Vitamin B là tên gọi của một nhóm các vitamin hòa tan trong nước có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của tế bào. Tuy nhiên, cơ thể không thể tự sản xuất vitamin B mà phải được cung cấp thông qua chế độ ăn uống hoặc thực phẩm bổ sung hàng ngày. Hiện nay, các nhà khoa học phân nhóm vitamin B thành 8 loại gồm B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9, B12. Trong đó, có 4 loại vitamin nhóm B thiết yếu là:
Mỗi nhóm vitamin B giữ vai trò khác nhau. Do đó, nhu cầu cơ thể đối với từng loại cũng có chút khác biệt. Việc thiếu hụt một loại vitamin nhóm B có thể dẫn đến nguy cơ thiếu hụt nhiều loại vitamin khác trong nhóm do chúng thường kết hợp với nhau tạo thành coenzym tham gia vào các phản ứng chuyển hóa của cơ thể.
Với vai trò quan trọng cho cơ thể như trên, việc thiếu hụt vitamin B có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Cụ thể như sau:
Loại vitamin thiếu hụt | Tác hại đến sức khỏe |
B1 | Người bệnh có nguy cơ bị phù, viêm dây thần kinh dẫn đến tình trạng tê bì chân tay, tiêu hóa kém, rối loạn cảm giác,... |
B2 | Da bị kích ứng (mẩn đỏ, đổ dầu nhiều, viêm da,...), nhức đầu, mệt mỏi, kém nhận thức,... |
B3 | Cơ thể luôn trong tình trạng thiếu năng lượng, cảm giác bồn chồn, hơi thở có mùi hôi, viêm loét dạ dày - tá tràng,... |
B5 | Người bệnh gặp các vấn đề về cơ như chuột rút, mất ngủ, nóng rát lòng bàn tay - bàn chân (đặc biệt vào ban đêm),... |
B6 | Rụng tóc, mất ngủ, tâm trạng cáu gắt, tích nước gây phù,... |
B7 | Đặc biệt gây ra các vấn đề liên quan đến da, tóc, móng như rụng tóc, gãy móng, khô da, bong da, vảy nến,... |
B9 | Thiếu máu, móng dễ gãy, rụng tóc, người bệnh dễ mất tập trung, nhức đầu,... |
B12 | Gây bệnh thiếu máu hồng cầu khổng lồ (thiếu máu ác tính), giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, máu khó đông cùng nhiều triệu chứng thần kinh khác như cảm giác kiến bò ở gan bàn chân, giảm xúc giác,... |
Không chỉ là nhóm vitamin thiết yếu mà cơ thể không tổng hợp được, vitamin nhóm B còn đóng nhiều vai trò quan trọng trong chuyển hóa và tạo năng lượng cho hoạt động của cơ thể. Vì vậy, người bệnh cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm máu để nhận biết sớm dấu hiệu thiếu hụt vitamin B. Từ đó, có giải pháp bổ sung kịp thời, tránh ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể. Tùy vào mức độ thiếu hụt mà người bệnh có thể được chỉ định bổ sung vitamin B thông qua chế độ ăn uống, hoặc sử dụng viên uống vitamin B tổng hợp, hoặc dùng cả hai cách. Nguồn thực phẩm giàu vitamin B chủ yếu đến từ rau, củ, quả cùng các loại hạt, riêng vitamin B12 chủ yếu có trong thịt, cá, trứng, sữa. Do đó, người bệnh có chế độ ăn thuần chay hoặc đang giảm cân cần phải kết hợp thêm viên uống vitamin B tổng hợp để cung cấp toàn diện loại vitamin này cho cơ thể.
Viên uống vitamin B tổng hợp được xem là giải pháp tối ưu để bổ sung vitamin B cho cơ thể song song với chế độ ăn uống hàng ngày. Ai cũng có thể có nguy cơ thiếu hụt vitamin B. Tuy nhiên, các nhóm đối tượng được đề cập dưới đây có nguy cơ thiếu hụt vitamin B cao hơn cả nên được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên bổ sung vitamin B bằng cả hai cách:
Mặc dù vitamin B cần thiết cho hoạt động của cơ thể, nhưng bạn không nên bổ sung quá nhiều vitamin B trong một khoảng thời gian nhất định. Vậy, nên uống vitamin B trong bao lâu? Theo các chuyên gia y tế, bạn nên chia việc uống vitamin B thành từng đợt, mỗi đợt dùng từ 2 - 3 tháng và dừng uống trong 1 - 2 tháng để cơ thể nghỉ ngơi. Bạn có thể uống vitamin B tổng hợp vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, tốt nhất là vào buổi sáng và uống trong bữa ăn. Đây cũng là câu trả lời chính xác cho những ai đang thắc mắc uống vitamin B6 trước hay sau khi ăn.
Khi dùng viên uống vitamin B tổng hợp, bạn cần chú ý những điều sau đây:
Bài viết trên đây đã giải đáp cho bạn những thắc mắc xoay quanh việc dùng viên uống vitamin B tổng hợp như uống vitamin B trong bao lâu, uống trước hay sau ăn và thời điểm nào là hợp lý. Hy vọng những thông tin mà bài viết cung cấp sẽ giúp ích cho bạn trong việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Ngoài việc bổ sung đầy đủ vi chất cho cơ thể thì bạn cũng nên áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học, tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe cơ thể. Để biết được cơ thể có đang bị thiếu vitamin B hay không thì bạn có thể thực hiện xét nghiệm vi chất. Bạn có thể thực hiện xét nghiệm tại các cơ sở y tế. Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ điều trị sẽ căn cứ vào đó để có những tư vấn tốt nhất về tình trạng sức khỏe và hướng xử lý cụ thể phù hợp cho bạn.
2649
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
2649
Bài viết hữu ích?