Zalo

Làm sao để biết mình thiếu vitamin gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Thiếu vitamin có thể gây ra một loạt các dấu hiệu, triệu chứng như mệt mỏi, khó chịu và những thay đổi trên da và tóc. Các dấu hiệu triệu chứng cụ thể phụ thuộc vào từng loại vitamin và mức độ thiếu hụt. Vậy làm sao để biết mình thiếu vitamin gì?

1. Làm sao để biết mình thiếu vitamin gì?

Thực tế thì vấn đề thiếu hụt vitamin trong cơ thể vốn được ít người để tâm tới, vì chúng thường không gây ra hậu quả nghiêm trọng ngay lập tức. Tuy nhiên việc thiếu vitamin lại là tiền đề của nhiều vấn đề sức khỏe lâu dài. Vậy làm sao để biết mình thiếu vitamin gì? Và dựa vào những dấu hiệu nào để nhận biết?

1.1. Mệt mỏi và suy nhược cơ thể

Làm sao để biết mình thiếu chất gì? Một trong những dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang bị thiếu chất là cơ thể luôn cảm thấy buồn ngủ hoặc uể oải. Đây là dấu hiệu cơ thể đang bị thiếu hụt vitamin D, vitamin nhóm B hoặc vitamin C..

Vitamin D tác dụng giúp xương và cơ chắc khỏe nên khi thiếu hụt có thể gây ra cảm giác yếu đuối và thiếu năng lượng. Một số nghiên cứu cho thấy thiếu vitamin D có liên quan đến mệt mỏi và việc bổ sung vitamin D có thể cải thiện tình trạng này.

Vitamin C và tất cả các vitamin nhóm B ngoại trừ vitamin B9 đều tham gia vào quá trình sản xuất năng lượng trong tế bào. Đồng thời, các loại vitamin này cũng có tác động lớn đến quá trình trao đổi chất và sức khỏe tổng thể. Do đó, thiếu việc thiếu hụt bất kỳ loại vitamin nào cũng có thể gây ra cảm giác mệt mỏi, kiệt sức. 

1.2. Da và tóc khô

Da và tóc khô là dấu hiệu triệu chứng phổ biến của tình trạng thiếu hụt vitamin A, B, C và D. Một số loại vitamin này thường được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da và chăm sóc tóc. Tuy nhiên, cần thận trọng với các sản phẩm vitamin A (retinol). Nguyên nhân là sử dụng retinol với hàm lượng cao thực sự có thể gây hại cho làn da.

làm sao để biết mình thiếu vitamin gì
Da khô là một trong những dấu hiệu cơ thể thiếu hụt vitamin

1.3. Chứng trầm cảm

Sự thiếu hụt vitamin đôi khi có thể liên quan đến chứng trầm cảm lâm sàng. Các loại vitamin này bao gồm B1, 3, 6, 9, 12, vitamin C và vitamin D.

Các chất bổ sung có thể giúp giảm bớt chứng trầm cảm nhưng chúng không thể được sử dụng thay thế thuốc chống trầm cảm. Việc bổ sung vitamin bên cạnh các thuốc điều trị bệnh trầm cảm giúp giảm bớt tình trạng bệnh.

1.4. Dễ bị bầm tím hoặc chảy máu

Dễ bị bầm tím và chảy máu có thể xảy ra do các vấn đề về đông máu, khả năng lành vết thương kém hoặc hình thành collagen. Collagen có tác dụng trong tăng sức bền thành mạch máu.

Sự thiếu hụt vitamin thiết yếu như vitamin C, vitamin K đối với trẻ em có thể góp phần gây bầm tím hoặc tăng nguy cơ chảy máu. Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt các vitamin này khá hiếm gặp. Nếu cơ thể bạn bắt đầu xuất hiện bầm tím hoặc dễ chảy máu, rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm khác. 

1.5. Khả năng làm lành vết thương kém

Vết thương khó lành đồng nghĩa với việc vết loét mất nhiều thời gian hơn để lành. Nhiều loại vitamin thiết yếu có vai trò tham gia hỗ trợ điều trị bệnh. Một số loại vitamin có tác dụng hỗ trợ tạo ra collagen, tái tạo lại các loại tế bào hoặc mô khác nhau và một số loại vitamin khác lại có tác dụng giúp tăng cường sức khỏe tế bào thông qua hoạt động chống oxy hóa.

Sự thiếu hụt vitamin có thể góp phần làm vết thương kém lành bao gồm vitamin A, vitamin B, vitamin C, Vitamin D (khi kết hợp với kẽm và arginine), vitamin K.

1.6. Tăng nguy cơ bị gãy xương

Làm sao để biết mình thiếu chất gì? Các vitamin thiết yếu giúp xương chắc khỏe bao gồm vitamin A, B6, B9, B12, C, D và K.

Mặc dù nghiên cứu cho thấy sự thiếu hụt bất kỳ loại vitamin nào trong số này có thể làm giảm mật độ xương và dẫn đến gãy xương, nhưng vẫn chưa rõ liệu việc bổ sung dinh dưỡng có làm giảm nguy cơ gãy xương hay không.

1.7. Thay đổi màu da

Một trong những dấu hiệu cơ thể bị thiếu hụt các loại vitamin là sự thay đổi màu da. Thiếu vitamin có thể có các dấu hiệu như mất sắc tố ở các đốm, sắc tố sẫm màu hơn ở các đốm hoặc nói chung là da nhợt nhạt.

Mất sắc tố và các đốm sáng màu có thể là do thiếu hụt vitamin D (ở người da sáng), sắc tố sẫm màu hơn có thể là do thiếu hụt vitamin B12, vitamin D (ở người da sẫm màu).

2. Đâu là các xét nghiệm vitamin cần thiết cho cơ thể?

Làm sao để biết mình thiếu vitamin gì? Bên cạnh các dấu hiệu lâm sàng cụ thể thì để biết bản thân đang bị thiếu loại vitamin gì có thể thực hiện thêm các xét nghiệm. Xét nghiệm đánh giá thiếu hụt vitamin, hoặc xét nghiệm chất dinh dưỡng, đánh giá nồng độ vitamin hoặc khoáng chất trong máu. Cách thực hiện xét nghiệm máu này vô cùng đơn giản bằng cách lấy mẫu máu xét nghiệm và kết quả của xét nghiệm này thường sẽ có trong vòng vài ngày.

Ngoài ra nếu bạn muốn thực hiện xét nghiệm thiếu hụt vitamin tại nhà bằng bộ xét nghiệm vitamin, bước đầu tiên là quyết định loại vitamin nào cần kiểm tra. Bạn có thể kiểm tra chỉ 1 vi chất dinh dưỡng hoặc nhiều loại vitamin bằng một bộ sản phẩm. Xét nghiệm máu bảng vitamin như vậy thường kiểm tra các thiếu hụt vitamin phổ biến nhất, bao gồm vitamin D, vitamin B, axit folic và các loại khác.

Kết quả xét nghiệm chất dinh dưỡng trong máu sẽ không chỉ cung cấp thông tin về nồng độ vitamin cụ thể trong máu mà còn bao gồm thông tin về nồng độ tham chiếu trong máu và liệu bạn ở trong hay ngoài phạm vi bình thường đó. Nếu nồng độ trong máu dưới mức tham chiếu thì điều cần thiết là bổ sung vitamin. Tuy nhiên, trước khi bổ sung các loại vitamin thì điều cần thiết là tham khảo tư vấn của bác sĩ điều trị để hiểu rõ hơn về kết quả cũng như tình trạng sức khỏe tổng quát.

làm sao để biết mình thiếu vitamin gì
Xét nghiệm máu giúp xác định cơ thể đang thiếu vitamin gì

3. Làm gì khi biết cơ thể thiếu vitamin?

Sau khi đã có câu trả lời cho câu hỏi, làm sao biết mình thiếu vitamin gì và làm sao để biết mình thiếu chất gì thì chúng ta cùng tìm hiểu cách để bổ sung vitamin cho cơ thể. Một số cách để bổ sung các loại vitamin cụ thể như sau:

3.1. Thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày

Trong nhiều trường hợp, ngay cả khi tình trạng bệnh lý dẫn đến thiếu hụt các loại vitamin thì việc thay đổi chế độ ăn uống lâu dài có thể giúp khắc phục và ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt trở nên trầm trọng. Bạn có thể tìm hiểu những loại thực phẩm chứa vitamin cần để có thể chú ý bổ sung đủ lượng vitamin này.

3.2. Sử dụng các loại thuốc bổ vitamin thay thế

Một trong những cách bổ sung vitamin cho cơ thể khác là sử dụng các loại viên uống vitamin thay thế. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc để bạn bổ sung các loại vitamin cho cơ thể. Tuy nhiên, một điểm đáng chú ý là thực phẩm bổ sung dinh dưỡng không an toàn cho tất cả mọi người. Chúng có thể có tác dụng phụ, ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng bệnh lý, tương tác nguy hiểm với thuốc hoặc tác dụng không mong muốn khi mang thai hoặc cho con bú. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các chất bổ sung trước khi bắt đầu sử dụng.

Ngoài 2 cách thông dụng trên thì bạn cũng có thể lựa chọn thêm một cách bổ sung vitamin khác đó là truyền vitamin qua đường tĩnh mạch. Cách này giúp bổ sung vitamin một cách hiệu quả nên phù hợp với những người cần bổ sung vitamin cấp tốc hay việc ăn/ uống vitamin không mang lại hiệu quả trong vấn đề cải thiện sức khỏe. Lúc này phương pháp truyền vitamin có thể được đề xuất cho bạn. Lưu ý phương pháp truyền vitamin chỉ được thực hiện dưới sự thăm khám và có chỉ định của bác sĩ có chuyên môn.

Có thể thấy với sự phát triển của y học hiện nay thì việc, làm sao để biết mình thiếu vitamin gì vốn không mấy khó khăn. Khi xác định cơ thể có những dấu hiệu điển hình của việc thiếu vitamin như mệt mỏi, mất sức, căng thẳng… thì bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra và tiến hành bổ sung vitamin trong thời gian sớm nhất.

Nguồn: verywellhealth.com - ada.com

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Ngô Thị Thảo Hiền xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
3 nhóm người sau có thể hưởng lợi từ việc bổ sung vitamin

3 nhóm người sau có thể hưởng lợi từ việc bổ sung vitamin

Bổ sung các loại vitamin: Bí quyết tạo nên sức khỏe và sắc đẹp tự nhiên

Bổ sung các loại vitamin: Bí quyết tạo nên sức khỏe và sắc đẹp tự nhiên

Có thể uống vitamin và canxi cùng lúc có được không?

Có thể uống vitamin và canxi cùng lúc có được không?

Cơ thể bị thiếu vitamin D gây bệnh gì?

Cơ thể bị thiếu vitamin D gây bệnh gì?

Đã uống vitamin D có cần phơi nắng nữa không?

Đã uống vitamin D có cần phơi nắng nữa không?

36

Bài viết hữu ích?