Zalo

Các lý do khiến cơ thể bạn không có năng lượng

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Cơ thể suy giảm năng lượng có thể khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, không có sức lực và thậm chí kiệt sức. Tình trạng cơ thể có mức năng lượng thấp nếu diễn ra trong thời gian dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh. Vậy đâu là những lý do khiến cơ thể bạn không có năng lượng và cách khắc phục tình trạng này như thế nào?

1. Các lý do khiến cơ thể bạn không có năng lượng?

Nếu bạn đang thường xuyên cảm thấy mệt mỏi thiếu sức sống, thậm chí kiệt sức thì nguyên nhân có thể do tình trạng suy giảm năng lượng trong cơ thể. Một số lý do khiến cơ thể suy giảm năng lượng, bao gồm:

1.1 Thiếu máu

Sự suy giảm năng lượng trong cơ thể do thiếu máu là kết quả của việc thiếu tế bào hồng cầu có nhiệm vụ mang oxy từ phổi đến các mô và tế bào của bạn. 

Nguyên nhân thiếu máu có thể do thiếu sắt hoặc vitamin, mất máu, chảy máu hoặc các bệnh lý mãn tính như viêm khớp dạng thấp, ung thư hoặc suy thận. 

Các triệu chứng của tình trạng mức năng lượng thấp do thiếu máu, bao gồm cảm thấy mệt mỏi hoặc mệt mỏi mọi lúc, cực kỳ suy nhược, khó ngủ, thiếu tập trung, nhịp tim nhanh, đau ngực và đau đầu. Những bài tập thể dục đơn giản như leo cầu thang hoặc đi bộ quãng đường ngắn có thể khiến bạn kiệt sức.

Về phương pháp điều trị, thiếu máu không phải là một căn bệnh mà là triệu chứng cho thấy có điều gì đó bất thường đang diễn ra trong cơ thể bạn cần được giải quyết. Vì vậy, việc điều trị sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản gây thiếu máu. 

cơ thể suy giảm năng lượng
Tình trạng thiếu máu có thể làm suy giảm mức năng lượng trong cơ thể

1.2 Bệnh tuyến giáp

Trong cơ thể, tuyến giáp sản xuất ra những hormone kiểm soát quá trình trao đổi chất của bạn. Khi hormone tuyến giáp không hoạt động bình thường sẽ khiến cơ thể suy giảm năng lượng.

Bệnh cường giáp do thừa hormon tuyến giáp sẽ khiến bạn mỏi và yếu cơ khiến các bài tập như đạp xe hay leo cầu thang trở nên khó khăn. Các triệu chứng khác của bệnh lý cường giáp bao gồm sụt cân không rõ nguyên nhân, lúc nào cũng cảm thấy nóng, nhịp tim tăng, chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn và khát nước nhiều hơn.

Ngược lại, bệnh lý suy giáp do thiếu hụt hormone tuyến giáp sẽ khiến bạn mệt mỏi, không có khả năng tập trung và đau nhức cơ bắp ngay cả khi chỉ hoạt động nhẹ. Các triệu chứng khác bao gồm tăng cân do giữ nước, luôn cảm thấy lạnh, kinh nguyệt ra nhiều và thường xuyên táo bón. 

1.3 Trầm cảm

Trầm cảm là một căn bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến cách chúng ta ngủ, ăn và cảm nhận về bản thân cũng như người khác. Nếu không điều trị, các triệu chứng trầm cảm có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng hoặc thậm chí nhiều năm.

Thông thường, trầm cảm có thể làm cơ thể suy giảm năng lượng, thay đổi cách ngủ, ăn uống, các vấn đề về trí nhớ và sự tập trung cũng như cảm giác tuyệt vọng, vô dụng và tiêu cực.

Không có xét nghiệm máu nào có thể phát hiện bệnh trầm cảm, nhưng bác sĩ có thể xác định được bệnh bằng cách hỏi bạn một loạt câu hỏi. Nếu bạn gặp năm triệu chứng dưới đây trở lên trong hơn hai tuần hoặc nếu chúng ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, hãy đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần. Các triệu chứng của bệnh trầm cảm, bao gồm:

  • Mệt mỏi hoặc mất năng lượng
  • Ngủ quá ít hoặc quá nhiều
  • Tâm trạng buồn bã, lo lắng hoặc trống rỗng dai dẳng
  • Giảm sự thèm ăn và giảm cân
  • Tăng sự thèm ăn và tăng cân
  • Mất hứng thú hoặc niềm vui trong các hoạt động từng yêu thích
  • Bồn chồn hoặc khó chịu
  • Các triệu chứng thể chất dai dẳng không đáp ứng với điều trị như đau đầu, đau mãn tính và rối loạn tiêu hóa.
  • Khó tập trung ghi nhớ hoặc đưa ra quyết định
  • Cảm thấy tội lỗi, vô vọng hoặc vô giá trị
  • Ý nghĩ về cái chết hoặc tự tử

Về phương pháp điều trị, hầu hết những người đang vật lộn với chứng trầm cảm đều có thể kiểm soát bệnh thông qua sự kết hợp giữa liệu pháp tâm lý và dùng thuốc.

1.4 Mệt mỏi mãn tính

Người bệnh mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính thường cảm thấy quá mệt mỏi để tiếp tục các hoạt động bình thường và dễ kiệt sức khi gắng sức. Các dấu hiệu khác bao gồm nhức đầu, đau cơ và khớp, suy nhược, nổi hạch và không có khả năng tập trung.

1.5 Thiếu vitamin B12

Cung cấp đủ vitamin B12 cho cơ thể rất quan trọng đối với sức khỏe não bộ, hệ thống miễn dịch và sự trao đổi chất.

Một số loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường, ợ chua và rối loạn tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh Crohn cản trở khả năng hấp thụ B12 của cơ thể bạn.

Cơ thể mệt mỏi không có năng lượng là một trong những dấu hiệu đầu tiên của tình trạng thiếu vitamin B12. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cảm thấy ngứa ran ở tay chân, mất trí nhớ, chóng mặt, lo lắng và các vấn đề về thị lực.

Nếu bác sĩ cho rằng bạn có lượng vitamin B12 trong máu thấp, bạn sẽ được xét nghiệm máu đơn giản. Tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm máu của bạn, bác sĩ có thể đề nghị bổ sung thêm nguồn B12 trong chế độ ăn uống vào kế hoạch ăn uống của bạn hoặc bổ sung trực tiếp vitamin B12.

1.6 Ngồi quá nhiều

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ngồi trong thời gian dài không chỉ có hại cho sức khỏe của bạn mà còn là một cách tiêu diệt năng lượng của cơ thể. 

Đứng lên và di chuyển trong vài phút sẽ giúp máu lưu thông khắp cơ thể và tăng lượng oxy trong máu, nhiều oxy hơn đến não giúp cải thiện sự tỉnh táo, tâm trạng và trí nhớ.

1.7 Uống quá nhiều caffeine

Caffeine là một chất kích thích được cho là cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nhưng khi bạn uống quá nhiều caffeine sẽ dẫn đến suy giảm năng lượng trong cơ thể. Kết quả là bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, cáu kỉnh và khó tập trung.

Bên cạnh đó, những tách cà phê vào buổi chiều muộn có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi vào ngày hôm sau. Vì vậy, bạn nên cân nhắc chuyển sang uống nước lọc hoặc trà thảo dược vào buổi chiều nhằm đảm bảo chất lượng giấc ngủ vào buổi tối. 

1.8 Mất nước

Nhiều nghiên cứu đã cho chúng ta biết được tầm quan trọng của việc uống đủ nước và ngay cả tình trạng mất nước nhẹ cũng có thể có tác động xấu đến mức năng lượng, tâm trạng và sự tập trung của bạn.

Hãy đặt mục tiêu uống ít nhất một ly nước mỗi giờ khi ngồi ở bàn làm việc và cung cấp nhiều nước hơn cho cơ thể nếu bạn đang hoạt động vất vả hoặc làm việc ngoài trời.

1.9 Tinh thần căng thẳng

Tình trạng căng thẳng kéo dài có thể góp phần làm suy giảm năng lượng trong cơ thể khiến bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi. 

Các nhà khoa học cho biết căng thẳng có thể là nguyên nhân tiêu hao năng lượng lớn nhất. Bạn có thể ăn uống tốt, tập thể dục và đi ngủ sớm mỗi tối, nhưng nếu bạn bị căng thẳng kinh niên, những điều đó sẽ không giúp ích được gì nhiều. 

Vì vậy, bạn nên dành 15 phút nghỉ ngơi mỗi ngày để thư giãn, suy ngẫm, đi bộ, đọc sách, viết nhật ký hoặc thiền định một thời gian ngắn nhằm giảm bớt những căng thẳng trong cuộc sống.

1.10 Ăn quá nhiều đường

Khi bạn tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, bánh mì trắng, gạo, khoai tây chiên hoặc ngũ cốc sẽ khiến lượng đường trong máu tăng nhanh hơn. Điều này có thể dẫn đến cảm giác tràn đầy năng lượng và tỉnh táo ngay sau khi tiêu thụ. Tuy nhiên, cảm giác tràn đầy năng lượng này không kéo dài lâu vì lượng đường trong máu sẽ giảm nhanh chóng khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và cáu kỉnh. Vì vậy, bạn cần cân bằng bữa ăn của bạn với carbohydrate giàu chất xơ, protein nạc và chất béo lành mạnh nhằm ổn định mức năng lượng trong cơ thể.

2. Làm thế nào khi cơ thể không có năng lượng?

Mức năng lượng thấp sẽ khiến bạn luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi và kiệt sức. Vậy làm thế nào khi cơ thể không có năng lượng?

2.1 Chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học

Tăng cường mức năng lượng của bạn bằng axit béo và protein từ thịt nạc như thịt gà, cá béo và các loại hạt. Mặc dù ăn một lượng lớn có thể cung cấp cho cơ thể bạn nhiều nguyên liệu hơn để cung cấp năng lượng cho cơ thể, nhưng nó cũng làm tăng nguy cơ tăng cân, điều này có thể làm giảm mức năng lượng. 

Tiến sĩ Komaroff cho biết: “Cân nặng dư thừa có nghĩa là cơ thể bạn phải làm việc nhiều hơn để di chuyển, do đó bạn sử dụng nhiều năng lượng hơn”. Theo Tiến sĩ Komaroff, tốt hơn nên ăn nhiều bữa nhỏ và đồ ăn nhẹ vài giờ một lần thay vì ăn ba bữa lớn mỗi ngày. Những bữa ăn lớn khiến nồng độ insulin tăng đột biến, sau đó làm giảm lượng đường trong máu của bạn nhanh chóng, gây ra cảm giác mệt mỏi.

cơ thể suy giảm năng lượng
Chế độ ăn uống lành mạnh giúp cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể

2.2 Uống đủ nước

Nếu cơ thể bạn thiếu nước, một trong những dấu hiệu đầu tiên là cảm giác mệt mỏi. Mặc dù nhu cầu của mỗi cá nhân là khác nhau nhưng Viện Y học khuyến cáo nam giới nên uống khoảng 15 cốc (3,7 lít) nước mỗi ngày và phụ nữ là khoảng 12 cốc (2,7 lít). Bên cạnh nước và đồ uống như cà phê, trà bạn cũng có thể bổ sung nước cho cơ thể từ các loại trái cây và rau quả chứa tới 90% nước, chẳng hạn như dưa chuột, bí xanh, bí, dâu tây, trái cây họ cam quýt và dưa.

2.3 Ngủ đủ giấc

Nghiên cứu cho thấy giấc ngủ lành mạnh có thể làm tăng mức năng lượng cho cơ thể. Năng lượng tăng cao trong những giờ đầu tiên của giấc ngủ, đặc biệt là ở các vùng não quan trọng hoạt động trong giờ thức.

2.4 Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục có thể tăng mức năng lượng bằng cách tăng cường các chất dẫn truyền thần kinh thúc đẩy năng lượng trong não, chẳng hạn như dopamine, norepinephrine và serotonin, đó là lý do tại sao bạn cảm thấy rất sảng khoái sau khi tập luyện. Tập thể dục cũng làm cho cơ bắp khỏe hơn và hoạt động hiệu quả hơn, do đó chúng cần ít năng lượng hơn. 

Việc bạn tập loại bài tập nào thực sự không quan trọng, nhưng tính nhất quán là điều quan trọng. Một số nghiên cứu cho thấy rằng chỉ cần 20 phút hoạt động aerobic ở mức độ thấp đến trung bình, ba ngày một tuần, có thể giúp những người ít vận động cảm thấy tràn đầy sinh lực hơn.

2.5 Liệu pháp tái tạo năng lượng

Liệu pháp tái tạo năng lượng giúp bổ sung các vi hoạt chất qua đường tĩnh mạch, cung cấp toàn diện axit amin, vitamin, chất điện giải, chất chống oxy hóa và thúc đẩy glutathione nhằm cải thiện sức khỏe cho toàn bộ cơ thể. Liệu pháp tái tạo năng lượng là giải pháp tăng cường sức khỏe tổng thể từ cấp độ tế bào phù hợp với những người có mức năng lượng thấp, cơ thể suy nhược, mất ngủ kéo dài, căng thẳng và rối loạn lo âu.

Liệu pháp tái tạo năng lượng giúp chúng ta tăng cường năng lượng nhanh chóng và chống lại sự mệt mỏi. Điều này sẽ giúp trẻ hóa não bộ, tinh thần minh mẫn và tăng cường khả năng miễn dịch chủ động của cơ thể. 

3. Các tác động của tình trạng năng lượng thấp lên cơ thể

Mức năng lượng thấp có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của chúng ta. Một số tác động của tình trạng suy giảm năng lượng trong cơ thể, bao gồm:

3.1 Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất

Cơ thể suy giảm năng lượng sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe thể chất của người bệnh. Người bệnh luôn trong trạng thái cảm thấy cơ thể mệt mỏi, mất hết sức lực nhất là sau khi vận động.

Nhiều trường hợp người bệnh có thể cảm thấy khó thở và thậm chí ngất xỉu trong khi vận động và làm việc. Sức khỏe suy giảm sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh và góp phần làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.

3.2 Ảnh hưởng đến hệ thần kinh

Cơ thể suy giảm năng lượng có thể khiến người bệnh gặp phải tình trạng suy giảm trí nhớ và mất tập trung. Điều này khiến cho quá trình học tập và làm việc của người bệnh trở nên kém hiệu quả hơn.

3.3 Ảnh hưởng đến tinh thần

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà tình trạng suy giảm năng lượng trong cơ thể còn ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của người bệnh. Người bệnh có thể dễ bị kích động, cáu giận vô cớ và không kiểm soát được cảm xúc. 

Tóm lại tình trạng cơ thể suy giảm năng lượng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của người bệnh. Vì vậy, để khắc phục tình trạng mức năng lượng thấp bạn cần có chế độ ăn uống lành mạnh, uống đủ nước, tránh căng thẳng và kết hợp với liệu pháp tái tạo năng lượng để đạt hiệu quả tốt nhất.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Chu Yến Nhi xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Có cách chữa bệnh mệt mỏi trong người triệt để không?

Có cách chữa bệnh mệt mỏi trong người triệt để không?

Vì sao mất ngủ kéo dài gây suy giảm trí nhớ?

Vì sao mất ngủ kéo dài gây suy giảm trí nhớ?

Cách nào phòng ngừa lão hóa não bộ?

Cách nào phòng ngừa lão hóa não bộ?

Các dấu hiệu nhận biết suy giảm trí nhớ

Các dấu hiệu nhận biết suy giảm trí nhớ

Não bộ đa nhiệm như thế nào và vì sao khả năng đa nhiệm suy giảm theo thời gian?

Não bộ đa nhiệm như thế nào và vì sao khả năng đa nhiệm suy giảm theo thời gian?

110

Bài viết hữu ích?