Zalo

Làm thế nào để đối phó với chứng đau nửa đầu do say rượu

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Những người mắc chứng đau nửa đầu có thể xuất hiện các cơn đau nửa đầu trầm trọng hơn trong thời gian say rượu. Chứng đau nửa đầu do say rượu có thể nghiêm trọng và gây suy nhược cơ thể, tuy nhiên vẫn có những lựa chọn sẵn có có thể giúp bạn kiểm soát chúng. Bài viết này cung cấp đến bạn những biện pháp cải thiện tình trạng đau nửa đầu do say rượu.

1. Thuốc điều trị đau nửa đầu

Một số loại thuốc có thể giúp điều trị triệu chứng đau nửa đầu, thậm chí có thể ngăn ngừa tái phát.

Thuốc giảm đau (đôi khi được gọi là thuốc điều trị cấp tính hoặc cắt cơn) được bào chế để giảm thiểu các triệu chứng, có hiệu quả nhất khi được dùng ngay khi bắt đầu có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của chứng đau nửa đầu.

Thuốc phòng ngừa được dùng thường xuyên, thường là hàng ngày, để làm cho chứng đau nửa đầu bớt thường xuyên và nghiêm trọng hơn. Loại thuốc phù hợp nhất với bạn có thể phụ thuộc vào các yếu tố, bao gồm tần suất và mức độ nghiêm trọng của cơn đau đầu, bạn có buồn nôn và nôn ói khi đau đầu hay không và bất kỳ tình trạng bệnh lý nào khác mà bạn mắc phải.

Đau nửa đầu
Nhiều người gặp phải tình trạng đau nửa đầu 

2. Thuốc kê đơn

Triptans là một loại thuốc giảm đau theo toa cho chứng đau nửa đầu. Các ví dụ bao gồm Sumatriptan (Imitrex, Tosy Mara) và Rizatriptan (Maxalt, Maxalt-MLT).

Chúng hoạt động bằng cách ngăn chặn các đường dẫn truyền cơn đau trong não và có thể làm giảm nhiều triệu chứng đau nửa đầu. Chúng có sẵn dưới dạng thuốc viên, thuốc tiêm hoặc xịt mũi. Tuy nhiên, chúng có thể không an toàn cho những người có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.

Dihydroergotamine (DHE 45, Migranal) được thiết kế cho chứng đau nửa đầu kéo dài hơn 24 giờ và nên được dùng khi bắt đầu có các triệu chứng đáng chú ý. Thuốc này có sẵn dưới dạng tiêm hoặc xịt mũi. Tuy nhiên, nó có thể làm trầm trọng thêm chứng buồn nôn và nôn ói liên quan đến tình trạng đau nửa đầu. Những người bị huyết áp cao hoặc mắc bệnh động mạch vành, bệnh gan hoặc một số bệnh lý khác nên tránh dùng thuốc này.

Lasmiditan (Reyvow) là một loại thực phẩm bổ sung dạng uống điều trị chứng đau nửa đầu và giảm đáng kể tần suất cơn đau đầu. Điều quan trọng là tránh vận hành máy móc hoặc phương tiện trong ít nhất 8 giờ sau khi dùng Lasmiditan, vì nó có tác dụng gây an thần và chóng mặt.

Thuốc đối kháng CGRP như Ubrogepant (Ubrelvy) và Rimegepant (Nurtec ODT) là thuốc đối kháng thụ thể peptide liên quan đến gen calcitonin được phê duyệt để điều trị chứng đau nửa đầu cấp tính có hoặc không có chóng mặt ở người lớn. Chúng giúp giảm đau và các triệu chứng đau nửa đầu liên quan, chẳng hạn như nhạy cảm với ánh sáng và buồn nôn. Các tác dụng phụ thường gặp của các loại thuốc này bao gồm khô miệng, buồn ngủ quá mức và buồn nôn. Cả hai loại thuốc này đều không nên dùng kết hợp với các thuốc ức chế mạnh CYP3A4.

Thuốc Opioid gây nghiện có thể giúp ích nếu bạn không thể dùng các loại thuốc trị đau nửa đầu khác hoặc nếu những loại thuốc khác không mang lại hiệu quả đầy đủ. Tuy nhiên, vì chúng có tính gây nghiện nên bác sĩ sẽ chỉ kê đơn nếu không có phương pháp điều trị nào hiệu quả.

Thuốc chống buồn nôn như Chlorpromazine, Metoclopramide (Reglan) và Prochlorperazine (Compro) có thể giúp ích nếu bạn bị buồn nôn và nôn trong cơn đau nửa đầu có nhạy cảm ánh sáng.

3. Thuốc không kê đơn

Thuốc giảm đau không kê đơn như Ibuprofen (Advil, Aspirin hoặc Motrin IB) có thể giúp kiểm soát cơn đau nửa đầu. Tuy nhiên, những loại thuốc này, khi dùng trong một thời gian dài, có khả năng gây đau đầu và loét dạ dày, thậm chí là chảy máu đường tiêu hóa.

Excedrin Migraine (một sự kết hợp của Acetaminophen, Aspirin và Cafein) có thể làm giảm cơn đau nửa đầu nhẹ nhưng có thể không phù hợp với tất cả mọi người.

4. Biện pháp khắc phục tại nhà

Bạn có thể thử một số biện pháp khắc phục tại nhà để kiểm soát cơn đau nửa đầu do say rượu.

  • Bổ sung vitamin: Rượu làm cạn kiệt lượng vitamin B và khiến cơ thể khó chuyển hóa và loại bỏ rượu. Bổ sung thêm vitamin B6 có thể giúp cơ thể đào thải rượu ra ngoài nhanh hơn. Uống vitamin B6 trước hoặc sau khi uống rượu có thể giúp bạn tránh chứng đau nửa đầu do say rượu. Thực phẩm giàu vitamin B6 bao gồm trái cây, khoai tây và thịt gia cầm.
  • Uống nhiều nước: Chứng đau nửa đầu có thể được kích hoạt hoặc trở nên tồi tệ hơn do mất nước và rượu là chất lợi tiểu có thể khiến cơ thể mất nước ngay cả khi đã uống nhiều nước trong khi uống rượu.
Đau nửa đầu
Uống nhiều nước có thể giúp cải thiện các triệu chứng đau nửa đầu 
  • Khôi phục chất điện giải trong cơ thể: Các loại đồ uống thể thao có chứa chất điện giải cũng có thể giúp khôi phục lại sự cân bằng điện giải trong cơ thể. Tuy nhiên, hãy thận trọng với những loại đồ uống có chứa quá nhiều đường vì chúng có thể gây khó chịu cho dạ dày và khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn.
  • Chườm lạnh trên cổ hoặc trán có thể giúp giảm viêm và co mạch máu góp phần gây ra chứng đau nửa đầu của bạn. Chườm nóng cũng có thể giảm đau bằng cách giúp thư giãn các cơ bị căng.

5. Thuốc truyền tĩnh mạch

Truyền tĩnh mạch có thể giúp điều trị chứng đau nửa đầu do say rượu. Các vitamin, khoáng chất, thuốc và dịch trong được đưa trực tiếp vào máu. Như vậy, chúng có thể phát huy tác dụng ngay lập tức vì không giống như thuốc uống, chúng không cần hàng giờ để đi qua hệ thống tiêu hóa trước khi có tác dụng. Cơ thể cũng có thể hấp thụ liều lượng cao hơn của các thành phần hoạt chất qua đường tĩnh mạch so với đường uống.

Một phương pháp điều trị tĩnh mạch cho người say rượu điển hình bao gồm sự pha trộn của các thành phần sau:

  • Thuốc chống viêm;
  • Thuốc chống buồn nôn;
  • Vitamin B tổng hợp;
  • Chất điện giải;
  • Nước;
  • Vitamin B12;
  • Vitamin C.

Chứng đau nửa đầu có thể gây suy nhược, nhưng thuốc, vitamin và khoáng chất, và cả nước có thể giúp chống lại các triệu chứng. Giảm lượng rượu mà bạn uống vào cũng có thể giúp tránh gây ra chứng đau nửa đầu do say rượu. Đừng bao giờ ngần ngại nói chuyện với bác sĩ nếu bạn thường xuyên bị chứng đau nửa đầu do say rượu hoặc nếu chúng đặc biệt nghiêm trọng. Họ sẽ có thể đề xuất các lựa chọn điều trị bổ sung dành riêng cho nhu cầu của bạn.

Nguồn: Driphydration.com 

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Làm thế nào để đối phó với mệt mỏi say rượu

Làm thế nào để đối phó với mệt mỏi say rượu

Điều trị nôn nao

Điều trị nôn nao

Giảm nôn nhờ bổ sung vitamin B

Giảm nôn nhờ bổ sung vitamin B

So sánh năm biện pháp khắc phục say xỉn phổ biến

So sánh năm biện pháp khắc phục say xỉn phổ biến

Đau đầu Cervicogenic là gì và cách điều trị

Đau đầu Cervicogenic là gì và cách điều trị

39

Bài viết hữu ích?