Năng lượng hàng ngày được nạp vào cơ thể cần được cân bằng với năng lượng tiêu hao. Khi ăn nhiều quá mức hoặc cung cấp thừa chất dinh dưỡng cho cơ thể sẽ khiến cơ thể dư thừa năng lượng. Đặc biệt là chất béo, dẫn đến tích trữ mỡ thừa dưới da gây béo bụng và béo phì.
Tuy nhiên, không phải chất dinh dưỡng nào cũng gây tích mỡ béo phì. Chẳng hạn như việc tiêu thụ protein sẽ không làm tăng mỡ trong cơ thể. Trong khi đó chất bột đường lại có thể làm cơ thể tăng cân và tích mỡ.
Trong cơ thể có hai hormone chính có tác động đến việc điều chỉnh cảm giác đói: ghrelin, kích thích sự thèm ăn và leptin, ngăn chặn sự thèm ăn. Khi cơ thể không ăn trong một thời gian dài thì nồng độ hormone ghrelin sẽ tăng lên. Tuy nhiên, nếu ăn no thì nồng độ hormone leptin sẽ báo cho cơ thể biết là đã no. Trong trường hợp cơ thể ăn thừa chất dinh dưỡng sẽ gây phá vỡ sự cân bằng hoạt động của hai hormon này.
Cụ thể, ăn thực phẩm giàu chất béo, muối hoặc đường sẽ giải phóng các hormone tạo cảm giác dễ chịu như dopamine, giúp kích hoạt các trung tâm khoái cảm trong não. Theo thời gian, cơ thể có thể liên kết những cảm giác khoái cảm này với một số loại thực phẩm có xu hướng chứa nhiều chất béo và calo. Quá trình này có thể phá vỡ sự cân bằng giữa no và đói của cơ thể.
Thỉnh thoảng ăn nhiều có thể không ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài nhưng việc ăn quá nhiều trong thời gian dài có thể dẫn đến béo phì. Tình trạng này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và các vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như bệnh đái tháo đường và đột quỵ.
Kháng insulin có mối liên quan chặt chẽ với ăn quá nhiều và dư thừa các chất dinh dưỡng, làm tăng đường huyết và giảm khả năng lưu trữ lượng đường trong tế bào của hormone insulin. Nếu đường huyết không được kiểm soát thì sẽ tăng nguy cơ mắc đái tháo đường
Theo thời gian, ăn quá nhiều chất dinh dưỡng có thể gây hại cho chức năng não. Một số nghiên cứu cho thấy việc liên tục ăn quá nhiều và béo phì dẫn đến suy giảm tinh thần ở người lớn tuổi, so với những người không ăn quá nhiều. Hay một nghiên cứu ở người lớn tuổi cho thấy thừa cân ảnh hưởng tiêu cực đến trí nhớ so với những người có cân nặng bình thường. Điều đó nói lên rằng, cần có nhiều nghiên cứu hơn để xác định mức độ và cơ chế suy giảm tinh thần liên quan đến việc ăn quá nhiều hay cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể và gây béo phì. Vì não có thể chứa khoảng 60% chất béo, nên ăn chất béo lành mạnh như bơ, bơ hạt, cá béo và dầu ô liu có thể giúp ngăn ngừa suy giảm tinh thần.
Ăn quá nhiều chất dinh dưỡng thường xuyên có thể gây ra cảm giác khó chịu, buồn nôn và khó tiêu. Trong những trường hợp nghiêm trọng, cảm giác buồn nôn này có thể gây nôn mửa, đây là cách cơ thể giảm áp lực dạ dày cấp tính.
Ăn một lượng lớn thực phẩm có thể làm căng hệ thống tiêu hóa, gây đầy hơi và chướng bụng. Để tránh đầy hơi và chướng bụng bạn hãy ăn chậm, đợi đến sau bữa ăn mới uống nước và giảm khẩu phần ăn trong bữa.
Sau khi ăn quá nhiều chất dinh dưỡng, nhiều người trở nên uể oải hoặc mệt mỏi. Điều này có thể là do một hiện tượng gọi là hạ đường huyết phản ứng, trong đó lượng đường trong máu giảm ngay sau khi ăn một bữa ăn lớn. Lượng đường trong máu thấp thường liên quan đến các triệu chứng như buồn ngủ, uể oải, nhịp tim nhanh và đau đầu. Mặc dù chưa được hiểu đầy đủ nhưng nguyên nhân được cho là liên quan đến việc sản xuất quá nhiều insulin.
Nguyên nhân dẫn đến thừa chất dinh dưỡng là do tiêu thụ quá nhiều thực phẩm so với mức cần thiết. Đồng thời có thể do kết hợp với các yếu tố như:
Trong trường hợp khi bạn đã xác định là cơ thể đang bị dư thừa chất dinh dưỡng, bạn có thể áp dụng một số cách đơn giản sau để cải thiện vấn đề này:
Nguồn: healthline.com
330
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
330
Bài viết hữu ích?