Zalo

Chỉ số Hb trong xét nghiệm máu là gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Xét nghiệm máu huyết sắc tố là một xét nghiệm máu đơn giản, giúp cung cấp thông tin về chỉ số Hb trong hồng cầu. Hemoglobin, còn được gọi là Hgb hoặc Hb, là thành phần thiết yếu của máu, chịu trách nhiệm vận chuyển oxy từ phổi đến các mô và cơ quan. Khi chỉ số Hb trong xét nghiệm máu vượt ra ngoài phạm vi bình thường, nó có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng.

1. Chỉ số Hb trong xét nghiệm máu là gì?

Nếu bạn đã từng được chỉ định thực hiện xét nghiệm công thức máu toàn phần, bạn có thể thắc mắc chỉ số Hb trong xét nghiệm máu là gì. Hemoglobin (Hb hoặc Hgb) là một loại protein trong tế bào hồng cầu mang oxy từ phổi đến phần còn lại của cơ thể. Nếu chỉ số Hb trong máu thay đổi bất thường, đó có thể là dấu hiệu cho thấy tình trạng rối loạn về máu.

Chỉ số Hb trong xét nghiệm máu cung cấp thông tin về nồng độ huyết sắc tố trong máu của người bệnh. Kết quả xét nghiệm thường được tính bằng gam trên deciliter (g/dL) máu. Mức độ huyết sắc tố có liên quan trực tiếp đến mức độ oxy trong máu.

Xét nghiệm máu Hgb có thể là một phần của công thức máu toàn phần trong quá trình khám sức khỏe định kỳ. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định xét nghiệm Hb nếu người bệnh có các triệu chứng liên quan đến nồng độ huyết sắc tố thấp. Khi nồng độ hemoglobin quá thấp sẽ gây ra tình trạng thiếu máu. Những người bị thiếu máu thường cảm thấy yếu đuối, mệt mỏi, đau đầu hoặc khó thở.

Ngoài ra còn có một xét nghiệm huyết sắc tố chuyên biệt để phát hiện xem huyết sắc tố có ở dạng bất thường gọi là huyết sắc tố S hay không. Xét nghiệm này được gọi là xét nghiệm độ hòa tan huyết sắc tố hay xét nghiệm hồng cầu hình liềm. Xét nghiệm này mang tính chất định tính, nghĩa là kết quả là dương tính hoặc âm tính. Kết quả dương tính cho thấy một người mắc bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.

Hb trong xét nghiệm máu là gì
Chỉ số Hb trong xét nghiệm máu là một phần của công thức máu toàn phần

2. Mục đích của xét nghiệm chỉ số Hb trong máu

Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm chỉ số Hb trong máu nhằm mục đích:

  • Kiểm tra sức khỏe tổng quát: Bác sĩ có thể kiểm tra chỉ số Hb như một phần của công thức máu toàn phần trong quá trình khám sức khỏe định kỳ để theo dõi sức khỏe tổng quát và sàng lọc nhiều loại rối loạn, chẳng hạn như thiếu máu.
  • Để chẩn đoán một tình trạng bệnh lý: Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm Hb nếu bạn có các triệu chứng như suy nhược, chóng mặt, tay chân lạnh, mệt mỏi, khó thở,... tiền sử gia đình mắc bệnh thalassemia, thiếu máu hồng cầu hình liềm hoặc rối loạn máu di truyền khác, chế độ ăn ít chất sắt và các khoáng chất khác, nhiễm trùng lâu dài, mất máu quá nhiều do chấn thương hoặc thủ thuật phẫu thuật, … Những dấu hiệu và triệu chứng này có thể chỉ ra tình trạng rối loạn về máu. Đánh giá chỉ số Hb trong xét nghiệm máu có thể giúp chẩn đoán những tình trạng này hoặc các bệnh lý khác.
  • Để theo dõi tình trạng bệnh lý: Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh thiếu máu hoặc bệnh đa hồng cầu, bác sĩ có thể sử dụng xét nghiệm Hb để theo dõi tình trạng và hướng dẫn điều trị.

3. Ý nghĩa của chỉ số Hb trong xét nghiệm máu là gì?

Tuổi và giới tính đều ảnh hưởng đến chỉ số Hb trong xét nghiệm máu. Mức Hb bình thường ở các đối tượng như sau:

Đối tượngMức Hb (g/dL)
Trẻ sơ sinh11–18
Trẻ nhỏ11,5–16,5
Nam giới trưởng thành13–16,5
Nữ giới trưởng thành (không mang thai)11 - 16
Nữ giới trưởng thành (mang thai)11–16
Bảng 1: Mức Hb ở các đối tượng

Mức Hgb dưới 13 g/dL ở nam giới được coi là thấp. Đối với phụ nữ, mức Hgb dưới 12 g/dL được coi là thấp nếu không mang thai. Ngưỡng này có thể thay đổi trong một số điều kiện nhất định. Đối với trẻ em, mức độ này cũng có thể thay đổi theo tuổi, đặc biệt ở trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Có nhiều lý do khiến nồng độ hemoglobin của bạn có thể không ở mức bình thường, cụ thể:

3.1. Chỉ số Hb trong máu thấp

Hb thấp còn được gọi là thiếu máu, có nghĩa là không có đủ hồng cầu trong cơ thể. Khi bị thiếu máu, xét nghiệm máu cũng sẽ cho thấy bạn có số lượng hồng cầu thấp và có thể có hematocrit, thể tích hồng cầu đến các thành phần khác trong máu thấp. Thiếu máu có thể có nhiều nguyên nhân, vì vậy các triệu chứng rất khác nhau. Các triệu chứng thiếu máu thường gặp có thể bao gồm:

  • Kiệt sức
  • Da tái nhợt
  • Hụt hơi
  • Nhịp tim bất thường hoặc nhanh
  • Đau ngực 
  • Tay hoặc chân lạnh, sưng tấy
  • Đau đầu
  • Hoạt động thể chất khó khăn

Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng huyết sắc tố thấp là gì? Chỉ số Hb trong máu thấp có thể do bất kỳ tình trạng nào ảnh hưởng đến khả năng tạo ra tế bào hồng cầu của cơ thể hoặc các tình trạng làm giảm lượng hồng cầu trong máu, bao gồm:

  • Thiếu chất sắt trong chế độ ăn uống khiến tủy xương khó sản xuất Hb hơn.
  • Thiếu folic hoặc vitamin B12, có thể dẫn đến cơ thể sản xuất ít tế bào hồng cầu hơn mức cần thiết.
  • Mất máu nghiêm trọng sau phẫu thuật hoặc chấn thương lớn, chảy máu trong loét dạ dày, ung thư dạ dày hoặc ruột kết hoặc chấn thương bên trong.
  • Thiếu máu hồng cầu hình liềm, một tình trạng di truyền khiến hồng cầu có hình liềm bất thường và có khả năng mang ít Hb hơn.
  • Suy giáp
  • Lách to do các nguyên nhân như bệnh gan, nhiễm trùng hoặc ung thư, …
  • Bất thường ở tủy xương, chẳng hạn như bệnh bạch cầu, ngăn chặn tủy xương sản xuất đủ hồng cầu.
  • Bệnh thận mãn tính, trong đó thận không hoạt động bình thường (dẫn đến thiếu hụt erythropoietin, một loại hormone kích thích sản xuất hồng cầu trong tủy xương)
  • Hiến máu quá thường xuyên
  • Chảy máu nhiều trong kỳ kinh
  • Lạm dụng rượu
  • Các vấn đề sức khỏe mãn tính như bệnh tự miễn hoặc ung thư

3.2. Chỉ số Hb trong máu cao

Chỉ số Hb trong máu cao là dấu hiệu của bệnh đa hồng cầu, có nghĩa là có quá nhiều tế bào hồng cầu. Bệnh đa hồng cầu nguyên phát là một bệnh ung thư máu trong đó tủy xương của bạn sản xuất quá mức các tế bào hồng cầu. Với bệnh đa hồng cầu, xét nghiệm máu cho thấy số lượng hồng cầu cao và hematocrit cao. Các triệu chứng phổ biến của mức Hb cao bao gồm:

  • Ngứa ngáy
  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Dễ bị chảy máu hoặc bầm tím
  • Đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường
  • Sưng, đau khớp 
  • Sụt cân bất thường
  • Vàng mắt vàng da
  • Cảm thấy kiệt sức
  • Da có màu tím hoặc hơi đỏ
Hb trong xét nghiệm máu là gì
Chỉ số Hb trong máu cao là dấu hiệu của bệnh đa hồng cầu 

Vậy nguyên nhân gây ra Hb cao là gì? Chỉ số Hb trong máu cao có thể là do cơ thể cần lưu trữ nhiều Hb hơn trong các tế bào hồng cầu do môi trường sống, lối sống hoặc một tình trạng ảnh hưởng đến chức năng tim phổi. Nguyên nhân có thể gây ra mức Hb cao bao gồm:

  • Sống ở độ cao nơi không có nhiều oxy trong không khí, chẳng hạn như ở vùng núi.
  • Hút các sản phẩm thuốc lá, bao gồm thuốc lá điếu hoặc xì gà.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
  • Bệnh tim hoặc phổi ảnh hưởng đến hô hấp và vận chuyển oxy trong máu.
  • Dùng erythropoietin một cách không cần thiết, chẳng hạn như để tăng cường hiệu suất thể chất ở mức độ cao.
  • Bị mất nước nghiêm trọng.
  • Suy tim.
  • Ung thư gan hoặc thận.

Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm chỉ số Hb trong máu nếu bạn có các triệu chứng về mức Hb bất thường hoặc nếu bạn đang mang thai. Bạn càng sớm nhận thấy các triệu chứng của mức Hb bất thường và chẩn đoán được nguyên nhân thì bạn càng có nhiều khả năng điều trị thành công. Vì vậy, hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào về Hb cao hoặc thấp. Nếu bạn có tiền sử gia đình mắc chứng rối loạn máu hoặc các tình trạng có thể ảnh hưởng đến tủy xương hoặc sản xuất hồng cầu, bạn có thể cần xét nghiệm Hb thường xuyên cùng với xét nghiệm máu toàn phần để theo dõi xem những vấn đề sức khỏe này có thể ảnh hưởng đến tế bào máu như thế nào.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Cúc xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Xét nghiệm máu CA 19-9 là gì?

Xét nghiệm máu CA 19-9 là gì?

Xét nghiệm máu phát hiện được những bệnh gì?

Xét nghiệm máu phát hiện được những bệnh gì?

Chỉ số xét nghiệm máu CA 125 thế nào là bình thường?

Chỉ số xét nghiệm máu CA 125 thế nào là bình thường?

Xét nghiệm máu cho biết thiếu chất gì?

Xét nghiệm máu cho biết thiếu chất gì?

Chỉ số BUN trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số BUN trong xét nghiệm máu là gì?

50

Bài viết hữu ích?