Thải độc đường ruột là phương pháp đã có từ thời cổ đại và mới phổ biến vào đầu những năm 1900. Vào năm 1919, Hiệp hội Y Khoa Hoa Kỳ đã khuyến cáo người dân không nên áp dụng phương pháp này nữa. Trong những năm trở lại đây, thải độc đường ruột đã rộ lên thành một xu hướng với mong muốn giảm mệt mỏi và tăng cường năng lượng. Người ta tin rằng, chất độc, chất cặn bã từ đường tiêu hóa có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe như tăng huyết áp, viêm khớp,… Chính vì thế, nhiều người tự ý áp dụng phương pháp thải độc đường ruột với mong muốn cải thiện sức khỏe, tăng cường miễn dịch. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh là điều kiện cần thiết để duy trì sức khỏe toàn diện, phòng ngừa nhiều bệnh tật. Trong đó, đại tràng hay ruột già là bộ phần gần cuối trong ống tiêu hóa, có chức năng nhận thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ từ ruột non, lâu dần sẽ dễ tích tụ lại chất cặn bã, chất độc hại. Thải độc đường ruột hay tẩy ruột là biện pháp làm sạch dạ dày, ruột non, đại tràng bằng đường uống. Tẩy ruột được sử dụng trước khi phẫu thuật, thăm khám đường tiêu hóa, chuẩn bị nội soi đại tràng. Khác với với tẩy ruột đường miệng, thụt tháo đại tràng là hành đưa các chất lỏng như nước muối sinh lý vào đại tràng qua hậu môn. Tại các bệnh viện, thụt tháo đại tràng được thực hiện trước khi nội soi chẩn đoán, chụp X-quang trong trường hợp táo bón không thể khắc phục, điều trị rò miệng nối sau phẫu thuật đại trực tràng, chuẩn bị bệnh nhân trước khi mổ. Các sản phẩm dùng để thải độc đường ruột bao gồm cà phê, thảo mộc, enzyme, men vi sinh và các chất khác, được dùng bằng đường uống hoặc bơm trực tiếp vào trực tràng.
Lợi ích thực sự của phương pháp thải độc đường ruột là gì là vấn đề mà nhiều người vẫn luôn thắc mắc. Một số người lựa chọn thải độc đường ruột vì theo quảng cáo, phương pháp này có thể giúp điều trị táo bón, cải thiện nhu động ruột, giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên, việc tự ý thải độc đường ruột sẽ mang lại những nguy cơ như:
Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận rằng thải độc đường ruột không có lợi ích nào. Trong các trường hợp bị táo bón và không mắc vấn đề sức khỏe nào khác, thì phương pháp này có thể hữu ích để giảm triệu chứng và cải thiện chức năng ruột.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, chỉ làm sạch ruột khi có chỉ định của bác sĩ, ví dụ như khi chụp X-quang, nội soi, đôi khi táo bón cũng là một chỉ định của thụt tháo đại tràng. Những người không nên thải độc đường ruột là người bệnh ung thư đại trực tràng, viêm loét đại tràng và các vấn đề khác ở ruột. Vì vậy, nếu bạn đang cân nhắc đến phương pháp thải độc ruột này, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe. Trong trường hợp muốn thải độc cơ thể, nâng cao sức khỏe, có thể lựa chọn các phương pháp thải độc cơ thể tự nhiên như tập thể dục, thiền, yoga,… hoặc lựa chọn giải pháp truyền thải độc. Giải pháp này là sự kết hợp của chất lỏng truyền tĩnh mạch, vitamin, chất điện giải và chất chống oxy hóa có thể giúp cơ thể nhẹ nhàng, sảng khoái hơn. Đồng thời, các vi hoạt chất có trong dịch truyền tĩnh mạch còn giúp cơ thể bù khoáng, cấp nước, thải độc và cải thiện tận gốc tế bào, mang lại cho bạn vẻ đẹp rạng rỡ, tự tin, mãi tươi trẻ.
26
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
26
Bài viết hữu ích?