Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về di truyền và tác động của nó đến việc kiểm soát cân nặng. Cùng khám phá mối liên hệ giữa di truyền và béo phì, nhấn mạnh tầm quan trọng không thể chối cãi của các yếu tố di truyền đối với cân nặng và sức khỏe. Bằng cách hiểu rõ cơ chế và yếu tố di truyền của bệnh béo phì sẽ giúp nâng cao nhận thức, đồng thời cung cấp phương pháp can thiệp sớm, phù hợp.
Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao cơ thể của mình rất dễ tăng cân, rất dễ tích mỡ dù rằng chế độ ăn cũng giống như những người đồng trang lứa xung quanh hoặc thậm chí còn ít hơn.
Nghiên cứu khoa học đã mở ra một góc nhìn mới về tầm quan trọng của di truyền trong việc kiểm soát cân nặng. Không thể phủ nhận rằng, việc duy trì cân nặng lý tưởng đôi khi không chỉ là vấn đề về chế độ ăn uống và lối sống. Các nhân tố di truyền có thể tạo ra một rào cản lớn, khiến cho việc giữ cân trở nên khó khăn hơn.
Các yếu tố béo phì gen di truyền đã được nghiên cứu và cho thấy chúng có thể ảnh hưởng đến nguy cơ tăng cân của một người. Vì vậy, chỉ số cân nặng không chỉ phản ánh lối sống mà còn có thể nói lên một phần về di truyền của bạn.
Dựa trên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), béo phì là sự tích tụ mỡ bất thường hoặc quá mức gây nguy hiểm đối với sức khỏe. Béo phì có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm cả yếu tố di truyền. Dưới đây là một số yếu tố di truyền của bệnh béo phì:
Mặc dù di truyền có thể là nguyên nhân dẫn đến thừa cân béo phì nhưng di truyền không bao giờ là yếu tố quyết định bạn có béo phì hay không. Ngoài di truyền, hành vi dinh dưỡng chưa tốt và lối sống tĩnh tại đều là các yếu tố góp phần thúc đẩy mắc bệnh béo phì. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, yếu tố di truyền của béo phì chỉ chiếm 10-15%, phần còn lại đến từ hành vi dinh dưỡng và lối sống cá nhân.
Xét nghiệm di truyền có thể cung cấp thông tin hữu ích về khả năng di truyền của mỗi người đối với béo phì. Dù không phải là công cụ dự báo chính xác cho việc quản lý cân nặng, nhưng nó có thể giúp xác định các khía cạnh cần chú trọng, như cách ăn uống và lựa chọn các bài tập vận động phù hợp.
Thực hiện hành vi dinh dưỡng và vận động phù hợp vẫn là điều quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên, những người có khả năng mắc béo phì do di truyền cần xem xét các chiến lược bổ sung, chẳng hạn như tìm sự hỗ trợ từ chuyên gia dinh dưỡng và sử dụng các thực phẩm dinh dưỡng bổ sung theo hướng dẫn một cách khoa học.
Cuối cùng, kỹ năng quản lý cân nặng một cách tổng thể, xem xét cả yếu tố di truyền và môi trường xung quanh cũng cần được nhắc đến. Mỗi cá nhân cần xây dựng lối sống lành mạnh và tăng cường giáo dục nhận thức đúng về kiểm soát cân nặng, ngay cả với những người có khả năng mắc béo phì do di truyền.
Thừa cân béo phì có thể được di truyền thông qua chuyển hóa, cảm giác thèm ăn và tích trữ mỡ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng béo phì không chỉ phụ thuộc vào di truyền mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như lối sống, chế độ ăn uống, mức độ vận động và môi trường xung quanh. Để giảm nguy cơ béo phì, cần duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm chế độ ăn uống cân đối và vận động thường xuyên, phù hợp.
Ngày nay, nếu muốn giảm cân hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.
Tài liệu tham khảo
1. Bouchard, C. (2018). Gene-environment interactions in the etiology of obesity: Defining the fundamentals. Obesity (Silver Spring, Md.), 26(Suppl 2), S5-S10.
2. Loos, R. J. F., & Bouchard, C. (2018). Obesity—Is it a genetic disorder? Journal of Internal Medicine, 284(4), 307-326.
3. Rask-Andersen, M., Karlsson, T., Ek, W. E., et al. (2017). Genome-wide association study of body fat distribution identifies adiposity loci and sex-specific genetic effects. Nature Communications, 8, 15895.
4. Saxena, R., & Elbers, C. C. (2018). Genetics of obesity: The importance of dominant and recessive effects. The New England Journal of Medicine, 378(8), 794-795.
5. Sonestedt, E., & Roos, C. (2019). From genetics to epigenetics: New insights into the prevention of obesity. Current Obesity Reports, 8(3), 327-336.
54
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
54
Bài viết hữu ích?