Zalo

Cảnh giác hậu covid bị béo phì

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Trong suốt thời gian đại dịch COVID-19 diễn ra, nhiều người thấy có sự gia tăng trọng lượng cơ thể. Mặc dù bị covid xong béo lên có thể được giải thích là do thói quen cách ly không lành mạnh hoặc thay đổi lối sống, nhưng có thể có một yếu tố tiềm ẩn đang diễn ra. Các nghiên cứu gần đây đang tìm ra mối liên hệ giữa việc nhiễm COVID-19 và béo phì sau covid. Tuy nhiên, hậu covid bị béo phì không phải do cách ly mà là do rối loạn sinh lý do nhiễm virus corona.

1. Vì sao hậu covid bị béo phì?

Theo một nghiên cứu năm 2021 của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, 42% người trưởng thành cho biết họ bị covid xong béo lên. Số kilogam cân nặng tăng trung bình là khoảng 13kg. Hơn nữa, cứ 10 người thì có một người cho biết đã tăng hơn 23kg.

Đối với nhiều người, bị covid xong béo lên có thể được giải thích bằng những thay đổi trong thói quen sinh hoạt. Nếu bạn nghĩ mình thuộc nhóm này, đừng lo lắng, việc tăng cân trong thời gian cách ly, tâm lý căng thẳng (như trong đại dịch COVID-19) là điều rất bình thường. Căng thẳng kéo dài không chỉ khiến việc giảm cân trở nên khó khăn hơn mà còn có thể khiến chúng ta quay trở lại với những thói quen không lành mạnh nhưng vẫn cảm thấy thoải mái.

Dưới đây là một số lý do khiến bạn béo phì hậu covid:

  • Ít tự nấu ăn hơn;
  • Tăng tiêu thụ rượu;
  • Ít vận động, đến phòng tập thể dục;
  • Ăn vặt nhiều hơn;
  • Ít thời gian đi lại hơn;
  • Tăng thời gian ngồi tĩnh tại hơn.
hậu covid bị béo phì
Những thay đổi trong thói quen sinh hoạt do cách ly có thể gây hậu covid bị béo phì

Đối với nhiều người, hậu covid bị béo phì có thể được giải thích bằng các yếu tố trên. Tuy nhiên, như đã đề cập trước đó, đối với những người đã bị nhiễm virus corona, một tình trạng gọi là chứng ăn nhiều có thể là nguyên nhân lý giải tại sao hậu covid béo lên, cụ thể:

  • Chứng ăn nhiều, còn được gọi là hyperphagia là một thuật ngữ y tế dùng để mô tả tình trạng đói quá mức hoặc tăng cảm giác thèm ăn. Có hơn 15 nguyên nhân được biết là dẫn đến tình trạng này, từ bệnh tiểu đường và cường giáp đến lo lắng, trầm cảm và căng thẳng. Điểm chung giữa tất cả các nguyên nhân gây chứng ăn nhiều là tất cả chúng đều liên quan đến sự rối loạn trong việc điều chỉnh các con đường kiểm soát lượng thức ăn ăn vào và cân bằng năng lượng. Hơn nữa, những con đường này phần lớn nằm trong hệ thống thần kinh trung ương.
  • Như chúng ta đã biết, nhiễm trùng COVID-19 có thể gây ra các triệu chứng liên quan đến hệ thần kinh trung ương, như nhức đầu, chóng mặt, sương mù não và lú lẫn. Do đó, có khả năng nhiễm trùng COVID-19 trong hệ thống thần kinh trung ương có thể ảnh hưởng đến các mô và con đường thần kinh có thể dẫn đến chứng ăn nhiều và béo phì hậu covid.
  • Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng - sau khi hồi phục sau khi bị nhiễm COVID-19, một số người cảm thấy thèm ăn vô độ và cực độ. Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng COVID-19 có thể gây thoái hóa tế bào thần kinh và các tế bào khác trong não. Sự thoái hóa này có thể dẫn đến tổn thương các con đường kiểm soát các hormone liên quan đến cảm giác thèm ăn và cảm giác no, dẫn đến chứng ăn nhiều và gây ra tình trạng béo phì sau covid. Hơn nữa, nếu thiệt hại nghiêm trọng, nó có thể dẫn đến thất bại hoàn toàn trong việc kiểm soát sự thèm ăn.
  • Một nghiên cứu liên kết chứng ăn nhiều và COVID-19 đã theo dõi một phụ nữ 41 tuổi bị nhiễm COVID-19 nặng. Người phụ nữ trong nghiên cứu không có tiền sử rối loạn ăn uống. Tuy nhiên, sau khi khỏi bệnh COVID-19, cô nhận thấy cảm giác thèm ăn của mình đã thay đổi đáng kể. Cô thấy mình đói quá mức và thường không kiểm soát được lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Kết quả là, người phụ nữ đã tăng 16kg và có lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường. Sự thèm ăn của người phụ nữ tăng lên nhiều đến mức thói quen ăn uống của cô ấy từ 3 bữa một ngày thành 1-2 bữa cách nhau 2 tiếng, bao gồm cả ăn vặt thường xuyên. Người phụ nữ thấy mình không thể đi làm hoặc đi bộ đến cửa hàng mà không mang theo đồ ăn nhẹ. Hơn nữa, sự thèm ăn của người phụ nữ là vô độ. Bây giờ cô ấy đang ăn cùng một lượng thức ăn mà ba thành viên trong gia đình cô ấy thường ăn. Khi không ăn, cô ấy sẽ bị run, đau đầu, bồn chồn, khó thở, cáu kỉnh và các vấn đề về trí nhớ. Tuy nhiên, sau bữa ăn, tất cả các triệu chứng này sẽ tự nhiên biến mất. Rõ ràng, các triệu chứng và sự thay đổi khẩu vị khác xa với những thay đổi trong thói quen sinh hoạt do đại dịch gây ra. Sự thay đổi sinh lý do COVID-19 là gốc rễ dẫn đến thay đổi khẩu vị ăn uống và béo phì sau covid.

2. Làm thế nào để làm giảm các triệu chứng ăn nhiều và tránh béo phì sau covid?

Việc chữa chứng ăn nhiều và béo phì hậu covid là 1 quá trình rất phức tạp. Giải pháp chủ yếu liên quan đến việc giảm viêm khắp cơ thể. Điều này được thực hiện bằng cách tập trung vào các vấn đề sau:

  • Giảm histamine: Sử dụng tía tô và curcumin.
  • Tăng cường sức khỏe đường ruột: Sử dụng men vi sinh.
  • Cải thiện sức khỏe ty thể: Bổ sung acetyl-l-carnitine, axit amin và COQ10.

Trong thời gian chờ đợi, đây là 1 số biện pháp giúp nâng cao sức khoẻ và hệ miễn dịch để giảm nguy cơ hậu covid bị béo phì:

  • Uống đủ nước: Nước là 1 công cụ tuyệt vời để giúp chống lại việc ăn quá nhiều. Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy mất nước có mối tương quan chặt chẽ với việc tăng chỉ số khối cơ thể hoặc béo phì.
hậu covid bị béo phì
Uống đủ nước giúp chống lại việc ăn quá nhiều và bị béo phì hậu covid
  • Nếu bạn đói suốt cả ngày, hãy thử ăn nhiều bữa nhỏ ít calo và nhiều chất xơ. Điều này sẽ làm chậm quá trình hấp thụ glucose và khiến bạn không cảm thấy quá đói.
  • Đừng thử chế độ ăn kiêng ít calo để buộc bản thân ngừng ăn. Khi bạn hạn chế một số loại thực phẩm khỏi chế độ ăn uống của mình, bạn sẽ nảy sinh ham muốn không thể kiểm soát đối với những loại thực phẩm cụ thể đó. Hiện tượng này đơn giản là do sinh học của con người. Mặc dù bạn có thể giảm cân nhanh chóng bằng chế độ ăn kiêng ít calo, nhưng nó không bền vững.
  • Hãy chắc chắn rằng bạn đang ăn đủ năng lượng sau khi tập luyện. Ăn quá ít hoặc không đúng cách sau khi tập luyện có thể ảnh hưởng đến mức độ đói của bạn trong thời gian còn lại trong ngày. Sau khi tập luyện, cơ thể bạn cần được nạp lại carbohydrate và protein từ 30 đến 60 phút sau khi tập luyện để đảm bảo phục hồi tối ưu.
  • Ngủ đủ giấc: Chỉ cần một đêm mất ngủ hoặc ngủ không đủ giấc sẽ ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn của bạn trong những ngày tiếp theo. Ngủ không đủ giấc có thể dẫn đến sự gia tăng hormone ghrelin gây đói, đồng thời làm giảm mức độ hormone leptin khiến bạn cảm thấy no..
  • Ăn chậm hơn: Khi bạn chỉ ăn 1 mình, não sẽ có nhiều thời gian hơn để nhận ra dạ dày đã đầy và giao tiếp để ngừng ăn. Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy, những người ăn chậm một bát súp cà chua 400 ml cho biết họ cảm thấy no hơn sau bữa ăn so với những người ăn nhanh.

Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng và vận động khoa học, hợp lý sẽ giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe toàn diện, làm giảm được các triệu chứng thèm ăn và béo phì hậu covid. Ngày nay, bạn có thể sử dụng liệu pháp tăng cường sức đề kháng để giúp nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể 1 cách nhanh chóng. Liệu pháp này có sự kết hợp của chất lỏng IV, vitamin và chất chống oxy hóa để giúp làm sạch cơ thể và tăng cường hệ thống miễn dịch để chống lại bệnh tật.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Cúc xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Xông hơi có hỗ trợ giảm cân không?

Xông hơi có hỗ trợ giảm cân không?

Béo phì có chữa được không? Chữa béo phì như thế nào?

Béo phì có chữa được không? Chữa béo phì như thế nào?

Ngồi nhiều có béo không?

Ngồi nhiều có béo không?

Quản lý sức khỏe của người mắc bệnh béo phì trong thời kỳ COVID

Quản lý sức khỏe của người mắc bệnh béo phì trong thời kỳ COVID

Biến thể Delta ảnh hưởng đến công việc thế nào?

Biến thể Delta ảnh hưởng đến công việc thế nào?

20

Bài viết hữu ích?