Zalo

Các nguyên nhân suy giảm trí nhớ ở người trẻ

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Suy giảm trí nhớ được biết đến là căn bệnh phổ biến ở người lớn tuổi, tuy nhiên thời gian gần đây nó có xu hướng trẻ hóa do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy nguyên nhân suy giảm trí nhớ ở người trẻ là gì và có thể ngăn chặn bằng cách nào?

1. Các nguyên nhân suy giảm trí nhớ ở người trẻ

Suy giảm trí nhớ có thể do não bộ bị suy giảm chức năng hoặc do quá trình vận chuyển thông tin về vỏ não bị đình trệ. Và dù do bất kỳ nguyên nhân nào thì suy giảm trí nhớ đều diễn tả tình trạng não bộ và trí nhớ sa sút theo thời gian. Thống kê gần đây cho thấy tỷ lệ suy giảm trí nhớ mất tập trung ở người trẻ có xu hướng gia tăng, cụ thể có đến 85% người dưới 50 tuổi ít nhất gặp phải một vấn đề về trí nhớ kém, trong đó tỷ lệ người dưới 30 tuổi chiếm đến 20-40% và phần còn lại tập trung giai đoạn trung niên. 

Những số liệu này cảnh báo thực trạng suy giảm trí nhớ ở thanh niên và người trẻ tăng cao và từ đó làm tăng nguy cơ tiến triển đến các bệnh lý nghiêm trọng hơn, có thể kể đến là chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer. 

Theo bác sĩ tình trạng này liên quan đến các yếu tố sau:

  • Sự hình thành của các gốc tự do: Một trong những nguyên nhân suy giảm trí nhớ ở người trẻ phổ biến là tác động tiêu cực của các gốc tự do được sinh ra trong quá trình chuyển hóa hàng ngày của cơ thể. Tác nhân này thường chủ yếu ảnh hưởng đến các mô chứa nhiều lipid, trong đó đặc biệt nhất là não bộ (nơi chiếm đến 60% lipid của cơ thể). Trong khi đó các hoạt động chuyển hóa ở người trẻ tuổi thường diễn ra mạnh mẽ hơn, đồng nghĩa sẽ sinh ra nhiều các gốc tự do hơn và hệ quả là tăng nguy cơ gây hư hỏng các tế bào thần kinh, đặc biệt khi cơ thể phải tiêu thụ quá nhiều thực phẩm không tốt (như thức ăn nhanh, thức ăn chứa nhiều năng lượng, các chất kích thích) hoặc luôn ở trong trạng thái stress, mất ngủ… Hậu quả cuối cùng là não bộ có nguy cơ tổn thương và đưa đến chứng suy giảm trí nhớ mất tập trung ở người trẻ;
  • Trầm cảm, stress: Nguyên nhân suy giảm trí nhớ ở người trẻ được đề cập tiếp theo chính là căn bệnh trầm cảm hoặc tâm lý stress kéo dài. Nguyên nhân sâu xa sẽ liên quan đến cuộc sống nhiều áp lực của người trẻ, bao gồm từ công việc, học hành hoặc ô nhiễm môi trường. Tình trạng căng thẳng thần kinh sẽ khiến các bạn trẻ khó tập trung hơn và đồng thời tác động trực tiếp lên trung tâm nhận thức của não bộ, từ đó làm giảm tốc độ phản ứng, khó tập trung suy nghĩ, dễ phân tán tư tưởng và giải quyết vấn đề chậm chạp. Nếu trầm cảm và stress kéo dài chắc chắn sẽ khiến chức năng não bộ suy giảm và đưa đến trí nhớ sa sút dần;
  • Rối loạn giấc ngủ: Chất lượng giấc ngủ có vai trò quan trọng với sức khỏe vì ngủ là thời gian nghỉ ngơi để cơ thể tái tạo năng lượng và đào thải độc tố, đồng thời các sóng não sẽ được tạo ra khi ngủ để lưu trữ thông tin ở vỏ não trước trán và chuyển thành trí nhớ. Tình trạng mất ngủ hay ngủ không đủ giấc kéo dài sẽ khiến các luồng thông tin về vỏ não trước trán bị đình trệ, từ đó đưa đến chứng mất trí nhớ ngắn hạn hoặc mau quên. Theo bác sĩ, mỗi người phải ngủ ít nhất 7-8 tiếng một ngày, đi kèm với đó là chất lượng phải được đảm bảo để khi thức dậy không bị mệt mỏi. Một yếu tố quan trọng để ngủ ngon là phải loại bỏ những ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài;
nguyên nhân suy giảm trí nhớ ở người trẻ
Một trong những nguyên nhân suy giảm trí nhớ ở người trẻ phổ biến là tác động tiêu cực của các gốc tự do
  • Quá tải công việc: Khi phải cùng lúc làm quá nhiều việc thì não rất dễ bị quá tải và đây là một trong những nguyên nhân suy giảm trí nhớ ở người trẻ. Nguyên nhân này hoàn toàn có thể dự phòng được, do đó các chuyên gia khuyến cáo tốt nhất là bạn nên tập trung làm tốt một việc ở một thời điểm cụ thể và nên có kế hoạch để sắp xếp công việc hợp lý nhằm tránh phải giải quyết nhiều vấn đề cùng một lúc, thông qua đó sẽ giúp hạn chế được nguy có suy giảm trí nhớ ở thanh niên và người trẻ tuổi;
  • Dinh dưỡng không đầy đủ: Nguyên nhân suy giảm trí nhớ ở người trẻ được đề cập tiếp theo liên quan đến yếu tố dinh dưỡng. Theo bác sĩ, dinh dưỡng là một phần không thể thiếu của một bộ não khỏe mạnh hoặc một số vấn đề, như thiếu máu thiếu sắt, góp phần gây mệt mỏi, chóng mặt và gây suy giảm trí nhớ. Một số vitamin và khoáng chất, nhất là các loại vitamin nhóm B (như B1 và B12), khi thiếu hụt sẽ gây tác động tiêu cực đến trí nhớ. Theo bác sĩ, vitamin B1 tham gia sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh, do đó có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, trí nhớ và suy nghĩ của con người. Khi vitamin B bị thiếu hụt sẽ đưa đến hội chứng Wernicke-Korsakoff và gây mất trí nhớ ngắn hạn hoặc dài hạn.
nguyên nhân suy giảm trí nhớ ở người trẻ
Khi phải cùng lúc làm quá nhiều việc thì não não rất dễ bị quá tải và đây là một trong những nguyên nhân suy giảm trí nhớ ở người trẻ

2. Ngăn chặn suy giảm trí nhớ ở thanh niên trẻ tuổi thế nào?

Theo bác sĩ, hầu hết các nguyên nhân suy giảm trí nhớ mất tập trung ở người trẻ đều có thể dự phòng được. Kèm theo đó khi mức độ suy giảm trí nhớ chưa nghiêm trọng thì bệnh nhân cần có biện pháp can thiệp sớm để ngăn ngừa bệnh diễn tiến nặng hơn. 

Theo đó, yếu tố quan trọng hơn hết để ngăn chặn suy giảm trí nhớ ở thanh niên vẫn là thay đổi thói quen lối sống theo hướng lành mạnh hơn, cụ thể như sau:

  • Xây dựng thói quen tập luyện thể dục, thể thao là một giải pháp tốt để thúc đẩy các hệ cơ quan, bao gồm hệ tuần hoàn và hô hấp, nhằm tăng cường cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng thiết cho não bộ, qua đó giúp duy trì chức năng thần kinh bình thường và hạn chế suy giảm trí nhớ;
  • Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây căng thẳng, stress vì đây là nhóm nguyên nhân suy giảm trí nhớ ở người trẻ hàng đầu. Giải pháp được đề ra là thiền hoặc yoga để cải thiện tâm trạng và cải thiện lưu thông tuần hoàn máu trong cơ thể, đặc biệt là máu nuôi não bộ và duy trì hoạt động của hệ thần kinh tốt hơn;
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý, bao gồm hạn chế những loại thực phẩm tiêu cực chứa nhiều carbohydrate và chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, thức uống có ga… Ngược lại cần tăng cường tiêu thụ các nhóm thực phẩm lành mạnh và giàu dinh dưỡng cho não bộ như là các loại cá biển (giàu acid béo omega -3), thực phẩm giàu vitamin nhóm B (như nấm, sữa, ngũ cốc…) hay thực phẩm giàu choline (có trong các loại trứng gia cầm);
  • Tham gia các bài tập rèn luyện ghi nhớ, có thể đơn giản là các trò chơi trí tuệ mỗi 15 – 30 phút mỗi ngày thay vì lãng phí quá nhiều thời gian cho các thiết bị điện tử hay các trang mạng xã hội.
Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Làm sao để dự phòng nguy cơ teo não và suy giảm trí nhớ?

Làm sao để dự phòng nguy cơ teo não và suy giảm trí nhớ?

Vì sao khả năng tập trung kém và suy giảm theo tuổi?

Vì sao khả năng tập trung kém và suy giảm theo tuổi?

Bộ não quá tải: Dấu hiệu và hậu quả nếu kéo dài

Bộ não quá tải: Dấu hiệu và hậu quả nếu kéo dài

Hay thức khuya gây suy giảm trí nhớ không?

Hay thức khuya gây suy giảm trí nhớ không?

Vì sao stress gây suy giảm trí nhớ nghiêm trọng?

Vì sao stress gây suy giảm trí nhớ nghiêm trọng?

13

Bài viết hữu ích?