Mệt mỏi là một tình trạng khá phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi ngành nghề khác nhau. Trường hợp tình trạng mệt mỏi kéo dài trên 6 tháng và không giảm dù nghỉ ngơi thì có thể bạn đang mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính. Lúc này bạn cần tìm tới cách chữa bệnh mệt mỏi trong người để đảm bảo sức khỏe.
1. Mệt mỏi mãn tính là gì?
Mệt mỏi là vấn đề sức khỏe rất dễ xảy ra khi bạn làm việc quá sức, chơi thể thao nhiều hoặc thậm chí là có thói quen nghỉ ngơi, sinh hoạt không điều độ. Tình trạng mệt mỏi này sẽ sớm được chấm dứt khi cơ thể bạn được ăn uống, ngủ nghỉ một cách có khoa học.
Tuy nhiên trong trường hợp bạn đã dành thời gian để nghỉ ngơi nhưng tình trạng mệt mỏi vẫn diễn ra và thường xuyên kéo dài thì khả năng cao bạn đã mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính. Khi mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính, cơ thể thường xuyên mệt mỏi, uể oải, không có sức lực để làm việc trong thời gian dài ít nhất từ 6 tháng trở lên và kèm theo một số các triệu chứng chính như sau:
Đau mỏi tại các cơ khớp không có nguyên nhân
Dễ bị hụt hơi, khó thở.
Thường xuyên nhức đầu ngay cả khi bạn đã nghỉ ngơi.
Rối loạn giấc ngủ, ngủ không ngon giấc
Mất trí nhớ hoặc không thể tập trung trong lúc học tập, làm việc
Tăng cân hoặc giảm cân không kiểm soát
Dễ chóng mặt khi thay đổi tư thế, mất thăng bằng, ngất xỉu
Mệt mỏi kiệt sức nhiều hơn sau khi tập thể dục thể thao và không cải thiện sau khi đã nghỉ ngơi.
Hội chứng mệt mỏi mãn tính có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và phổ biến nhất là độ tuổi từ 25 tuổi - 45 tuổi. Nữ giới có tỷ lệ mắc hội chứng này cao hơn nam giới với tỷ lệ 4:1. Có nghĩa là cứ 4 người nữ mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính mới có 1 người nam mắc bệnh.
2. Cách điều trị bệnh mệt mỏi mãn tính?
Khi tình trạng mệt mỏi kéo dài, sẽ làm cho cơ thể bạn suy nhược, khiến bạn mất năng lượng và sự tập trung trong công việc cũng như các hoạt động sống hàng ngày. Vậy cách chữa bệnh mệt mỏi trong người là gì?
Hiện nay, không có cách điều trị bệnh mệt mỏi mãn tính cụ thể. Các phương pháp điều trị chủ yếu giúp làm giảm các triệu chứng cho bệnh nhân như:
Thực hiện các hoạt động hàng ngày. Bác sĩ sẽ khuyên nên chậm lại và để tránh quá nhiều căng thẳng về thể chất và tâm lý. Khi bạn mệt mỏi kéo dài, bạn có thể khó thực hiện được ngay cả những thói quen đơn giản. Vì thế mục tiêu nên là duy trì một mức độ vừa phải các hoạt động hàng ngày và tăng dần các hoạt động theo thời gian.
Tập luyện thể lực từ từ. Các bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh để bắt đầu một chương trình tập thể dục có mức độ khó tăng dần. Nghiên cứu đã chứng minh rằng các triệu chứng của hội chứng mệt mỏi mãn tính có thể cải thiện nếu tập luyện thể lực tăng dần.
Nhận thức hành vi liệu pháp. Trong liệu pháp hành vi nhận thức, tăng cường các suy nghĩ tích cực, giảm các suy nghĩ tiêu cực cũng là một cách để cơ thể hạn chế bị mệt mỏi.
Điều trị trầm cảm. Nếu bạn đang chán nản, các loại thuốc chống trầm cảmcó thể giúp cải thiện triệu chứng. Ngoài ra, nhóm thuốc chống này cũng giúp cải thiện giấc ngủ và giảm đau.
Điều trị đau. Những người mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính kéo dài hay đau mỏi cơ khớp. Vì vậy bác sĩ có thể kê thêm các thuốc giảm đau như acetaminophen và các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như aspirin và ibuprofen có thể giúp giảm đau
Điều trị các vấn đề về giấc ngủ. Thay đổi thói quen ngủ có thể đủ để giúp bắt đầu phục hồi giấc ngủ ban đêm. Tránh xa các chất như caffeine và rượu, hãy thư giãn đầu óc trước khi ngủ bằng những bài nhạc nhẹ nhàng. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc ngủ nếu bạn không cải thiện tình trạng ngủ của mình.
Tuỳ những triệu chứng hiện có của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị bệnh mệt mỏi mãn tính phù hợp có thể dùng thuốc hoặc không dùng thuốc. Ngoài những phương pháp tâm lý và dùng thuốc ở trên, vẫn còn một số cách chữa bệnh mệt mỏi trong người khác như:
Thay đổi chế độ ăn lành mạnh cũng là một cách chữa mệt mỏi trong người. Một chế độ ăn giàu chất béo không bão hòa, tránh chất béo bão hòa và carbohydrate tinh chế. Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Ví dụ, ba bữa chính và ba bữa ăn nhẹ có thể giúp duy trì mức năng lượng. Các bữa ăn nhỏ hơn cũng có thể giúp kiểm soát tình trạng buồn nôn, đôi khi xảy ra với hội chứng mệt mỏi mãn tính. Để giúp kiểm soát mức năng lượng, bạn cũng nên tránh đường, chất làm ngọt, rượu bia và cafein.
Tăng cường trí nhớ của bản thân bằng câu đố, trò chơi chữ và trò chơi bài có thể giúp đầu óc bạn luôn hoạt động và cải thiện trí nhớ hiệu quả.
Tâm sự với bạn bè và người thân cũng là một cách chữa mệt mỏi trong người. Bạn có thể cảm thấy tốt hơn khi nói chuyện với những người khác về tình trạng của bạn. Nó sẽ giúp bạn giải tỏa mệt mỏi, căng thẳng và khi nhận được sự giúp đỡ của người khác, bạn sẽ nhanh hồi phục hơn.
3. Các điểm cần lưu ý khi điều trị hội chứng mệt mỏi mãn tính
Để quá trình điều trị tình trạng mệt mỏi mãn tính đạt được kết quả tốt thì bạn nên chủ động lưu ý những điều sau:
Giảm căng thẳng. Tăng cường những suy nghĩ và hành động tích cực. Tránh xa suy nghĩ tiêu cực. Duy trì thói quen và sở thích của bản thân, kết hợp thêm nghe nhạc thư giãn để đầu óc thoải mái, tránh căng thẳng.
Ngủ đủ giấc cũng là cách chữa mệt mỏi trong người. Bạn nên duy trì ngủ đủ 8 tiếng/ngày sẽ giúp cơ thể đỡ mệt mỏi.
Tập thể dục thường xuyên. Việc tập thể lực từ từ, tăng dần là cách chữa bệnh mệt mỏi trong người khá hiệu quả. Hãy chọn những bài tập phù hợp với tình trạng của bạn. Những bài tập sẽ giúp vận động các khớp, làm giảm tình trạng đau cơ khớp. Đồng thời, nâng cao tình trạng sức khoẻ và năng lượng của bản thân.
Duy trì một chế độ lành mạnh. Hãy cố gắng ăn một chế độ ăn uống cân bằng, tăng cường chất béo không bão hoà, hạn chế chất béo bão hoà và carbohydrate. Uống nhiều nước, hạn chế lượng cafein, không thuốc lá.
Đặc biệt, bạn phải cân bằng giữa hoạt động và nghỉ ngơi. Sau khi đã hồi phục tốt, bạn không nên làm việc nhiều hay hoạt động nhiều ngay lập tức, mà phải cân đối giữa hoạt động và nghỉ ngơi thư giãn để tránh tái phát hội chứng mệt mỏi mãn tính.
Như vậy, hội chứng mệt mỏi mãn tính là một bệnh lý gặp nhiều ở nữ giới và tỷ lệ mắc ở các nước phát triển cao hơn do áp lực công việc lớn. Hiện nay các cách chữa bệnh mệt mỏi trong người chủ yếu điều trị triệu chứng bệnh và nâng cao tâm lý, đời sống của người bệnh.
Nguồn: webmd.com - betterhealth.vic.gov.au
Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số
094 164 8888