Tại sao nhiều người không thể đạt được cân nặng mục tiêu của họ dù đã bỏ ra một số tiền đáng kể, thời gian và công sức để cố gắng giảm cân. Một số yếu tố có thể làm cản trở quá trình giảm cân bao gồm:
Một số rối loạn về sức khỏe có thể khiến việc giảm cân của bạn trở nên vô cùng khó khăn, bao gồm:
Nếu trước đây bạn đã từng giảm cân và tăng cân trở lại thì có thể thấy việc giảm cân trở nên khó khăn hơn trong mỗi lần thực hiện tiếp theo, thậm chí là không thể giảm cân được.
Trên thực tế, một phụ nữ có tiền sử ăn kiêng lâu dài sẽ có xu hướng khó giảm cân hơn so với người có cân nặng tương đối ổn định. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng điều này chủ yếu là do những thay đổi trong việc lưu trữ chất béo xảy ra sau thời gian thiếu hụt calo.
Lão hóa mang đến nhiều thách thức cho tất cả mọi người, đặc biệt là phụ nữ, bao gồm cả việc giảm cân trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Một điều có thể bạn chưa biết là những phụ nữ chưa bao giờ nặng cân trong quá khứ có thể gặp khó khăn trong việc duy trì cân nặng bình thường khi họ già đi, ngay cả khi họ ăn một chế độ ăn uống lành mạnh.
Hầu hết phụ nữ tăng khoảng 2,3–6,8 kg trong quá trình lão hóa do giảm khối lượng cơ và hoạt động thể chất, dẫn đến quá trình trao đổi chất chậm hơn. Ngoài ra, tăng cân trong thời kỳ mãn kinh là cực kỳ phổ biến do có nhiều thay đổi nội tiết tố xảy ra. Vì thế cố gắng giảm cân trong và sau thời kỳ mãn kinh, có thể vô cùng khó khăn.
Thật không may, xu hướng thừa cân có thể một phần là do các yếu tố mà bạn không kiểm soát được. Một trong số đó là di truyền học.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những phụ nữ tăng cân quá mức khi mang thai có nhiều khả năng sinh ra những đứa trẻ to lớn và bị thừa cân hoặc béo phì khi còn nhỏ hoặc khi trưởng thành. Hơn nữa, sự lựa chọn chế độ ăn uống của một phụ nữ mang thai có thể ảnh hưởng đến việc con của cô ấy có vấn đề về cân nặng trong tương lai hay không.
Mặc dù chế độ ăn uống và thói quen tập thể dục đóng vai trò quyết định cân nặng của bạn, nhưng hình dáng và kích thước cơ bản phần lớn được quyết định bởi gen. Điều này phần nào đã được khoa học nghiên cứu và chứng minh.
Nếu bạn không có những nguyên nhân kể trên và đã cố gắng hết sức, thử tất cả các phương pháp được cho là để giảm cân mà cân nặng vẫn không có chút cải thiện nào thì hãy quan tâm đến việc kiểm tra tâm lý, vì tâm lý căng thẳng làm tăng cân.
Từ lâu, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa việc hormone căng thẳng cortisol tăng lên với sự tăng cân mất kiểm soát. Mỗi khi cơ thể phải chịu stress trong thời gian dài, hormone adrenaline và cortisol sẽ được tuyến thượng thận giải phóng và làm tăng nồng độ glucose máu với mục đích cung cấp cho bạn năng lượng. Tuy nhiên đây lại là nguyên nhân khiến cơ thể dư thừa đường và chúng sẽ chuyển hóa thành mỡ khiến bạn tăng cân.
Ngoài ra, cortisol cũng là yếu tố làm tăng sự thèm đường của người bệnh. Đường là chất giúp cung cấp năng lượng nhanh chóng cho cơ thể khi cần và khi bị stress và đây cũng thường là thứ đầu tiên bạn nghĩ đến.
Nhược điểm của tình trạng này là cơ thể sẽ có xu hướng tích trữ đường, nhất là khi gặp phải trường hợp căng thẳng lâu dài. Năng lượng được nạp do ảnh hưởng của cortisol đa phần sẽ được lưu trữ chủ yếu ở dạng mỡ bụng nên rất khó giảm. Và thế là bạn sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn gồm: căng thẳng -> tiết ra cortisol -> tăng cân -> thèm đường hơn -> ăn nhiều đường hơn -> tăng cân -> căng thẳng.
Ngoài ra, cortisol cũng làm chậm quá trình trao đổi chất, ngay cả khi bạn không ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo và đường, nó vẫn khiến bạn khó giảm cân hay không thể giảm cân do căng thẳng.
Giảm cân hiệu quả và duy trì cân nặng đã giảm thực sự là một thách thức không hề nhỏ đối với bất kỳ ai. Theo các nghiên cứu, hầu hết những người ăn kiêng sẽ lấy lại được số cân đã mất trong vòng 3 đến 5 năm.
Tại sao vậy? Các chuyên gia cho biết, có một thành phần tâm lý chịu trách nhiệm cho việc giảm cân. Hầu hết mọi người bắt đầu hành trình giảm cân với cảm giác giảm cân sẽ là phần khó khăn nhất. Khi họ giảm cân, họ cảm thấy thành công. Cảm giác thỏa mãn này khiến họ chủ quan và cuối cùng lại quay trở lại thói quen cũ. Và một khi điều đó xảy ra bạn tăng cân trở lại và mọi nỗ lực trước đó trở nên vô nghĩa. Đấy là lý do khiến bạn cho rằng bản thân không giảm cân được.
Chìa khóa để duy trì việc giảm cân là thực hiện một loạt các thay đổi về hành vi và lối sống để chống lại những thói quen đã ăn sâu, lâu dài. Và điều đó thật không dễ dàng. Tâm lý căng thẳng làm tăng cân và ngược lại cân nặng cũng ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý.
Thói quen ăn uống gây tăng cân phải được thay thế bằng những bữa ăn lành mạnh hơn, đòi hỏi phải chú trọng từ khâu lựa chọn thực phẩm và cả cách nấu nướng mới. Dưới đây là một số điều chỉnh giúp cho những người ăn kiêng thành công khi họ quay trở lại cuộc sống bình thường:
Một số người có vấn đề với cân nặng nhưng lại không thể giảm cân dù đã áp dụng mọi cách có thể. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân khách quan về gen, bệnh lý hoặc tuổi tác,... Tuy nhiên, bạn cũng đừng nên bỏ qua việc tham khảo tới những phương pháp giảm cân khoa học để quá trình giảm cân diễn ra được hiệu quả và lành mạnh hơn.
Liệu pháp tiêu hao năng lượng hiện là một cách giảm cân chuẩn y khoa bằng cách truyền tĩnh mạch người thừa cân các vi hoạt chất có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa mỡ thừa thành năng lượng tiêu hao. Cùng đó là việc kết hợp chế độ ăn uống khoa học và tập luyện hợp lý nên phương pháp giảm cân này sẽ giúp bạn đào thải mỡ thừa tới cấp độ tế bào và giảm cân hiệu quả mà không gây mệt mỏi hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Hiện liệu pháp giảm cân tiêu hao năng lượng được đánh giá là phù hợp cho những người béo phì lâu năm, mỡ nội tạng, thừa cân sau sinh, béo bệnh lý đều có thể áp dụng để thấy được hiệu quả tích cực.
21
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
21
Bài viết hữu ích?