Chất béo thường được coi là nguy hiểm hoặc không tốt cho sức khỏe, nhưng điều đó không hoàn toàn chính xác. Cơ thể bạn cần một ít chất béo để hoạt động. Việc bổ sung chất béo lành mạnh trong chế độ ăn uống của bạn là rất quan trọng để giữ cho làn da, các cơ quan và hệ thống nội tiết hoạt động bình thường. Nhưng không phải tất cả chất béo đều giống như nhau.
Có bốn loại chất béo:
Mặc dù một lượng nhỏ chất béo thường không phải là vấn đề nhưng ăn một lượng lớn chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa thường được coi là có hại cho sức khỏe của bạn. Nếu bạn đang muốn ăn uống lành mạnh, tránh chất béo bão hòa là một bước quan trọng cần thực hiện. Vậy chất béo bão hòa có trong thực phẩm nào? Dưới đây là 6 loại thực phẩm chứa chất béo bão hòa cần tránh:
Thịt mỡ là một trong những nguồn chất béo bão hòa tồi tệ nhất. Một khẩu phần 4 ounce (khoảng 113.3g) thịt bò xay gồm 90% nạc sẽ chứa 5 gam chất béo bão hòa, chiếm 23% lượng khuyến nghị hàng ngày của bạn.
Mặc dù thịt gia cầm nhìn chung có ít chất béo bão hòa nhưng điều đó không đúng với da. Một ounce da gà chứa 2,26 gam chất béo bão hòa. Nếu bạn đang muốn giảm lượng chất béo bão hòa hấp thụ, hãy bỏ qua da.
Kem được làm từ chất béo và chất lỏng nổi lên trên cùng của sữa khi để yên. Chất lỏng giàu chất béo này chứa gần ¼ là chất béo bão hòa, với khẩu phần 100 gam chứa hơn 23 gam chất béo bão hòa.
Bơ được làm từ chất béo có trong kem béo, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi đây là một trong những thức ăn chứa chất béo bão hòa. Một muỗng canh bơ (khoảng 14 gam) chứa hơn 7 gam chất béo bão hòa.
Giống như những miếng thịt bò có nhiều chất béo, thịt xông khói là nguồn thức ăn chứa chất béo bão hòa chính. Cứ 100 gam thịt xông khói bạn ăn, bạn đang ăn khoảng 12,6 gam chất béo bão hòa.
Khoai tây chiên có giá trị dinh dưỡng là 10 gam chất béo (2g chất béo bão hòa) cho mỗi ounce (khoảng 28g).
Ba thanh xúc xích thịt lợn có khoảng 24 gam chất béo (8 gam chất béo bão hòa).
Hướng dẫn y tế của Vương quốc Anh khuyến nghị rằng:
Người ta cũng khuyến nghị mọi người nên giảm lượng chất béo tổng thể và thay thế chất béo bão hòa bằng một số chất béo không bão hòa, bao gồm cả chất béo omega-3.
Để giúp cắt giảm tổng lượng chất béo trong chế độ ăn uống của mình, chúng ta cần:
Dưới đây là một số lời khuyên thiết thực giúp bạn cắt giảm cụ thể chất béo bão hòa:
Nhãn dinh dưỡng ở mặt trước hoặc mặt sau bao bì có thể giúp bạn cắt giảm chất béo bão hòa. Hãy chú ý đến "chất béo bão hòa" trên nhãn.
Hãy cố gắng chọn những sản phẩm có màu xanh lá cây hoặc màu hổ phách chứa chất béo bão hòa. Có thể có sự khác biệt lớn về hàm lượng chất béo bão hòa giữa các sản phẩm tương tự nhau.
Chọn thực phẩm có ít chất béo bão hòa. Kích thước phục vụ cũng có thể khác nhau, vì vậy hãy đảm bảo bạn đang so sánh đúng cách. Cách dễ nhất để làm điều này là xem hàm lượng dinh dưỡng trên 100g.
Lưu ý, chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể bạn. Vì lý do này, bạn nên giữ lượng chất béo bão hòa ở mức dưới 10% lượng calo hàng ngày và thay thế chất béo bão hòa bằng chất béo không bão hòa càng nhiều càng tốt.
Mặt khác, nguy cơ tích mỡ xấu sẽ càng tăng khi tuổi càng lớn và khả năng chuyển hoá càng kém. Kèm với các nguy cơ về sức khỏe và bệnh nền đi kèm thì việc giảm mỡ giảm cân ở người lớn tốt nhất nên có sự tham vấn với các bác sĩ để đảm bảo có được hiệu quả bền vững và tránh nguy cơ tái béo.
Đặc biệt, nếu bạn đang thực hiện các chế độ ăn kiêng lành mạnh để giúp giảm cân thì có thể cân nhắc sử dụng liệu pháp tiêu hao năng lượng để đạt được hiệu quả nhanh và bền vững hơn. Đây là phương pháp giảm cân đa trị liệu, được thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch các vi hoạt chất có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa. Cùng với chế độ ăn uống khoa học và tập luyện hợp lý, liệu pháp tiêu hao năng lượng sẽ giúp bạn đào thải mỡ tới cấp độ tế bào và giảm cân hiệu quả mà không gây mệt mỏi hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe.
Tài liệu tham khảo: Nhs.uk, Webmd.com
62
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
Tối ưu hóa chất béo: Khoảng cách giữa quá ít và quá nhiều
Dầu dừa có chứa chất béo bão hòa không? Muốn giảm béo có nên ăn dầu dừa không?
Các loại thực phẩm chứa ít chất béo bão hòa nên ăn thường xuyên
Chất béo chuyển hóa “ẩn nấp” ở đâu để khiến bạn tăng cân tích mỡ?
Chất béo bão hòa và không bão hòa: Cái nào tốt cho sức khỏe hơn?
62
Bài viết hữu ích?