Zalo

Người hay buồn ngủ là thiếu chất gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Cơ thể mệt mỏi và hay buồn ngủ có thể ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày và tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Thiếu vitamin và khoáng chất là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể hay buồn ngủ. Vậy người hay buồn ngủ là thiếu vitamin gì?

1. Người hay buồn ngủ là thiếu vitamin gì? Vì sao lại buồn ngủ nhiều nếu thiếu các vitamin đó?

Giấc ngủ là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, chiếm một phần ba khoảng thời gian trong ngày của chúng ta. Giấc ngủ giúp cơ thể nghỉ ngơi, chữa lành, củng cố thông tin trong trí nhớ và đặt nền móng cho các hoạt động của ngày hôm sau. Giấc ngủ rất cần thiết cho hoạt động tối ưu của cơ thể, bao gồm sự phát triển, phục hồi, nhận thức, trí nhớ, chức năng miễn dịch, trạng thái tâm lý và sức khỏe tổng thể.

Tuy nhiên, một số bạn gặp tình trạng cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi và buồn ngủ gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày và tiềm tàng nhiều nguy cơ sức khỏe. Tình trạng này kéo dài có thể khiến cơ thể kiệt sức, mất khả năng học tập và lao động. Một trong những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng thường xuyên buồn ngủ là cơ thể thiếu vitamin và khoáng chất.

Vậy người hay buồn ngủ là thiếu chất gì và người hay buồn ngủ là thiếu vitamin gì?

  • Sắt: Thiếu sắt có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu thiếu sắt khiến không đủ hồng cầu để đáp ứng nhu cầu oxy của cơ thể. Cơ thể mệt mỏi và hay buồn ngủ thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh thiếu máu. Ngoài ra, thiếu sắt còn ảnh hưởng đến cường độ của các chất dẫn truyền thần kinh trong não như serotonin, dopamine và quá trình dẫn truyền của sợi myelin. Đây đều là những hormone quan trọng trong việc điều chỉnh giấc ngủ. Vì vậy, sự thiếu hụt những hormone này có thể dẫn đến các vấn đề liên quan đến giấc ngủ.
hay buồn ngủ là thiếu vitamin gì
Thiếu sắt có thể khiến cơ thể mệt mỏi và hay buồn ngủ
  • Acid folic: Axit folic là một dạng tổng hợp của folate hay còn được gọi là vitamin B9. Axit folic đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì các tế bào khỏe mạnh. Trong lĩnh vực y học, axit folic được sử dụng tương tự như loại thuốc để điều trị thiếu hụt acid folic và một số bệnh liên quan đến thiếu máu hồng cầu to. Axit folic là một trong những dưỡng chất thiết yếu có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Nếu không cung cấp đủ lượng acid folic cần thiết cho cơ thể thì các hoạt động của cơ thể có thể bị gián đoạn, gây ra cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ.
  • Magie: Magie là một chất có khả năng hỗ trợ quá trình sản xuất melatonin trong cơ thể, giúp tạo điều kiện thuận lợi cho não và cơ thể thư giãn. Ngoài ra, magie còn có khả năng tăng nồng độ axit gamma-aminobutyric giúp tạo ra cảm giác bình tĩnh. Bổ sung magie đúng cách cho cơ thể có thể cải thiện cả chất lượng và thời gian ngủ.
  • Kali: Kali là một loại khoáng chất được chứng minh có mối liên hệ với giai đoạn ngủ sâu của cơ thể. Sự thiếu hụt kali có thể gây ra các triệu chứng như giấc ngủ ngắn, khó ngủ và thức giấc thường xuyên. Kali còn có khả năng kết hợp với magie để cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt hơn.
  • Vitamin B12: Vitamin B12 là một dưỡng chất thiết yếu với nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể. Sự thiếu hụt vitamin B12 có thể là nguyên nhân của các vấn đề về sức khỏe cả về mặt thể chất lẫn tâm lý và giấc ngủ. Khi cơ thể thiếu vitamin B12 có thể gây ra tình trạng thiếu máu. Trong trường hợp nhẹ, có thể không xuất hiện triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, sự thiếu hụt này có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe như suy nhược cơ thể, rối loạn thị giác, mệt mỏi, tổn thương thần kinh và cảm giác tê bì ở chân và tay.
  • Vitamin D: Vitamin D cũng là một trong những chất không thể thiếu cho sự phát triển và hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương, cơ bắp và hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, thiếu hụt vitamin D còn có thể gây ra những vấn đề liên quan đến giấc ngủ như ngủ ít giờ, rối loạn giấc ngủ và sự suy giảm chất lượng giấc ngủ. Nếu cơ thể không cung cấp đủ lượng vitamin D thông qua chế độ ăn uống hoặc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, có thể khiến cơ thể trở nên mệt mỏi và luôn trong trạng thái buồn ngủ.

2. Làm thế nào để giải quyết tình trạng buồn ngủ do thiếu chất?

Câu hỏi người hay buồn ngủ là thiếu chất gì và người hay buồn ngủ là thiếu vitamin gì đã có câu trả lời. Cách đơn giản nhất để giải quyết tình trạng này để áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, đa dạng thực phẩm nhằm bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất bị thiếu hụt. Một số thực phẩm cung cấp hàm lượng cao vitamin và khoáng chất cho cơ thể, bao gồm:

2.1 Thực phẩm giàu sắt

Thức ăn mà bạn tiêu thụ có thể cung cấp cho cơ thể hai loại sắt là sắt heme có nguồn gốc từ động vật và sắt non-heme có nguồn gốc từ thực vật.

Gia cầm, thịt và cá là một số nguồn cung cấp sắt heme tốt cho cơ thể. Cơ thể hấp thụ sắt heme từ động vật tốt hơn so với sắt non-heme từ thực vật.

Sắt non-heme có trong các loại thực phẩm nguồn gốc thực vật như hạt, rau xanh và trái cây. Mặc dù cơ thể hấp thụ sắt non-heme từ thực phẩm thực vật khó hơn một chút, nhưng khi bổ sung cùng thực phẩm giàu vitamin C có thể giúp cải thiện quá trình hấp thụ sắt tốt hơn. Một số thực phẩm thực vật cung cấp hàm lượng cao sắt cho cơ thể như dâu tằm, ô liu, rau lá xanh, các loại đậu, hạt bí và các loại ngũ cốc.

2.2 Thực phẩm giàu magie

Lượng magie cần bổ sung ở nam giới là khoảng 400-420 miligam mỗi ngày và ở phụ nữ là 310-320 miligam mỗi ngày. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng để đảm bảo cung cấp đủ magie trong chế độ ăn uống hàng ngày thì bạn nên tích hợp nhiều thực phẩm thực vật chứa chất xơ vào khẩu phần ăn hàng ngày.

Một số thực phẩm cung cấp lượng magie dồi dào cho cơ thể như quả hạch, hạt bí, hạnh nhân, đậu xanh, đậu đen, các loại rau màu xanh lá đậm, trái cây và các loại cá béo như cá hồi, cá trích.

hay buồn ngủ là thiếu vitamin gì
Cung cấp đầy đủ magie cho cơ thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ

2.3 Thực phẩm giàu vitamin B

Có 8 loại vitamin B trong cơ thể, bao gồm vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9 và B12. Mỗi loại vitamin B có một tác dụng riêng đối với cơ thể, nhưng chúng đều giúp cải thiện sức khỏe và giấc ngủ của chúng ta.

Một số thực phẩm giàu vitamin B bạn nên bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày, bao gồm:

  • Vitamin B1: Thịt đỏ, cá hồi, quả hạch, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu.
  • Vitamin B2: Trứng, sữa, ngũ cốc ăn sáng, sữa chua, nấm, gan bò, khoai tây, cà rốt và các loại thảo mộc như cỏ đinh lăng, ngưu bàng, bạc hà.
  • Vitamin B3: Thịt gia cầm, thịt đỏ, cá, các loại hạt, đậu và lúa mì.
  • Vitamin B5: Thịt bò, gan, cá ngừ, thịt gà, hạt hướng dương, ngũ cốc ăn sáng và bơ.
  • Vitamin B6: Thịt nội tạng, cá ngừ, gia cầm, cá hồi, đậu xanh, khoai tây và ngũ cốc.
  • Vitamin B7: Thịt nội tạng, trứng, thịt heo, thịt bò, cá hồi và hạt hướng dương.
  • Vitamin B9: gan, thịt bò, trứng, rau màu xanh lá đậm, các loại đậu, quả hạch và đu đủ.
  • Vitamin B12: Vitamin B12 có trong thịt bò, gan, cá hồi và hải sản. Những người không ăn các sản phẩm động vật có thể bổ sung vitamin B12 từ các chất bổ sung hoặc thực phẩm tăng cường bao gồm ngũ cốc ăn sáng và men dinh dưỡng.

Nguồn: https://thegioinem.com/giai-dap-hay-buon-ngu-la-thieu-chat-gi.html

3. Một số lưu ý giúp cải thiện tình trạng hay buồn ngủ và giữ gìn sức khỏe

Cơ thể mệt mỏi và buồn ngủ bên cạnh nguyên nhân do cơ thể thiếu hụt vitamin và khoáng chất còn có thể do nhiều nguyên nhân khác như các vấn đề về tâm lý, bệnh mãn tính, chứng ngưng thở khi ngủ và lạm dụng caffeine. Khi gặp tình trạng hay buồn ngủ, bạn nên tìm nguyên nhân gây ra vấn đề này để có cách khắc phục kịp thời. Một số nguyên nhân khiến cơ thể mệt mỏi và hay buồn ngủ, bao gồm:

3.1 Các vấn đề tâm lý

Các vấn đề về tâm lý như trầm cảm và rối loạn lo âu có thể là nguyên nhân của tình trạng cơ thể mệt mỏi và buồn ngủ. Trầm cảm có xu hướng ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều gấp đôi so với nam giới với triệu chứng thường gặp là cơ thể mệt mỏi và hay buồn ngủ. Trong khi rối loạn lo âu sẽ khiến bạn dễ kích động, lo lắng và khó ngủ. 

Nếu bạn cảm thấy cơ thể luôn trong trạng thái buồn ngủ kèm theo các thay đổi về tâm lý thì bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

3.2 Các bệnh lý mãn tính

Buồn ngủ và mệt mỏi còn là triệu chứng của rất nhiều bệnh mãn tính như suy giáp, bệnh tim mạch, viêm khớp, đái tháo đường và hạ natri máu.

Với những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, nồng độ đường trong máu cao bất thường trong khi các tế bào không được cung cấp đủ đường đế biến thành năng lượng cho cơ thể sử dụng. Kết quả là bệnh nhân luôn thấy cơ thể mệt mỏi buồn ngủ mặc dù vẫn ăn uống đầy đủ. 

Ngoài ra, sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh như thuốc an thần, thuốc ngủ và thuốc kháng histamin có thể gây ra tác dụng phụ là buồn ngủ. Nếu luôn cảm thấy cơ thể buồn ngủ và mệt mỏi, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để điều trị các bệnh mãn tính và có phác đồ dùng thuốc cho phù hợp, không để tình trạng mệt mỏi buồn ngủ kéo dài ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống.

3.3 Chứng ngưng thở khi ngủ

Chứng ngưng thở lúc ngủ là tình trạng ngưng thở trong lúc ngủ nhưng hầu hết người bệnh không hề hay biết. Do đó, mặc dù ngủ đủ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm nhưng cơ thể vẫn cảm thấy buồn ngủ và mệt mỏi vào ban ngày. 

Để khắc phục tình trạng này, bệnh nhân cần đến khám với các bác sĩ chuyên khoa hô hấp để được điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, người bệnh nên giảm cân nếu đang béo phì, bỏ thuốc lá và sử dụng máy thở áp lực dương liên tục nếu có chỉ định.

3.4 Lạm dụng caffeine

Caffeine có thể cải thiện sự tỉnh táo và tăng cường sự tập trung nếu dùng với hàm lượng vừa phải. Việc tiêu thụ số lượng lớn caffeine mỗi ngày có thể dẫn đến tăng nhịp tim, tăng huyết áp, gây bồn chồn và một số nghiên cứu chỉ ra rằng caffeine có thể khiến cơ thể mệt mỏi buồn ngủ.

Nếu bạn có thói quan lạm dụng caffeine thì nên cắt giảm dần các loại đồ ăn và thức uống có chứa caffeine như cà phê, trà, nước ngọt và socola. Tuy nhiên, bạn không nên ngừng đột ngột vì có thể gây ra một số tác dụng phụ như cơ thể mệt mỏi thiếu năng lượng.

3.5 Dị ứng thức ăn

Một số chuyên gia chỉ ra rằng dị ứng thức ăn có thể khiến cơ thể mệt mỏi, hay buồn ngủ và đau đầu. Nếu thường xuyên cảm thấy mệt hơn sau khi ăn uống thì bạn có thể bị dị ứng nhẹ với các loại thức ăn đã tiêu thụ. Tình trạng dị ứng nhẹ này không đủ để gây ngứa hoặc phát ban trên da nhưng lại khiến cơ thể mệt mỏi và buồn ngủ.

Nếu bạn hay bị mệt mỏi sau ăn thì nên tạm thời ngừng ăn các loại thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng và theo dõi sức khỏe. Ngoài ra, bạn có thể thăm khám với bác sĩ chuyên khoa dị ứng miễn dịch lâm sàng để được khẳng định chẩn đoán có bị dị ứng thực phẩm hay không.

Tóm lại, bài viết đã giúp chúng ta trả lời câu hỏi người hay buồn ngủ là thiếu chất gì và người hay buồn ngủ là thiếu vitamin gì. Sắt, magie, acid folic, vitamin B12 và vitamin D là những dưỡng chất cần thiết mà khi thiếu hụt có thể khiến cơ thể mệt mỏi và hay buồn ngủ. 

Cách tốt nhất để hạn chế tình trạng cơ thể thiếu chất thì ngoài chú ý nâng cao chế độ ăn uống, bạn cũng có thể sử dụng liệu pháp phục hồi sức khỏe để giúp nâng cao miễn dịch. Đây là liệu pháp giúp chăm sóc sức khỏe từ cấp độ tế bào. Sự kết hợp theo công thức đặc biệt chất điện giải, vitamin, chất chống oxy hóa, vi hoạt chất độc quyền giúp tăng cường năng lượng, bù nước, thải độc, cân bằng điện giải, tăng sinh collagen, chống lão hoá da cấp độ tế bào và phục hồi sức khỏe từ bên trong. Liệu trình truyền sẽ được cá nhân hóa theo tình trạng sức khỏe cụ thể của khách hàng.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Chu Yến Nhi xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Thiếu ngủ và tác động của nó tới hệ thống miễn dịch

Thiếu ngủ và tác động của nó tới hệ thống miễn dịch

Cách chữa bệnh mất ngủ dùng thuốc và không dùng thuốc

Cách chữa bệnh mất ngủ dùng thuốc và không dùng thuốc

Vì sao mất ngủ kéo dài gây suy giảm trí nhớ?

Vì sao mất ngủ kéo dài gây suy giảm trí nhớ?

Tại sao mất ngủ lại tăng cân nhanh?

Tại sao mất ngủ lại tăng cân nhanh?

Hướng dẫn các cách để ngủ ngon giấc ban đêm

Hướng dẫn các cách để ngủ ngon giấc ban đêm

61

Bài viết hữu ích?