa chất có thể có tác dụng trong thúc đẩy nguy cơ bị béo phì bằng cách phá vỡ các cơ quan nội tiết và hormone trong cơ thể bạn. Một chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục, ngủ đủ giấc và kiểm soát căng thẳng đóng vai trò quan trọng trong giảm nguy cơ béo phì cũng như cải thiện sức khỏe. 

Bên cạnh đó, chúng ta cần hiểu rằng, béo phì là một vấn đề sức khỏe gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng mà chúng ta phải chung sống trọn đời. Vì thế giảm béo là vấn đề cần được thực hiện trong dài hạn. Do đó, bạn cần lưu ý khi lựa chọn một phương pháp giảm béo nhanh hay hiệu quả mà đảm bảo an toàn. 

Liệu pháp giảm cân tiêu hao năng lượng hiện là phương pháp sử dụng một số loại vitamin và các loại khoáng chất cần thiết với công dụng nhằm thúc đẩy quá trình chuyển hóa mỡ trong cơ thể người. Trước khi thực hiện liệu pháp bạn sẽ được đánh giá sức khỏe cá nhân và thực hiện các xét nghiệm máu cơ bản cũng như đánh giá chỉ số khối cơ thể (BMI). Điểm đặc biệt của liệu pháp này là luôn có bác sĩ đồng hành theo sát cả quá trình thực hiện sao cho phù hợp với thể trạng của từng người cũng như đảm bảo quá trình giảm cân diễn ra được an toàn và hiệu quả nhất.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Ngô Thị Thảo Hiền xem thêm bài viết cùng tác giả

64

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Các cơ chế hình thành mỡ nội tạng trong cơ thể người

Các cơ chế hình thành mỡ nội tạng trong cơ thể người

Vì sao người béo phì không thể giảm cân?

Vì sao người béo phì không thể giảm cân?

Cách giảm hấp thu chất béo trong cơ thể

Cách giảm hấp thu chất béo trong cơ thể

Giảm cân cho người béo phì vì sao lại khó?

Giảm cân cho người béo phì vì sao lại khó?

Vì sao cần đánh giá sức khỏe tim mạch ở người thừa cân?

Vì sao cần đánh giá sức khỏe tim mạch ở người thừa cân?

64

Bài viết hữu ích?