Zalo

Giải thích mối liên hệ giữa trầm cảm và béo phì

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Theo thống kê của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật, những người mắc trầm cảm gây béo phì cao hơn so với những người không mắc bệnh. Kết quả các nghiên cứu liên quan giữa trầm cảm và béo phì cho thấy nếu chỉ điều trị một bệnh đơn lẻ hoặc béo phì hoặc trầm cảm thì sẽ dễ dàng hơn so với việc cả hai bệnh này tồn tại đồng thời. Hơn nữa, béo phì và trầm cảm có tác động qua lại lẫn nhau, vì vậy người bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu không được tư vấn và điều trị phù hợp.

1. Mối liên hệ giữa trầm cảm và béo phì

Trầm cảm và béo phì có liên quan không? Chưa có nghiên cứu nào chỉ ra béo phì gây trầm cảm hoặc ngược lại mà hầu hết các nghiên cứu hoặc ý kiến của chuyên gia đều cho rằng cả hai thành tố này xảy ra đồng thời và tác động qua lại lẫn nhau. Thanh thiếu niên mắc bệnh trầm cảm có khả năng tăng nguy cơ béo phì lên cao khoảng 70%, còn với phụ nữ lớn tuổi mà mắc béo phì có thể tăng nguy cơ trầm cảm lên khoảng 38% so với người khoẻ mạnh. Sự khác biệt theo giới về mối quan hệ giữa trầm cảm và béo phì thường tập trung cao ở nữ giới

Bệnh nhân mắc chứng béo phì khi không đáp ứng được chế độ luyện tập để giảm cân có thể sẽ dẫn tới các triệu chứng của trầm cảm. Và trong trường hợp này trầm cảm là do ăn quá nhiều, ít hoạt động khiến cân nặng tăng cao và mất kiểm soát. Ngoài ra thuốc cũng ảnh hưởng đến tăng cân. Chẳng hạn thuốc điều trị trầm cẩm là nguyên nhân gây tăng cân khi sử trong điều trị. 

Theo báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), 43% người trưởng thành ở Hoa Kỳ từ 20 tuổi trở lên đang mắc bệnh trầm cảm cũng bị béo phì. Ngoài ra còn có mối liên quan giữa bệnh tâm thần nói chung và béo phì. Tăng cân là một tác dụng phụ được công nhận của nhiều loại thuốc chống trầm cảm. Ngược lại, nghiên cứu cho thấy béo phì có thể ảnh hưởng tâm lý đến con người và khiến họ dễ bị trầm cảm. Nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng cũng có thể có mối liên hệ sinh lý trực tiếp hơn giữa hai tình trạng này.

Hiện tại các nhà nghiên cứu và kết quả nghiên cứu khoa học chưa đưa ra được các bằng chứng rõ ràng về việc tại sao những người gặp tình trạng thừa cân, béo phì có tâm lý lo lắng nhiều hơn so với những đối tượng khác. Tuy nhiên, nguyên nhân xuất phát từ những vấn đề này có thể do người bệnh phải đối mặt với khá nhiều yếu tố: 

  • Sự kỳ thị, phán xét của xã hội cũng như mọi người xung quanh môi trường sống. Những người bệnh béo phì có thể sẽ bị hạn chế trong mối quan hệ bạn bè, người yêu, … thậm chí có thể dễ dàng bị mất việc hoặc không tham gia vào các các việc khác yêu cầu về ngoại hình. 
  • Bên cạnh việc tự ti về hình ảnh, vóc dáng, thì người mắc béo phì còn phải đối mặt với các vấn đề về sức khỏe của bản thân chẳng hạn như các bệnh đồng mắc kèm theo như đái tháo đường, tăng huyết áp, các bệnh lý tim mạch, đột quỵ, vô sinh….
  • Cảm giác tiêu cực về bản thân, lòng tự trọng bị hạ thấp.

Các nguyên nhân trên đã khiến người bệnh béo phì rơi vào trạng thái lo âu, trầm cảm. Người bệnh cảm thấy buồn bã, mất hứng thú với các hoạt động hoặc sở thích. Chính sự lo lắng, stress càng làm gia tăng hoạt động của trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận, làm tăng cảm giác thèm ăn và có thể dẫn đến thừa cân và béo phì.

Béo phì và trầm cảm có tác động qua lại lẫn nhau

Với người bệnh mắc chứng trầm cảm, thức ăn có thể là một cách để đối phó với cảm giác tiêu cực. Điều này dẫn đến việc tăng cân quá mức theo thời gian. Tâm trạng chán nản cũng có thể làm cho người bệnh ít động lực tham gia hoạt động thể chất dẫn đến việc tăng cân. Đối với người bệnh béo phì, căng thẳng khi đối mặt với tình trạng này và những vấn đề trong cuộc sống có thể dẫn đến cảm giác tiêu cực, chuyển biến thành trầm cảm. Khi bệnh nhân béo phì điều trị thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chống loạn thần như amitriptyline, mirtazapine, paroxetine, olanzapine có thể gặp phải các tác dụng phụ của thuốc khiến bệnh nhân ngủ nhiều, tăng cân. Đây cũng là yếu tố khiến người bệnh khó kiểm soát cân nặng.

2. Một số biện pháp tăng cải thiện mối quan hệ giữa trầm cảm và béo phì

Có mối liên hệ chặt chẽ giữa cân nặng, sức khỏe thể chất và tinh thần. Bằng cách thay đổi lối sống, giảm cân tích cực, chúng ta có thể cải thiện những vấn đề này.

2.1.Chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế lượng calo ăn vào cơ thể có thể giúp người bệnh giảm cân và giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe liên quan đến béo phì.

Chế độ ăn uống lành mạnh cũng có thể có tác động tích cực đến sức khỏe tinh thần của người bệnh béo phì. Serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh được tìm thấy trong cơ thể giúp điều chỉnh tâm trạng, giấc ngủ và sự thèm ăn. Phần lớn serotonin được sản xuất trong đường tiêu hóa. Thực phẩm chúng ta ăn vào có ảnh hưởng đến sản xuất serotonin, do đó tâm trạng của chúng ta cải thiện tích cực hơn.

Chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm: Hoa quả và rau, các loại ngũ cốc: Protein, bao gồm thịt, trứng, quả hạch, hạt và đậu nành; Sữa ít béo hoặc không béo; Dầu thực vật và chất béo lành mạnh; Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm có đường.

2.2. Ngủ đủ giấc

Mất ngủ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất, tinh thần và làm tăng nguy cơ béo phì. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người ngủ ít hơn 5 giờ mỗi đêm có nhiều khả năng bị béo phì hơn những người ngủ từ 7 đến 8 giờ mỗi đêm.

Ngủ không đủ giấc sẽ ảnh hưởng đến nhiều chức năng của cơ thể, bao gồm cả quá trình trao đổi chất. Những người không ngủ đủ giấc cũng có xu hướng ăn nhiều thực phẩm giàu carbohydrate hơn, điều này có thể dẫn đến tăng cân.

Ngủ đủ giấc là điều cần thiết không chỉ để kiểm soát cân nặng, ngăn ngừa các tình trạng sức khỏe thể chất khác nhau mà còn để duy trì sức khỏe tinh thần tốt.

Ngủ đủ giấc giúp duy trì sức khỏe tinh thần và thể chất tốt hơn

2.3. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục là một hoạt động quan trọng để kiểm soát cân nặng và sức khỏe tinh thần. Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn giảm cân và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, bệnh tim mạch.

Tập thể dục cũng có thể cải thiện sức khỏe tinh thần bằng cách giảm trầm cảm và lo lắng. Khi tập thể dục làm tăng lưu thông máu não và tác động đến trục dưới đồi- tuyến yên- thượng thận (HPA) từ đó tác động đến tâm trạng và làm giảm căng thẳng.

Các chuyên gia khuyên chúng ta nên tập thể dục cường độ trung bình ít nhất 150 phút mỗi tuần, có thể trải dài trong vài ngày. Ví dụ, có thể tập thể dục 50 phút 3 ngày mỗi tuần hoặc 30 phút tập thể dục 5 ngày mỗi tuần.

Tập thể dục cường độ trung bình vừa phải bao gồm đi bộ nhanh, đạp xe với tốc độ trung bình. Nếu bạn đang tập thể dục cao như chạy bộ, bơi lội hoặc các môn thể thao đối kháng thì bạn nên tập thể dục ít nhất 75 phút mỗi tuần.

2.4.Các hình thức giải tỏa căng thẳng

Căng thẳng không chỉ liên quan đến các tình trạng sức khỏe tâm thần như trầm cảm và lo lắng mà còn liên quan đến hành vi ăn uống. Những người bị căng thẳng có thể có xu hướng ăn quá nhiều và dẫn đến béo phì. Đối với một số người, ăn uống có thể là một cách đối phó với căng thẳng, nhưng về lâu dài có thể dẫn đến nhiều vấn đề hơn. Thay vì chuyển sang ăn uống để làm giảm stress, có vô số hoạt động mà bạn có thể làm để giúp giảm bớt căng thẳng bao gồm:

  • Nói chuyện với một người bạn hoặc thành viên gia đình
  • Đọc sách
  • Tập thể dục
  • Dành thời gian trong thiên nhiên
  • Cố gắng làm việc tốt

Nếu bạn thường xuyên thấy mình bị căng thẳng, bạn có thể nhận được từ việc điều trị sức khỏe tâm thần như trị liệu hoặc dùng thuốc. Liệu pháp hoặc tư vấn có thể giúp giảm căng thẳng bằng cách hướng dẫn bạn những phương pháp lành mạnh để đối phó với các vấn đề lo âu, trầm cảm.

Có mối quan hệ mật thiết giữa người bệnh béo phì và các vấn đề sức khỏe tâm thần. Béo phì có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần và các vấn đề sức khỏe tâm thần có thể dẫn đến tăng cân và béo phì. Giảm cân tích cực với nhiều hoạt động thay đổi chế độ ăn, lối sống, hành vi thậm chí dùng thuốc giảm béo dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa có thể giúp người bệnh thừa cân, béo phì cải thiện sức khỏe, tác động tích cực đến cân nặng và tinh thần của người bệnh.

Ngoài ra còn một phương pháp giảm cân khác hiệu quả và an toàn hơn cho sức khỏe của bạn đó là áp dụng phương pháp giảm cân thế hệ mới tiêu hao năng lượng. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám Drip Hydration, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Không thể giảm cân với bất kể cách nào: Đừng quên kiểm tra tâm lý của bạn

Không thể giảm cân với bất kể cách nào: Đừng quên kiểm tra tâm lý của bạn

Quá trình trầm cảm gây béo diễn ra như thế nào?

Quá trình trầm cảm gây béo diễn ra như thế nào?

Rối loạn lo âu có phải là trầm cảm không? Có nguy hiểm và có chữa được không?

Rối loạn lo âu có phải là trầm cảm không? Có nguy hiểm và có chữa được không?

Rối loạn hưng trầm cảm là gì và vì sao cần điều trị?

Rối loạn hưng trầm cảm là gì và vì sao cần điều trị?

Vì sao người béo phì dễ mắc bệnh trầm cảm hơn người bình thường?

Vì sao người béo phì dễ mắc bệnh trầm cảm hơn người bình thường?

14

Bài viết hữu ích?