Zalo

Nguyên nhân gây đau nhói đầu và cách đối phó với các triệu chứng này

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Nhức đầu là một tình trạng đau đớn vô cùng khó chịu. Chúng có thể cản trở các hoạt động trong cuộc sống của chúng ta từ công việc, học tập hoặc chăm sóc con cái. Bài viết này sẽ giải thích nguyên nhân gây đau nhói đầu và cách điều trị các triệu chứng.

1. Nguyên nhân đau nhói đầu

Một số loại đau đầu có thể gây đau nhói, chẳng hạn như đau nửa đầu, bệnh đau đầu từng cơn và đau đầu do căng thẳng. Chứng đau nửa đầu gây đau nhói ở một bên đầu của bạn. Đau đầu từng cơn là những cơn đau đầu dữ dội xảy ra hàng ngày hoặc xảy ra vài tuần một lần. Nếu bị đau đầu do căng thẳng, bạn sẽ cảm thấy đau sau gáy và đau lan dần ra phía trước, ảnh hưởng đến cả hai bên đầu.

Nếu cơn đau đầu của bạn là do say xỉn, nó sẽ khiến bạn có cảm giác đau nhói ở hai bên đầu. Rượu có thể góp phần gây đau đầu do làm giãn mạch máu trong đầu, gây mất nước và kích thích phản ứng viêm. Tất cả những yếu tố này có thể gây ra cảm giác đau nhói đầu.

đau nhói đầu
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau nhói đầu gây ra 

Nếu bạn đã quen với việc sử dụng caffein một cách thường xuyên và đột nhiên dừng lại vì một lý do nào đó, bạn có thể bị đau đầu dữ dội do cai caffeine. Để tránh bị nghiện caffeine, bạn nên giảm dần lượng cafein uống mỗi ngày thay vì từ bỏ chúng một cách đột ngột.

Đau dây thần kinh chẩm gây ra cơn đau nhói dai dẳng bắt đầu từ đáy hộp sọ và lan đến da đầu. Nhức đầu do đau dây thần kinh chẩm có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai bên đầu của bạn. Nó cũng có thể gây đau sau mắt của bạn ở bên bị ảnh hưởng. Những cơn đau đầu này có thể bị nhầm lẫn với chứng đau nửa đầu. Đau dây thần kinh chẩm xảy ra do dây thần kinh bị chèn ép hoặc căng cơ ở cổ. Tình trạng này có thể do chấn thương hoặc một tình trạng riêng biệt, chẳng hạn như viêm khớp ở phần trên của cột sống, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hoặc có sự tồn tại của khối u ảnh hưởng đến dây thần kinh của bạn.

2. Điều trị đau nhói đầu

Nếu bạn thường xuyên bị đau nửa đầu, việc xác định và tránh các yếu tố kích hoạt cơn đau có thể giúp giảm tần suất các cơn đau. Trong thời gian đau nhói đầu, bạn có thể dùng thuốc giảm đau và tách mình khỏi các tác nhân như tiếng ồn và ánh sáng chói bằng cách nghỉ ngơi trong phòng tối, yên tĩnh.

đau nhói đầu
Liệu pháp truyền vitamin vào tĩnh mạch (IV) có thể giúp xoa dịu cơn đau nhức đầu 

Có một số biện pháp khắc phục tại nhà bạn có thể thử. Chúng bao gồm bổ sung đủ nước, uống thuốc giảm đau không kê đơn, hạn chế uống rượu và cafein.

Liệu pháp truyền vitamin vào tĩnh mạch (IV) có thể giúp xoa dịu cơn đau nhức đầu dữ dội của bạn bất kể đó là do một loại đau đầu cụ thể, do say rượu hay do cai caffeine.

Ví dụ: nếu cơn đau đầu của bạn là do say rượu, thì có những dạng túi tĩnh mạch chứa các thành phần nhắm đến mục tiêu cụ thể của từng triệu chứng mà bạn đang gặp phải. Liệu pháp truyền vitamin vào tĩnh mạch cho tình trạng say rượu sẽ bao gồm chất lỏng, chất điện giải, vitamin B tổng hợp, vitamin B12 và các loại thuốc như Toradol và Zofran. Chất lỏng và chất điện giải sẽ giúp bạn bù nước sau khi rượu làm bạn mất nước. Vitamin B tổng hợp và vitamin B12 sẽ kết hợp với nhau để chống lại sự mệt mỏi, tăng cường năng lượng và giúp bạn minh mẫn hơn. Thuốc chống buồn nôn có trong phương pháp điều trị truyền vitamin vào tĩnh mạch sẽ giúp ngăn chặn việc truyền tín hiệu mà hệ thống thần kinh của bạn gửi đến não gây buồn nôn. Thuốc chống viêm và giảm đau sẽ giúp bạn giảm đau nhức, sốt, nhức đầu và các cơn đau khác.

Liệu pháp truyền vitamin vào tĩnh mạch hoạt động nhanh hơn so với uống nước và uống thuốc vì nó bỏ qua các tác động bất lợi ở hệ thống tiêu hóa và thay vào đó đi thẳng vào máu của bạn.

Có thể có nhiều nguyên nhân gây đau nhói đầu. Tuy nhiên cùng với đó cũng có một số lựa chọn điều trị, trong đó có bao gồm cả liệu pháp truyền vitamin vào tĩnh mạch tác dụng nhanh.

Nguồn: Driphydration.com

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Tại sao tôi thức dậy với cơn đau đầu?

Tại sao tôi thức dậy với cơn đau đầu?

Làm thế nào để biết sự khác biệt giữa chứng đau nửa đầu Migraine và đau đầu thông thường

Làm thế nào để biết sự khác biệt giữa chứng đau nửa đầu Migraine và đau đầu thông thường

Cách nhận biết và đối phó với cơn đau đầu do căng thẳng

Cách nhận biết và đối phó với cơn đau đầu do căng thẳng

Nguyên nhân gây đau đầu kinh niên và cách đối phó với chúng

Nguyên nhân gây đau đầu kinh niên và cách đối phó với chúng

Đau đầu Cervicogenic là gì và cách điều trị

Đau đầu Cervicogenic là gì và cách điều trị

23

Bài viết hữu ích?