Trước khi tìm hiểu về cách sử dụng vitamin B2, chúng ta cần có những kiến thức cơ bản về sản phẩm này. Vitamin B2 hay còn được gọi là Riboflavin, đây là một trong các loại vitamin tan trong nước. B2 đóng vai trò chính trong một số chức năng quan trọng của cơ thể, như chuyển hóa glucose (nhiên liệu chính cơ thể sử dụng để tạo năng lượng), hỗ trợ sản xuất tế bào hồng cầu khỏe mạnh, chống oxy hóa, ngăn ngừa các gốc tự do gây tổn hại tế bào và làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh liên quan đến lão hóa.
Về cách bổ sung vitamin B2, bác sĩ cho biết nó được tìm thấy tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm quen thuộc như sau:
Tình trạng thiếu hụt B2 rất hiếm khi xảy ra, nếu nó xảy ra thì thường sẽ đi kèm với tình trạng suy dinh dưỡng nghiêm trọng hoặc các bệnh lý gây suy giảm khả năng hấp thu. Cụ thế, thiếu B2 sẽ đi kèm với thiếu tất cả các vitamin nhóm B khác, từ đó gây ra một số triệu chứng như sau:
Vitamin B2 tương tự tất cả các vitamin nhóm B khác khi đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất dinh dưỡng thiết yếu, bao gồm carbohydrate, protein và lipid, nhằm mục đích cuối cùng là tạo ra năng lượng. Thiếu hụt B2 khiến cơ thể không thể hoạt động bình thường. Vitamin B2 còn mang đến một số hiệu quả như ngăn ngừa/điều trị chứng đau nửa đầu, một số bệnh lý ung thư, đục thủy tinh thể, tiền sản giật, co giật và chứng mất trí nhớ. Kèm theo đó, thuốc vitamin B2 còn mang lại lợi ích cho sức khỏe tim mạch thông qua khả năng bảo vệ toàn vẹn quá trình trao đổi chất và hạn chế một số sản phẩm phụ gây hại tế bào, chẳng hạn như homocysteine. Bên cạnh vai trò trao đổi chất và tạo ra tế bào máu, vitamin B2 còn có khả năng chuyển đổi vitamin B6 (pyridoxine) thành dạng coenzym hoạt động và chuyển đổi Tryptophan thành Niacin.
Theo các nghiên cứu, tác dụng của thuốc vitamin B2 cụ thể như sau:
Nhu cầu vitamin B2 từ chế độ ăn uống được thiết lập bởi Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Quốc gia Hoa Kỳ theo độ tuổi cụ thể như sau:
Thuốc vitamin B2 có sẵn dưới dạng viên nén, viên nang, dạng viên sủi và dạng dung dịch. Dạng thuốc tiêm của vitamin B2 sử dụng theo đường tiêm bắp và chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, vitamin B2 còn có ở dạng thuốc nhỏ mắt theo toa của bác sĩ nhãn khoa và hiếm hơn là công thức tiêm vitamin B2 trực tiếp vào mắt.
Nếu không nhận đủ vitamin B2 trong chế độ ăn uống, bác sĩ có thể khuyến cáo bổ sung B2 thông qua viên vitamin tổng hợp hàng ngày hoặc viên phức hợp vitamin nhóm B. Với vitamin B2, hầu hết các trường hợp đều khuyến cáo cung cấp từ 25 đến 100mg mỗi ngày, trong đó chỉ có một lượng nhỏ được hấp thụ ở ruột và phần còn lại sẽ nhanh chóng được bài tiết qua phân.
Chỉ một lượng nhỏ vitamin B2 cũng có thể khiến nước tiểu chuyển sang màu vàng, và tác dụng này được gọi là Flavin niệu. Với liều lớn hơn 100mg, vitamin B2 có thể gây ngứa, tiêu chảy, co thắt dạ dày, tê bì, tăng nhạy cảm ánh sáng, mờ mắt và cảm giác nóng rát trên da.
Mặc dù hiện tượng quá liều vitamin B2 hiếm gặp (do tốc độ bài tiết cao và mức độ hấp thu thấp, nhưng điều đó không có nghĩa là thuốc vitamin B2 không có tác dụng phụ. Mặc dù hiếm gặp nhưng việc tăng nhạy cảm với ánh sáng có thể làm tăng nguy cơ tổn thương mắt do tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Như đã đề cập, không ghi nhận các tác dụng độc hại liên quan đến liều lượng vitamin B2 cao, dù sử dụng bằng đường uống hoặc đường tiêm.
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên giúp bạn hiểu hơn về cách sử dụng vitamin B2. Nếu bạn chưa biết bổ sung bằng cách nào có thể đến các cơ sở y tế chuyên khoa để làm xét nghiệm vi chất. Khi có kết quả bị thiếu, bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán và bổ sung với liều lượng phù hợp giúp nâng cao và bảo vệ sức khỏe.
20
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
20
Bài viết hữu ích?