Zalo

Chất béo ảnh hưởng đến mức insulin trong cơ thể như thế nào?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
So với carbohydrate và protein, cả 2 nhóm chất này đều cung cấp cho cơ thể 04 calo cho mỗi gam, trong khi đó chất béo cung cấp 09 calo cho mỗi gam. Điều đó có nghĩa là chất béo có nhiều hơn gấp đôi lượng calo trong cùng một lượng mà carbohydrate hoặc protein cung cấp. Vậy chất béo ảnh hưởng đến mức insulin trong cơ thể như thế nào?

1. Chất béo ảnh hưởng đến mức insulin trong cơ thể như thế nào?

Chất béo và insulin có liên hệ với nhau không? Chất béo trong chế độ ăn uống có liên quan đến sự phát triển của tình trạng kháng insulin ở cả động vật và người. Hầu hết nhưng không phải tất cả, các nghiên cứu cho thấy rằng lượng chất béo cao trong chế độ ăn uống sẽ dẫn đến tình trạng kháng insulin toàn cơ thể cao hơn. Mặc dù trên thực tế, béo phì có thể làm phức tạp thêm mối quan hệ giữa lượng chất béo ăn vào và tình trạng kháng insulin, nhưng các thử nghiệm lâm sàng chứng minh rằng lượng chất béo trong chế độ ăn uống cao có thể làm giảm độ nhạy insulin nhưng sự giảm nhạy cảm này không tỉ lệ với sự thay đổi trọng lượng cơ thể.

Ngoài ra, có vẻ như các loại chất béo khác nhau sẽ có tác dụng khác nhau đối với hoạt động của mức insulin trong cơ thể. Chất béo bão hòa và một số chất béo không bão hòa đơn có liên quan đến việc gây ra tình trạng kháng insulin, trong khi axit béo không bão hòa đa và omega-3 dường như không có tác dụng phụ đối với hoạt động của hàm lượng insulin.

Chất béo trong chế độ ăn uống không gây ảnh hưởng ngay lập tức đến lượng đường trong máu, nhưng tiêu thụ một bữa ăn nhiều chất béo có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và khiến insulin khó hoạt động chính xác hơn. Insulin là một loại hormone được tạo ra trong tuyến tụy giúp chuyển glucose từ thực phẩm bạn ăn vào các tế bào của cơ thể để sử dụng làm năng lượng.

mức insulin trong cơ thể
Các loại chất béo khác nhau sẽ có tác dụng khác nhau đối với hoạt động của mức insulin trong cơ thể

2. Chất béo và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Khi cố gắng giảm cân hoặc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, các chuyên gia cho biết người bệnh nên giải quyết tất cả các nguồn thực phẩm trong chế độ ăn uống, không chỉ chú trọng vào “carbohydrate” hay “đường”. Ăn quá nhiều chất béo cũng làm tăng lượng chất béo và cholesterol trong máu, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, vì họ có nguy cơ mắc bệnh tim và các vấn đề về tuần hoàn cao hơn.

Nhiều nghiên cứu cho thấy béo phì (đặc biệt là béo bụng), lười vận động, chế độ ăn nhiều chất béo và giàu axit béo bão hòa có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Kiểm soát lượng chất béo là một trong nhiều bước chúng ta có thể thực hiện để tạo ra một lối sống lành mạnh hơn.

mức insulin trong cơ thể
Chất béo và insulin có mối quan hệ với nhau

3. Lưu ý khi sử dụng chất béo trong chế độ ăn

Chúng ta vẫn cần chất béo để hấp thụ vitamin, cung cấp năng lượng và gia tăng thêm hương vị cho thức ăn, nhưng hầu hết mọi người đang tiêu thụ quá nhiều loại chất béo sai cách. Các loại chất béo khác nhau bao gồm:

  • Chất béo bão hòa hay chất béo “xấu” là chất rắn ở nhiệt độ phòng, chủ yếu đến từ các sản phẩm động vật và khiến cơ thể tạo ra cholesterol và tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
  • Axit béo chuyển hóa được tạo ra bởi quá trình hydro hóa dầu thực vật, làm cho sản phẩm thực phẩm ổn định hơn trong thời hạn sử dụng. Chất béo chuyển hóa có hại hơn chất béo bão hòa vì chúng làm tăng mức LDL (xấu) và giảm mức HDL (tốt) trong máu.
  • Chất béo không bão hòa hay chất béo “tốt” ở dạng lỏng ở nhiệt độ phòng và chủ yếu được tìm thấy trong dầu thực vật. Chất béo không bão hòa thực sự có thể cải thiện mức cholesterol trong máu. Có hai loại chất béo không bão hòa:
    • Chất béo không bão hòa đơn được tìm thấy trong dầu ô liu, dầu hạt cải, bơ, quả hạch và hạt.
    • Chất béo không bão hòa đa được tìm thấy trong dầu hướng dương, ngô, đậu nành và hạt lanh, quả óc chó, hạt lanh, cá và dầu hạt cải.

Để cắt giảm lượng chất béo, hãy đảm bảo chế độ ăn uống của bạn giàu trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa ít béo và thực phẩm chứa chất béo lành mạnh.

Tóm lại, việc duy trì một chế độ ăn lành mạnh vốn rất quan trọng. Điều này không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn hạn chế được tối đa tình trạng thừa cân, béo phì. Bên cạnh đó trong trường hợp nếu muốn giảm cân hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Uyên xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Ăn nhiều tinh bột gây tiểu đường không?

Ăn nhiều tinh bột gây tiểu đường không?

Dùng thuốc tiểu đường gây tăng cân không? Làm sao để giảm cân?

Dùng thuốc tiểu đường gây tăng cân không? Làm sao để giảm cân?

Béo phì, kháng insulin, tiểu đường và sức khỏe tâm thần

Béo phì, kháng insulin, tiểu đường và sức khỏe tâm thần

Giảm cân ở bệnh nhận tiểu đường có làm giảm tình trạng kháng insulin?

Giảm cân ở bệnh nhận tiểu đường có làm giảm tình trạng kháng insulin?

22

Bài viết hữu ích?