Zalo

Giòn, dễ gãy móng tay thiếu vitamin gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Móng tay cung cấp cho chúng ta rất nhiều thông tin về tình trạng sức khỏe của bản thân. Móng tay giòn và dễ gãy phản ánh tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến sự phát triển của móng. Vậy dễ gãy móng tay thiếu vitamin gì?

1.Vì sao móng tay giòn và dễ gãy?

Giường móng tay sẽ liên tục phát triển các mô móng và việc bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng cho cơ thể sẽ giúp hỗ trợ sự hình thành, phát triển và nâng cao sức mạnh của các tế bào móng mới. 

Sự thay đổi về hình thức, kết cấu hoặc hình dạng móng tay của bạn như tình trạng móng tay giòn và dễ gãy có thể cho thấy sự thiếu hụt chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến sự phát triển và sức mạnh của móng tay. 

2.Giòn, gãy móng tay thiếu vitamin gì?

Sự thiếu hụt vitamin và khoáng chất trong cơ thể có thể dẫn đến tình trạng giòn và dễ gãy móng tay. Vậy móng tay dễ gãy thiếu vitamin gì? Theo đó, một số loại vitamin và chất dinh dưỡng nếu thiếu hụt có thể làm móng tay của bạn giòn và dễ gãy, bao gồm:

2.1 Biotin

Biotin là một loại vitamin B phức hợp, còn được gọi là vitamin B7, coenzyme R và vitamin H. Biotin có nhiệm vụ thúc đẩy sự phát triển của các tế bào khỏe mạnh và hỗ trợ quá trình chuyển hóa các axit amin tạo ra protein cần thiết cho sự phát triển của móng.

Thực phẩm và chất bổ sung giàu biotin có thể giúp móng tay giòn và dễ gãy của bạn trở nên chắc khỏe hơn. Một nghiên cứu tiến hành trên 35 người có móng tay giòn, dễ gãy cho thấy rằng bổ sung 2,5 mg biotin mỗi ngày trong sáu tuần đến bảy tháng đã cải thiện các triệu chứng ở 63% số người tham gia. Khuyến nghị về lượng tiêu thụ biotin cho người lớn là khoảng 30 mcg mỗi ngày.

Biotin tập trung nhiều nhất trong các loại nội tạng như gan, nhưng cũng có thể được tìm thấy trong lòng đỏ trứng, các sản phẩm từ sữa, men, bơ, cá hồi, các loại hạt, khoai lang và thậm chí cả súp lơ.

2.2 Vitamin B khác

Móng tay dễ gãy thiếu vitamin gì? Các vitamin B cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe móng tay. Vitamin B12 đóng vai trò hấp thu sắt cũng như sự phát triển của hồng cầu. Cả vitamin B12 và sắt đều cần thiết để giữ cho móng tay luôn chắc khỏe.

Sự thiếu hụt vitamin B12 có thể dẫn đến móng tay hoàn toàn có màu xanh lam, sắc tố xanh đen với các vệt đen dọc lượn sóng và sắc tố màu nâu.

Tương tự như vậy, folate hay vitamin B9 cũng rất quan trọng cho sự phát triển và sức khỏe của móng bằng cách góp phần hình thành hồng cầu và phát triển các tế bào mới. Sự thiếu hụt folate có thể gây ra sự thay đổi sắc tố trên móng tay của bạn và khiến móng tay trở nên cứng và dễ gãy.

Để phòng ngừa sự thiếu hụt, người lớn cần khoảng 2,4 mcg vitamin B12 và 400 mcg folate mỗi ngày và phụ nữ mang thai sẽ có nhu cầu cao hơn. Folate có thể được tìm thấy trong các loại rau xanh đậm, trái cây họ cam quýt, đậu Hà Lan, đậu lăng, các loại hạt và bơ. Trong khi, vitamin B12 chủ yếu được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc động vật, chẳng hạn như thịt đỏ, thịt gia cầm, cá, trứng và sữa.

Thiếu hụt chất dinh dưỡng làm móng tay giòn và dễ gãy
Thiếu hụt chất dinh dưỡng làm móng tay giòn và dễ gãy

2.3 Vitamin C

Vitamin C là chất cần thiết cho việc sản xuất collagen, một loại protein mang lại hình dạng, tính toàn vẹn và sức mạnh cho nhiều mô và là thành phần cấu tạo nên móng tay, tóc và răng. Thiếu vitamin C có thể dẫn đến móng tay giòn, cũng như móng phát triển chậm lại.

Vitamin C là một chất dinh dưỡng thiết yếu và cơ thể bạn không thể tự sản xuất được. Đàn ông cần được cung cấp 90 mg và phụ nữ cần được cung cấp 75 mg vitamin C mỗi ngày.

Trong khi các loại trái cây họ cam quýt như cam, dâu tây và kiwi được cho là nguồn cung cấp vitamin C tốt nhất thì ớt chuông, cà chua và rau xanh cũng rất giàu vitamin C.

2.4 Sắt

Bên cạnh các loại vitamin thì khoáng chất cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe móng tay. Sắt đóng vai trò tạo thành trung tâm của các tế bào hồng cầu, mang oxy đến các cơ quan và mọi tế bào trong cơ thể, bao gồm cả móng tay của bạn. Khi không có sắt, oxy sẽ không được vận chuyển đầy đủ đến các tế bào. 

Vì oxy cần thiết cho móng tay khỏe mạnh nên việc thiếu sắt hoặc thiếu máu có thể dẫn đến các đường gờ dọc trên móng tay hoặc móng tay của bạn có thể lõm xuống hoặc hình thìa. 

Hàm lượng sắt khuyến nghị cho nam giới là 8 mg mỗi ngày, trong khi đó đối với phụ nữ ở độ tuổi 19–50 là 18mg mỗi ngày. Sau khi phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh hoặc bước sang tuổi 50, nhu cầu sắt sẽ giảm xuống còn 8 mg mỗi ngày.

Cơ thể bạn hấp thụ chất sắt có trong thực phẩm động vật, chẳng hạn như thịt bò, thịt gà, cá và trứng, tốt hơn so với thực phẩm thực vật như rau lá xanh đậm, đậu phộng, hạt, đậu và các thực phẩm tăng cường khác. Tuy nhiên, ăn thực phẩm giàu vitamin C cùng với nguồn thực phẩm sắt từ thực vật sẽ giúp cải thiện sự hấp thụ. Ví dụ, ăn cam và dâu tây cùng với món salad rau bina với đậu và hạt sẽ giúp cải thiện khả năng hấp thụ sắt của bạn.

2.5 Magie

Trong cơ thể, magie tham gia vào hơn 300 phản ứng, trong đó bao gồm cả quá trình tổng hợp protein và sự phát triển của móng tay. Khi xuất hiện những đường vân dọc trên móng tay của bạn, thì đó có thể là dấu hiệu của sự thiếu hụt magie trong cơ thể.

Lượng magie cần cung cấp cho cơ thể mỗi ngày là 400-420mg ở nam và 310-320mg ở nữ. Ngũ cốc nguyên hạt, đặc biệt là lúa mì nguyên hạt chính là nguồn cung cấp magie dồi dào. Các loại rau có lá màu xanh đậm, cũng như quinoa, hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng, đậu nành và đậu đen cũng là những nguồn cung cấp magie tốt cho cơ thể.

2.6 Chất đạm

Móng tay chủ yếu được làm từ một loại protein cấu trúc dạng sợi gọi là keratin. Keratin mang lại cho móng tay sức mạnh, khả năng phục hồi và bảo vệ móng tay của bạn khỏi bị hư hại.

Điều thú vị là chất sừng mà bạn nhìn thấy thực ra đã chết. Nguyên nhân là do móng tay được hình thành bởi các tế bào chết mà cơ thể bạn sẽ bong ra khi các tế bào mới đẩy lên từ bên dưới.

Chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ protein cho cơ thể là điều cần thiết để thúc đẩy sản xuất keratin và tạo ra móng tay chắc khỏe, trong khi lượng chất đạm thấp có thể khiến móng tay trở nên giòn và dễ gãy hơn.

Protein có thể được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt, gia cầm, cá, trứng và sữa, cũng như thực phẩm có nguồn gốc thực vật như đậu nành, đậu lăng, quả hạch, hạt và ngũ cốc nguyên hạt.

2.7 Axit béo omega 3

Axit béo omega-3 có thể giúp giữ ẩm và bôi trơn cho móng tay của bạn, mang lại vẻ ngoài sáng bóng cho móng tay. Những axit béo này cũng có thể làm giảm tình trạng viêm ở giường móng, giúp nuôi dưỡng và tăng cường sức khỏe của các tế bào hình thành nên tấm móng của bạn. Khi cơ thể thiếu axit béo omega-3 có thể góp phần khiến móng tay trở nên khô và dễ gãy.

Các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá ngừ và cá mòi đứng đầu bảng xếp hạng về omega-3, nhưng chúng cũng có thể được tìm thấy trong quả óc chó, đậu nành hạt chia, hạt lanh, dầu hạt lanh, trứng và cá.

2.8 Kẽm

Kẽm là một khoáng chất cần thiết cho nhiều phản ứng trong cơ thể bạn, bao gồm cả sự phát triển và phân chia tế bào. Móng tay cần có nguồn cung cấp kẽm ổn định để thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh. Hấp thụ không đủ kẽm có thể góp phần làm thoái hóa tấm móng, gây ra sự xuất hiện các đốm trắng trên móng tay của bạn.

Protein động vật như thịt bò, thịt gia cầm, cá và trứng là nguồn cung cấp kẽm dồi dào. Tuy nhiên, đậu nành, đậu xanh, đậu đen, các loại hạt như hạnh nhân và hạt điều cũng chứa kẽm.

Thiếu vitamin C làm cho móng tay giòn và dễ gãy
Thiếu vitamin C làm cho móng tay giòn và dễ gãy

3.Cách khắc phục tình trạng móng tay giòn và dễ gãy là gì?

Móng tay có thể nói lên rất nhiều điều về tình hình sức khỏe của bạn. Để có được móng tay khỏe mạnh, bạn cần cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng cho cơ thể. Cách đơn giản nhất là bổ sung những thực phẩm giàu dưỡng chất cho móng vào chế độ ăn uống hàng ngày.

Một số thực phẩm tốt cho sức khỏe của móng, bao gồm:

  • Sữa chua: Sữa chua không chỉ giàu protein mà còn chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe của móng như biotin, sắt, magie, canxi, kali và vitamin D. 
  • Trứng: Trứng chứa hàm lượng cao biotin, vitamin D, vitamin E, protein, selen, sắt, chất béo omega 3 và nhiều dưỡng chất khác. Bổ sung trứng vào chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp móng bóng khỏe.
  • Cá: Cá chứa hàm lượng cao protein giúp bổ sung keratin và collagen cho cơ thể, đây là hai hợp chất cần thiết cho sự phát triển của móng tay. Bạn có thể chọn bất kỳ loại cá mà bạn muốn như cá ngừ, cá hồi, tôm và cua.
  • Rau lá xanh: Rau lá xanh là nguồn cung cấp vitamin E, vitamin A, vitamin B, biotin, kẽm, magie, kali và đồng dồi dào cho cơ thể. Thường xuyên ăn rau lá xanh sẽ có lợi cho sức khỏe của móng.
  • Các loại hạt: Các loại hạt như hướng dương, hạnh nhân, óc chó, hạt bí và đậu rất giàu biotin, selen, đồng, kẽm, magie, mangan, vitamin E và protein. Đây đều là những chất dinh dưỡng quan trọng với sức khỏe của móng. Móng, tóc và da sẽ được cải thiện đáng kể nếu thường xuyên bổ sung những thực phẩm này vào chế độ ăn uống hàng ngày.

Bên cạnh việc bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể từ chế độ ăn uống hàng ngày. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp tự nhiên để phòng ngừa tình trạng móng dễ gãy như sử dụng dầu dừa để dưỡng ẩm, ngâm tay trong dung dịch giấm táo và nước ấm hoặc dầu ô liu pha cùng nước ép chanh từ 10 đến 20 phút. Sau đó, bạn rửa sạch móng bằng nước ấm, lau khô và massage nhẹ nhàng. 

Tóm lại, bài viết đã giúp chúng ta trả lời câu hỏi móng tay dễ gãy thiếu vitamin gì. Biotin, vitamin B, vitamin C, kẽm, sắt, magie, protein và axit béo omega 3 là những dưỡng chất quan trọng trong sự phát triển khỏe mạnh của móng. Khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ những dưỡng chất này sẽ xuất hiện tình trạng móng tay giòn và dễ gãy. Chế độ ăn uống lành mạnh giàu vitamin và khoáng chất là giải pháp tốt nhất để duy trì sức khỏe của móng.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, để nâng cao sức khỏe tổng thể, cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh, bạn cũng có thể tham khảo liệu pháp tái tạo năng lượng

Liệu pháp giúp bổ sung các vi hoạt chất qua đường tĩnh mạch, cung cấp toàn diện vitamin, khoáng chất, axit amin và thúc đẩy glutathione để có sức khỏe cho toàn bộ cơ thể. Đây là giải pháp tăng cường sức khoẻ tổng thể từ cấp độ tế bào chuẩn y khoa từ Mỹ.

Nhờ đó, các vi hoạt chất được hấp thụ 100% vào máu thông qua đường truyền tĩnh mạch, lập tức chuyển hóa thành năng lượng, giải độc, trẻ hóa cơ thể, nâng cao miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Chu Yến Nhi Xem thêm bài viết của Bác sĩ Chu Yến Nhi
xem thêm
Các nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ tuổi

Các nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ tuổi

Làm gì người mệt mỏi chân tay rã rời khó thở?

Làm gì người mệt mỏi chân tay rã rời khó thở?

Bị mệt mỏi có nên truyền nước không?

Bị mệt mỏi có nên truyền nước không?

Các dấu hiệu bạn đang bị mệt mỏi, kiệt sức vì công việc

Các dấu hiệu bạn đang bị mệt mỏi, kiệt sức vì công việc

Ngừng uống vitamin B1 có tăng cân không? Vì sao?

Ngừng uống vitamin B1 có tăng cân không? Vì sao?

46

Bài viết hữu ích?