Zalo

Xét nghiệm vitamin và khoáng chất: Khi nào và ai cần?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Xét nghiệm vitamin và khoáng chất được thực hiện nhằm mục đích chẩn đoán tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng. Cơ thể cần các vi chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin và khoáng chất để duy trì hoạt động. Mặc dù nhu cầu chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng vitamin và khoáng chất lại rất quan trọng đối với cơ thể. Sự thiếu hụt bất kỳ loại vitamin hoặc khoáng chất nào đều có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy xét nghiệm khoáng chất và vitamin thực hiện khi nào và cho đối tượng nào?

1. Xét nghiệm vitamin và khoáng chất là gì?

Xét nghiệm vitamin và khoáng chất là một dạng xét nghiệm dinh dưỡng nhằm đánh giá nồng độ của các vitamin hoặc khoáng chất trong máu. Mẫu bệnh phẩm thực hiện xét nghiệm vitamin hay xét nghiệm khoáng chất có thể lấy từ đầu ngón tay hoặc máu tĩnh mạch.

Bạn có thể tự thực hiện xét nghiệm vitamin và khoáng chất bằng cách sử dụng dụng cụ chuyên biệt chích vào ngón tay để lấy máu hoặc được lấy máu tĩnh mạch bởi nhân viên y tế. Nhìn chung mẫu máu làm xét nghiệm này là máu tĩnh mạch.

Xét nghiệm vitamin và khoáng chất cung cấp thông tin về nồng độ vi chất dinh dưỡng trong máu. Nếu có quá ít vitamin hoặc khoáng chất, bạn sẽ được bác sĩ chẩn đoán là bị thiếu hụt và có thể can thiệp bổ sung thông qua nhiều biện pháp khác nhau.

Vitamin và khoáng chất rất quan trọng đối với sức khỏe của bạn. Chúng tham gia vào hầu hết mọi quá trình trong cơ thể, bao gồm cả việc sản xuất các enzyme và kích thích tố (hormone). Kèm theo đó, vitamin và khoáng chất còn cần thiết cho quá trình phát triển thể chất lẫn tinh thần.

xét nghiệm vitamin và khoáng chất
Tình trạng thiếu hụt vitamin và khoáng chất mức độ nặng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng

2. Khi nào thực hiện xét nghiệm vitamin và khoáng chất?

Xét nghiệm khoáng chất và vitamin sẽ được chỉ định khi xuất hiện các triệu chứng thiếu hụt như thường xuyên mệt mỏi, thiếu năng lượng, suy nhược cơ thể và chóng mặt.

Tình trạng thiếu hụt vitamin và khoáng chất mức độ nặng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như kém phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần ở trẻ em, thậm chí mù lòa hoặc tăng nguy cơ mắc bệnh. 

Hiện nay, nhiều đối tượng gặp phải tình trạng thiếu hụt các vitamin và khoáng chất sau:

  • Vitamin A;
  • Vitamin B9 (folate);
  • Vitamin B12;
  • Vitamin D;
  • Vitamin E;
  • Vitamin K;
  • Sắt;
  • Iốt;
  • Magie;
  • Selen;
  • Kẽm.

Thiếu vitamin B12, sắt hoặc folate có thể dẫn đến thiếu máu khi số lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh không đủ. Các tế bào hồng cầu có nhiệm vụ vận chuyển oxy đi khắp cơ thể, do đó những người có quá ít tế bào hồng cầu sẽ cảm thấy mệt mỏi, suy nhược, đau đầu, da nhợt nhạt, da khô và chóng mặt.

xét nghiệm vitamin và khoáng chất
Vitamin và khoáng chất tham gia vào hầu hết mọi quá trình trong cơ thể

3. Đối tượng nên xét nghiệm khoáng chất và vitamin

Hiện nay có rất nhiều xét nghiệm vitamin và khoáng chất khác nhau. Bạn có thể tự làm xét nghiệm tại nhà hoặc thực hiện tại bệnh viện/ phòng khám. Tuy nhiên nguyên tắc xét nghiệm cho cả 2 giải pháp là tương tự nhau. Bước đầu tiên vẫn là lấy mẫu bệnh phẩm (mẫu máu) bằng cách chích vào đầu ngón tay hoặc lấy máu tĩnh mạch. Sau đó gửi mẫu máu đến phòng thí nghiệm để tiến hành kiểm tra nồng độ vitamin và khoáng chất. Kết quả xét nghiệm vitamin và khoáng chất thường sẽ có trong vòng vài ngày.

Một chế độ ăn uống cân bằng thường cung cấp cho hầu hết mọi người đủ vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, một số người có nguy cơ thiếu vitamin và khoáng chất cao hơn do nhiều lý do khác nhau và những đối tượng này nên nghĩ đến việc xét nghiệm máu để tầm soát tình trạng thiếu vitamin và khoáng chất. Trong đó, phụ nữ đang mang thai và trẻ nhỏ là những đối tượng có nguy cơ thiếu hụt chất dinh dưỡng đáng kể, vì nhu cầu cơ thể cao hơn bình thường. Đặc biệt, các vitamin và vi chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và sự thiếu hụt có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho trẻ và mẹ.

Một số tình trạng sức khỏe sau đây có nguy cơ gây thiếu hụt vitamin và khoáng chất:

  • Rối loạn chức năng tiêu hóa dẫn đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng thấp hơn, như bệnh Crohn hoặc bệnh Celiac;
  • Chế độ ăn uống không cân bằng;
  • Chế độ ăn chay;
  • Sử dụng rượu bia quá mức;
  • Sử dụng một số loại thuốc làm giảm tiêu thụ chất dinh dưỡng, như thuốc ức chế bơm proton;
  • Người dân sống ở vùng ít nắng.

Nếu thuộc nhóm nguy cơ cao hoặc gặp phải bất kỳ triệu chứng thiếu hụt nào được mô tả ở trên, bạn có thể nghĩ đến việc làm xét nghiệm vitamin và khoáng chất để tầm soát và chẩn đoán.

4. Những việc cần làm khi xét nghiệm vitamin và khoáng chất tại nhà

Nếu muốn thực hiện xét nghiệm vitamin và khoáng chất tại nhà bằng bộ xét nghiệm (hay bộ kit) có sẵn, việc đầu tiên bạn cần làm là quyết định xem cần xét nghiệm loại vitamin hay khoáng chất nào. Theo bác sĩ, bạn có thể xét nghiệm 1 hoặc nhiều loại vitamin/khoáng chất trong cùng 1 bộ kit. Những xét nghiệm vitamin và khoáng chất phổ biến nhất bao gồm vitamin D, vitamin B, acid folic và một số khoáng chất thiết yếu khác.

Bộ xét nghiệm (Kit) sẽ bao gồm tất cả các vật dụng cần thiết để bạn có thể lấy một mẫu máu nhỏ, bao gồm khăn lau tẩm cồn để làm sạch da, lưỡi trích để chích đầu ngón tay và ống lấy máu.

5. Cần làm gì với kết quả xét nghiệm vitamin và khoáng chất?

Kết quả xét nghiệm khoáng chất và vitamin dinh dưỡng không chỉ cung cấp cho bạn thông tin về nồng độ vi chất dinh dưỡng cụ thể trong máu mà còn bao gồm thông tin về nồng độ tham chiếu bình thường, qua đó bạn sẽ dễ dàng đánh giá nồng độ là bình thường hay bất thường. Nếu nồng độ vitamin và khoáng chất dưới mức tham chiếu, bạn có thể nghĩ đến việc bổ sung vitamin. Tuy nhiên bạn cần trao đổi với bác sĩ nếu cảm thấy không chắc chắn hoặc không biết phải làm gì với kết quả của mình.

6. Một số câu hỏi thường gặp

6.1. Tại sao phải xét nghiệm vitamin và khoáng chất?

Vitamin và khoáng chất tham gia vào hầu hết mọi quá trình trong cơ thể và do đó rất cần thiết để duy trì sức khỏe bình thường. Điều quan trọng là phải kiểm tra tình trạng thiếu hụt nếu thuộc nhóm nguy cơ cao. Dựa trên kết quả, bạn có thể bổ sung vitamin/khoáng chất và hạn chế để các triệu chứng thiếu hụt trầm trọng hơn.

6.2. Xét nghiệm vitamin và khoáng chất ở đâu?

Bạn có thể làm xét nghiệm vitamin và khoáng chất tại nhà tại nhà hoặc trao đổi với bác sĩ để thực hiện tại phòng khám.

6.3. Làm gì khi kết quả cho thấy thiếu vitamin?

Nếu kết quả xét nghiệm vitamin và khoáng chất cho thấy nồng độ vi chất dinh dưỡng trong máu quá thấp, bạn có thể nói chuyện với bác sĩ về việc bổ sung vitamin. Bạn cũng có thể cân nhắc điều chỉnh chế độ ăn uống và tăng cường tiêu thụ những thực phẩm giàu vi chất đang thiếu.

6.4. Xét nghiệm khoáng chất và vitamin nên kiểm tra bao lâu một lần?

Không có nguyên tắc chung về tần suất thực hiện xét nghiệm vitamin và khoáng chất. Nếu đã được chẩn đoán là thiếu hụt, bạn hãy nói chuyện với bác sĩ nếu cần xét nghiệm nồng độ vitamin/khoáng chất trong máu thường xuyên.

Nhìn chung, các loại vitamin và khoáng chất rất quan trọng và cần thiết đối với sức khỏe. Tuy nhiên, bạn sẽ dễ bị thiếu hụt vitamin và khoáng chất này nếu thực hiện các chế độ ăn kiêng giảm cân. Trong trường hợp này, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng để xây dựng thực đơn giảm cân phù hợp. Đồng thời có thể cân nhắc sử dụng liệu pháp tiêu hao năng lượng để đạt được hiệu quả nhanh và bền vững hơn. Đây là phương pháp giảm cân đa trị liệu với công thức độc quyền từ Mỹ hiện đang được rất nhiều người quan tâm thực hiện.

Phương pháp này được thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch các vi hoạt chất có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa. Cùng với chế độ ăn uống khoa học và tập luyện hợp lý, liệu pháp tiêu hao năng lượng sẽ giúp bạn đào thải mỡ tới cấp độ tế bào và giảm cân hiệu quả mà không gây mệt mỏi hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
9 loại vitamin và khoáng chất nên bổ sung hàng ngày

9 loại vitamin và khoáng chất nên bổ sung hàng ngày

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cơ thể sẽ ra sao nếu bị thiếu khoáng chất?

Cơ thể sẽ ra sao nếu bị thiếu khoáng chất?

Trong cơ thể, các loại khoáng chất gồm những gì?

Trong cơ thể, các loại khoáng chất gồm những gì?

Thiếu khoáng chất Photpho ở người gây bệnh gì?

Thiếu khoáng chất Photpho ở người gây bệnh gì?

44

Bài viết hữu ích?