Zalo

Các yếu tố nguy cơ gây mỡ máu cao có thể khiến bạn gặp nguy hiểm

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Bệnh mỡ máu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khó kiểm soát. Nhận biết sớm các yếu tố nguy cơ mỡ máu cao giúp bạn xây dựng lối sống, chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hạn chế những biến chứng và mang đến một cuộc sống khỏe mạnh hơn.

1. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh mỡ máu cao

Mỡ máu cao là tình trạng các chỉ số cholesterol xấu và triglycerid tăng cao. Từ đó dẫn đến tắc nghẽn mạch máu và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của tim. 

Tình trạng mắc bệnh có thể do nhiều yếu tố khác nhau dẫn đến mỡ trong máu tăng lên hoặc tích tụ lâu dài. Tăng mỡ máu có thể được chia thành hai loại tăng mỡ máu nguyên phát và tăng mỡ máu thứ phát. Các hai loại này đều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Người bệnh có thể rơi vào trạng thái nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ não, tăng huyết áp

Các yếu tố nguy cơ mỡ máu cao bao gồm: 

  • Tiền sử gia đình là một trong các nguyên nhân gây mỡ máu cao. Khi trong gia đình có người mắc bệnh mạch vành sớm hoặc bị đột quỵ thì những người còn lại có thể cũng sẽ gặp tình trạng này. Chẳng hạn khi bố hoặc anh trai dưới 55 tuổi và mẹ hoặc chị gái dưới 65 tuổi mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, mạch vành … thì có thể thăng nguy cơ mỡ máu cao cùng với các biến chứng nguy hiểm.
  • Tiền sử gia đình có tình trạng liên quan đến cholesterol là nguyên nhân gây ra mỡ máu cao. Tăng mỡ máu gia đình còn được nhận định là một thuật ngữ y khoa chỉ tình trạng mỡ máu cao xảy ra trong gia đình với các nguyên nhân gây mỡ máu cao như sự biến đổi gen hoặc đột biến gen và được di truyền từ cha mẹ sang cho con cái. Những người mắc tăng mỡ máu gia đình thường gặp vấn đề này khi sinh ra. Và dần dần sẽ dẫn đến xơ vữa động mạch cùng với sự tiến triển sớm của các bệnh mạch vành. 
  •  Lối sống không lành mạnh. 
    • Chế độ ăn quá nhiều chất béo bão hoà như thịt đỏ, kem, bơ hoặc các sản phẩm từ sữa,... 
    • Tiêu thụ nhiều loại thực phẩm có chất béo chuyển hóa cao như bắp rang bơ, bánh quy, khoai tây chiên, nước ngọt có gas, đồ uống có đường… 
    • Sử dụng các đồ uống như rượu bia hoặc đồ uống có chứa chất kích thích
    • Sử dụng thuốc lá nhiều và các loại chất kích thích khác
    • Quản lý cân nặng không tốt, dẫn tới tăng cân, tích mỡ nhiều trong cơ thể. 
  • Mắc một số bệnh có nguy cơ liên quan đến tăng mỡ máu  như bệnh thận, bệnh suy giáp, bệnh gan, đa u tủy, hội chứng buồng trứng đa nang, hoặc xơ gan mật tiên phát, các bệnh thận mãn tính…
Mỡ máu cao là tình trạng các chỉ số cholesterol xấu và triglycerid tăng cao
Mỡ máu cao là tình trạng các chỉ số cholesterol xấu và triglycerid tăng cao

2.  Dự phòng sớm các yếu tố nguy cơ mỡ máu cao

Mỡ máu tăng cao gây nguy hại cho sức khỏe người bệnh, thậm chí có thể gây ra tình trạng tử vong. Vì vậy, cần dự phòng sớm các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân gây mỡ máu để hạn chế biến chứng của bệnh lý này. Một trong những biện pháp sự phòng sớm cho nguy cơ mỡ máu cao liên quan đến chế độ dinh dưỡng hợp lý và lối sống lành mạnh. 

Một chế độ ăn ít chất béo bão hoà và chất béo chuyển hóa, đồng thời bổ sung nhiều chất xơ và chất béo không bão hoà sẽ giúp dự phòng sớm tình trạng tăng mỡ máu. Vì vậy, người bệnh cần lựa chọn các loại thực phẩm đáp ứng được tiêu chí này và cũng biết những thực phẩm không có lợi để tránh sử dụng. 

Thực phẩm nên sử dụng trong chế độ ăn dự phòng mỡ máu cao, bao gồm:

  • Cá và hải sản bao gồm các loại như cá hồi, cá thu, cá trích… có hàm lượng omega 3 cao. Vì thế, bạn nên ăn thực phẩm này từ 3 đến 5 lần mỗi tuần. Acid béo omega 3 giúp giảm triglyceride, giảm LDL và phòng các bệnh liên quan đến tim mạch. Tuy nhiên, với những người không có sở thích ăn hải sản và cá thì có thể sử dụng dầu cá từ 2 đến 3 gam mỗi ngày. Khi bổ sung khoảng từ 9 đến 13 gam dầu cá từ thiên nhiên mỗi ngày sẽ giúp giảm khoảng 20 đến 25% triglyceride ở người có nồng độ triglycerid bình thường và giảm 26 đến 33% ở người đang tăng triglyceride. 
  • Các loại dầu thực vật như dầu ngô, dầu bông cải, dầu mè, dầu đậu nành… có hàm lượng omega 6 khá phong phú, giúp giảm viêm, chống nhiễm khuẩn, làm giảm cholesterol và triglyceride…. Ngoài ra, các loại dầu này còn có tác dụng kìm hãm sự lão hóa, ngăn ngừa chứng suy giảm trí nhớ, giảm triglyceride máu, giảm bệnh mạch vành và nhồi máu cơ tim. 
  • Protein có nguồn gốc thực vật như đậu đỗ, đậu tương hoặc các sản phẩm từ đậu… có hàm lượng chất béo thấp, ít cholesterol nên rất tốt cho những người có liên quan đến bệnh tim mạch. Ngoài ra, trong đậu tương có hàm lượng isoflavone giúp giảm cholesterol toàn phần, LDL, và triglyceride. Tiêu thụ khoảng 25 gam đậu tương mỗi ngày sẽ giúp giảm nguy cơ các bệnh tim mạch
  • Ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, các loại khoai củ, bánh mì nguyên cám… có chỉ số đường huyết thấp, nên có thể làm giảm lượng cholesterol toàn phần và LDL ở những bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có liên quan đến bệnh lý tim mạch. 
  • Tăng cường sử dụng rau xanh và trái cây để cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ quan trọng cho cơ thể. Lượng cellulose trong thực phẩm này có tác dụng đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể, tăng nhạy cảm của insulin, từ đó giảm cholesterol và triglyceride. Các chất chống oxy hóa tự nhiên trong rau xanh và quả chín còn giúp cơ thể chống lại tác nhân oxy hóa có hại. 

Thực phẩm không nên sử dụng: 

  • Thịt đỏ bao gồm thịt cừu, thịt heo, thịt bò… thịt mỡ, dầu dừa, bơ, hoặc các sản phẩm thực phẩm chiên rán… Những đồ ăn này có hàm lượng mỡ, đường khá nhiều, và hoàn toàn không tốt cho sức khoẻ của một người bình thường. Nếu sử dụng nhiều thực phẩm này trong thời gian dài có nguy cơ mỡ máu cao. 
  • Không sử dụng thức ăn nhanh như gà rán, khoai tây chiên… hoặc snack, bánh, kẹo…Những thực phẩm này chứa nhiều chất béo trans. 
  • Các loại phủ tạng động vật như tim, gan óc, dạ dày, lòng .. có hàm lượng cholesterol khá cao. Nếu sử dụng nhiều có thể làm tăng nguy cơ mỡ máu cao. Lượng cholesterol trong chế độ ăn của một người nên dưới 200mg mỗi ngày. Mặc dù vậy, hàm lượng cholesterol trong lòng đỏ trứng khá cao, nhưng bạn vẫn có thể sử dụng trứng, bởi vì thành phần của nó có chứa nhiều lecithin, giúp điều hoà và chuyển hoá cholesterol trong cơ thể. 
Chế độ ăn uống lành mạnh để dự phòng sớm các yếu tố nguy cơ mỡ máu cao
Chế độ ăn uống lành mạnh để dự phòng sớm các yếu tố nguy cơ mỡ máu cao

3. Các lưu ý cần biết để có sức khỏe tốt, phòng tránh bệnh mỡ máu cao

Ngoài việc thực hiện chế độ ăn khoa học, để phòng ngừa mỡ máu cao thì người bệnh cần lưu ý thực hiện các nội dung sau để có sức khỏe tốt, và phòng tránh được bệnh: 

  • Thường xuyên luyện tập thể dục. Với người trưởng thành nên dành thời gian luyện tập thể dục ở mức cường độ trung bình thời lượng khoảng 30 phút mỗi ngày. Duy trì luyện tập thể dục 5 ngày một tuần, bạn có thể áp dụng các môn thể thao như đạp xe, bơi lội, đi bộ ,... 
  • Từ bỏ hút thuốc lá. Khuyến cáo của Hội tim mạch Mỹ cho biết, bỏ hút thuốc là là một trong những cách phòng ngừa mỡ máu cao và các bệnh liên quan đến tim mạch. Cụ thể sau 15 năm không hút thuốc lá, nguy cơ mắc bệnh tim mạch của một người đã từng hút thuốc lá sẽ tương đương với những người chưa từng hút thuốc lá. Việc hút thuốc lá không chỉ làm tăng nguy cơ mỡ máu cao và các bệnh liên quan đến tim mạch, mà còn làm tổn thương mạch máu, giảm HDL. 
  • Hạn chế sử dụng rượu bia hoặc đồ uống có chất kích thích. Uống quá nhiều rượu bia với lượng nhiều hơn 2 ly mỗi ngày cho nam giới và 1 ly cho nữ giới có thể xem là làm tăng nguy cơ tăng cholesterol và các chất béo trung tính trong cơ thể. Kết quả nghiên cứu năm 2020 cho thấy, tác động của rượu với tình trạng mỡ máu cao và bệnh tim mạch. Hơn nữa, nó còn có tác động khác nhau đến sức khoẻ tổng thể với liều lượng và cách thức sử dụng các loại đồ uống này. 
  • Duy trì cân nặng lý tưởng và vóc dáng cân đối. Một người có chỉ số khối cơ thể cao hơn mức bình thường có thể nhận định là thừa cân béo phì. Khi đó sẽ làm chậm quá trình loại bỏ LDL ra khỏi máu, và làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Phát hiện sớm và có biện pháp dự phòng các yếu tố nguy cơ mắc bệnh giúp bạn không phải đối mặt với những biến chứng, thay đổi ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ. Người bệnh có thể duy trì thói quen lành mạnh, chế độ ăn hợp lý và luyện tập thường xuyên để có một sức khỏe tốt.

Bên cạnh đó, có thể tham khảo lựa chọn các liệu pháp tăng cường sức khỏe, cũng như bảo vệ sức khỏe từ sớm, bổ sung các vi hoạt chất giúp thúc đẩy hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn, nhanh hơn, từ đó phòng bệnh hiệu quả, mang đến một cuộc sống trường thọ.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư buồng trứng

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư buồng trứng

Các yếu tố nguy cơ - nguyên nhân gây bệnh Parkinson

Các yếu tố nguy cơ - nguyên nhân gây bệnh Parkinson

27 lời khuyên về sức khỏe và dinh dưỡng để khỏe tự nhiên

27 lời khuyên về sức khỏe và dinh dưỡng để khỏe tự nhiên

Các yếu tố nguy cơ gây thoái hóa điểm vàng ở mắt

Các yếu tố nguy cơ gây thoái hóa điểm vàng ở mắt

Chỉ số cholesterol 6.4 mmol/l có nghĩa là gì?

Chỉ số cholesterol 6.4 mmol/l có nghĩa là gì?

16

Bài viết hữu ích?