Zalo

Mối quan hệ giữa chỉ số BMI và bệnh tim

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Béo phì là tình trạng bệnh mãn tính xảy ra do gia tăng quá mức chất béo trong cơ thể, dẫn tới nhiều hệ luỵ nguy hiểm cho sức khỏe như làm gia tăng tỷ lệ bệnh tật đái tháo đường, xơ vữa động mạch và biến cố tim mạch. Đánh giá bệnh nhân béo phì phổ biến nhất thường thông qua chỉ số BMI từ đó xác định các nguy cơ bệnh tim có thể xảy ra. Vậy thực sự mối quan hệ giữa chỉ số BMI và bệnh tim mạch như thế nào?

1. Mối quan hệ giữa chỉ số BMI và bệnh tim mạch

Thừa cân, béo phì là tình trạng ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại và được đánh giá chủ yếu qua chỉ số BMI vượt 30 kg/m2. Đây là yếu tố nguy cơ đã được công nhận làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành ở người khoẻ mạnh cũng như khả năng phát triển các loại bệnh tật khác như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu. Tuy nhiên một số nghiên cứu lại cho thấy bệnh nhân suy tim, có hội chứng mạch vành cấp tính, rung nhĩ, bệnh tim mạch kèm đái tháo đường sau khi tái thông mạch vành có thể có hiện tượng “nghịch lý thừa cân” nghĩa là tiên lượng tim mạch tốt hơn so với các bệnh nhân có hội chứng vành cấp khác. Điều này đặt ra một câu hỏi nghiên cứu mới liệu chỉ số BMI gia tăng dần sau khi được đánh giá là béo phì có thực sự tỷ lệ thuận với nguy cơ tim mạch của người bệnh.

Vì vậy các nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu trên bệnh nhân mắc bệnh mạch vành ổn định được theo dõi trong 3-5 năm bằng phương pháp điều trị dự phòng tối ưu cùng so sánh với chỉ số BMI của họ. Kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh nhân mắc bệnh mạch vành ổn định có khả năng gia tăng dần dần các yếu tố nguy cơ viêm nhiễm và biến chứng tim mạch khi chỉ số BMI tăng trên 25kg/m2. Tử vong do mọi nguyên nhân, kể cả do tim mạch đạt tỷ lệ thấp nhất khi BMI từ 25-35 kg/m2. Cuối cùng, thể trạng gầy với BMI < 20 kg/m2 và chỉ số BMI rất cao trên 35 kg/m2 là những dấu hiệu dẫn tới tiên lượng xấu ở người bệnh.

Chỉ số BMI có ảnh hưởng đáng kể tới nguy cơ tim mạch

2. Béo phì gây ra những nguy cơ bệnh tim như thế nào?

Thực tế người bệnh béo phì với chỉ số BMI cao có liên quan trực tiếp tới khả năng mắc các bệnh lý tim mạch do các vấn đề sau:

  • Gia tăng bệnh tật: Béo phì là yếu tố nguy cơ hàng đầu cho mọi loại bệnh tật về chuyển hoá và tim mạch do sự gia tăng quá mức chất béo làm rộng tâm nhĩ, tâm thất bất thường cùng với xơ vữa động mạch. Hơn nữa, lượng mỡ dư thừa trong cơ thể còn thúc đẩy các hội chứng ngưng thở khi ngủ, các bệnh lý về huyết khối động mạch, rối loạn lipid máu và huyết áp cao.
  • Gia tăng tình trạng viêm: Béo phì làm thúc đẩy nguy cơ viêm mãn tính trong hệ thống, làm gia tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành do các adipokine tiền viêm giải phóng thúc đẩy quá trình xơ hoá động mạch.
  • Suy giảm chức năng tim: Người béo phì có nguy cơ rất cao suy tim, đột quỵ hoặc mắc các bệnh lý tim khác bắt nguồn từ hiện tượng rung nhĩ do béo phì, khiến tim loạn nhịp và dần hình thành huyết khối
  • Khiến tim phải hoạt động nhiều hơn: Khi cơ thể bị béo phì sẽ khiến tim phải hoạt động nhiều hơn và căng thẳng hơn từ đó suy tim.
Béo phì ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của hệ tim mạch

3. Làm thế nào để cải thiện chỉ số BMI nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch?

Một số phương pháp có thể tham khảo giúp cải thiện chỉ số BMI và khả năng mắc các biến cố tim mạch gồm có:

  • Giảm cân: Là phương pháp đầu tiên và quan trọng nhất trong hành trình cải thiện tình trạng béo phì và các vấn đề tim mạch. Việc giảm cân dù ít hay nhiều sẽ giúp cải thiện rất nhiều yếu tố sức khoẻ như huyết áp, đường huyết, cholesterol và giảm các tác nhân gây viêm.
  • Thay đổi chế độ ăn: Nên tuân thủ một chế độ ăn khoẻ mạnh, nhiều rau xanh, hoa quả tươi, bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt hoặc các loại thực phẩm từ cá, thịt, các loại đậu, quả óc chó, sữa tươi ít béo. Ngoài ra bạn cần hạn chế ăn đồ ngọt, thực phẩm có lượng đường cao và các món dầu mỡ, đã qua chế biến.
  • Hạn chế rượu bia: Đây là những chất kích thích có hại cho sức khoẻ tổng thể, làm gia tăng nguy cơ béo phì và bệnh tim mạch.
  • Tăng cường vận động thể chất: Nên dành ra ít nhất 30-60 phút mỗi ngày để thực hiện các bài tập thể dục phù hợp với tình trạng sức khoẻ, điều này sẽ rất hiệu quả trong việc đốt cháy mỡ thừa, tăng khối lượng cơ bắp và có một sức khỏe tốt hơn.

Tóm lại, chỉ số BMI có thể giúp đánh giá khả năng mắc các bệnh lý tim mạch ở người thừa cân, béo phì. Đối với các bệnh nhân mắc bệnh mạch vành vẫn cho thấy sự gia tăng các yếu tố gây viêm và biến cố tim mạch khi chỉ số BMI tăng trên 25kg/m2. Vì vậy hãy cố duy trì mức độ BMI phù hợp với thể trạng để cải thiện chức năng tim mạch, hạn chế các bệnh lý về tim nguy hiểm tới sức khoẻ.

Có thể thấy béo phì là yếu tố nguy cơ dẫn tới nhiều tình trạng sức khoẻ tiêu cực như bệnh lý tim mạch, bệnh chuyển hoá, đái tháo đường, vì vậy việc giảm cân dù ít hay nhiều đều có khả năng phòng ngừa và cải thiện các tình trạng bệnh lý này.

Hiện nay liệu pháp tiêu hao năng lượng với công thức độc quyền từ Mỹ là phương pháp giảm cân hoàn toàn mới, giúp tiêu hao mỡ cấp độ tế bào. Khác với các phương pháp giảm cân truyền thống, trước khi thực hiện liệu pháp này người bệnh sẽ được các bác sĩ thăm khám để tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng thừa cân, tiếp đến là lên một kế hoạch cùng chế độ ăn uống khoa học đảm bảo phù hợp với thể trạng từng người. Phương pháp này thực hiện truyền tổ hợp vitamin, khoáng chất thiết yếu để thúc đẩy nhanh quá trình chuyển hóa các tế bào mỡ thừa một cách đồng đều. Nhờ vậy mà tất cả các vùng mỡ thừa trên cơ thể sẽ được loại bỏ hoàn toàn chỉ sau thời gian từ 6-8 tuần áp dụng. Hiện liệu pháp tiêu hao năng lượng đang là cách giảm cân chuyên sâu nhận được những đánh giá tích cực của chuyên gia và cả những người đã thực hiện.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Hải Minh xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Chỉ số BMI khỏe mạnh cho phụ nữ

Chỉ số BMI khỏe mạnh cho phụ nữ

Vì sao béo phì là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong?

Vì sao béo phì là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong?

Ăn nhiều dầu mỡ nên uống gì để không tăng cân?

Ăn nhiều dầu mỡ nên uống gì để không tăng cân?

Điều gì xảy ra nếu béo phì không được điều trị?

Điều gì xảy ra nếu béo phì không được điều trị?

Triglyceride ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch như thế nào?

Triglyceride ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch như thế nào?

14

Bài viết hữu ích?